Bị Nứt Kẽ Hậu Môn Nên Ăn Gì và Kiêng Ăn Gì Để Cải Thiện?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì? Người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột, đồng thời kiêng các món khó tiêu gây táo bón ảnh hưởng đến tình trạng tổn thương hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý ngày càng phổ biến hiên nay, xảy ra khi niêm mạc ống hậu môn bị nứt rách. Tình trạng này khiến vùng hậu môn có cảm giác đau rát khó chịu, khi đi đại tiện bị chảy máu. Cơn đau từ âm ỉ có thể dữ dội khi tình trạng tổn thương ngày càng nghiêm trọng.
Người bệnh nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy vùng kín, hậu môn có biểu hiện bất thường như sau:
- Hậu môn có vết trầy xước, vết rách nhìn thấy được.
- Khi đi đại tiện bị đau rát, kèm theo máu dính vào trong giấy vệ sinh, lẫn vào trong phân.
- Hậu môn tiết nhiều chất dịch, có mùi hôi khó chịu.
- Ngứa vùng da xung quanh hậu môn do khu vực này thường xuyên bị ẩm ướt.
Nứt kẽ hậu môn nhẹ có thể cải thiện sau vài tuần chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên trường hợp bệnh nặng có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng nứt rách hậu môn có thể là dấu hiệu của bệnh lý khác, do đó bạn nên thận trọng theo dõi và điều trị sớm.
Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, việc chăm sóc hậu môn, bổ sung thực phẩm phù hợp cho cơ thể tại nhà cũng là cách giúp đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng góp phần không nhỏ giúp cơ thể phục hồi hiệu quả hơn.
Vậy, người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì giúp bệnh nhanh chóng cải thiện, vừa tốt cho sức khỏe? Người bệnh nên thận trọng, lựa chọn các thực phẩm phù hợp và ưu tiên chế biến các món đơn giản, dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho hậu môn khi đi đại tiện. Dưới đây là các thực phẩm người bệnh cần bổ sung:
Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ
Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn giúp bạn phòng bệnh táo bón, giảm áp lực đại trực tràng, hậu môn khi đi vệ sinh. Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, tạo điều kiện cho chất thải đào thải ra ngoài trơn tru hơn, hạn chế ảnh hưởng đến vết nứt, giúp tình trạng nứt rách sớm được cải thiện.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chứa chất xơ. Bên cạnh các loại rau, bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất này chẳng hạn lê, táo, bơ, dâu tây,… Ngoài ra chúng đồng thời còn cung cấp vitamin cho cơ thể, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tổng thể.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ thích hợp cho người mắc chứng nứt kẽ hậu môn như:
- Lê:
Loại quả thanh mát chứa hàm lượng chất xơ gồi dào. Theo đó, trong khoảng 100g lê có chứa đến 3,1g chất xơ hòa tan, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Dâu tây:
Chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, đồng thời còn chứa nhiều vitamin C, mangan, chất chống oxy hóa cho cơ thể. Ăn với lượng phù hợp giúp cơ thể chống lại tác nhân gây hại của các gốc tự do, giảm tổn thương ở hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bơ:
Loại quả thơm ngon, chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, bên cạnh đó bơ còn chứa nguồn chất béo lành mạnh, nhiều vitamin C, E, cùng các khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp làm mềm phân ngăn ngừa táo bón. Từ đó tình trạng nứt kẽ hậu môn có điều kiện phục hồi đáng kể
- Táo:
Trong quả táo có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Ngoài ra, loại quả này còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất phong phú, tốt cho sức khỏe. Ăn táo mỗi ngày giúp bạn cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.
- Cà rốt:
Loại củ này chứa nhiều vitamin như A, B6, cùng với các khoáng chất dồi dào, nhiều chất chống oxy hóa giúp chuyển hóa vitamin A trong cơ thể. Bổ sung cà rốt vào khẩu phần ăn giúp cải thiện sức khỏe, phòng nguy cơ nứt hậu môn nghiêm trọng hơn.
- Củ cải đường:
Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, củ cải đường còn chứa nhiều các chất quan trọng khác. Có thể kể đến như folate, sắt, đồng, kali,… Chúng có tác dụng hỗ trợ làm dịu tổn thương ở hậu môn, chống táo bón.
- Khoai lang:
Người bị nứt kẽ hậu môn có thể do bệnh trĩ, táo bón gây ra. Lúc này, người bệnh cần bổ sung chất xơ để giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Bổ sung khoai lang vào khẩu phần ăn giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Bông cải xanh:
Đây là thực phẩm bổ dưỡng không thể không nhắc đến khi cơ thể gặp vấn đề. Trong bông cải xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và đặt biệt là chất chống oxy hóa giúp làm mềm phân dễ dàng tống chúng ra ngoài mà không ảnh hưởng đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.
Chất xơ được bổ sung đầy đủ, đúng cách giúp người bệnh cải thiện sức khỏe hiệu quả. Tránh tình trạng ăn quá nhiều, lạm dụng các thực phẩm chứa chất xơ có thể gây các phản ứng phản tác dụng, bạn đọc cần lưu ý
Bổ sung thực phẩm có tính nhuận tràng
Người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì? Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng giúp cho việc đại tiện thuận lợi hơn, làm phân mềm, tránh khô cứng ảnh hưởng đến vết thương đang tồn tại ở hậu môn. Các thực phẩm nhuận tràng có tác dụng giúp nhu động ruột hoạt động ổn định, chống táo bón và giảm nguy cơ làm tình trạng nứt kẽ hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyến khích bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên nên nhớ ăn với lượng phù hợp, cân bằng để tránh gây ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa của đường ruột. Điểm qua một số loại thực phẩm giúp nhuận tàng như:
- Trái cây nhiều nước, quả mọng: Chẳng hạn như quả dâu, việt quất, mâm xôi, nho,… chứa hàm lượng nước dồi dào, đồng thời còn nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Ăn những loại quả này giúp tăng lượng phân, giảm táo bón.
- Các loại hạt: Hạt chia, hạt lanh,… là các loại hạt có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chúng chứa nhiều chất xơ, vitamin, protein, chất béo tốt cho cơ thể. Bổ sung hạt phù hợp giúp nhuận tràng, tránh táo bón đồng thời còn hạn chế tình trạng tiêu chảy, tốt cho hệ tiêu hóa.
- Các loại đậu: Bên cạnh bổ sung các loại hạt kể trên, người bệnh nên ăn một số loại đậu giúp chống táo bón như đậu xanh, đậu đen, đậu phộng,… Chúng chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp quá trình đào thải phân ra ngoài thuận tiện hơn.
Bổ sung các thực phẩm có tính nhuận tràng phù hợp, cân đối giúp hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động dần ổn định, ngăn nguy cơ táo bón, phân cứng làm nứt rách hậu môn trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị nứt kẽ hậu môn nên gì gì? Ăn các loại rau xanh
Ăn nhiều rau xanh giúp người bệnh táo bón cải thiện triệu chứng khó chịu, đồng thời thực phẩm này còn tốt cho người đang bị nứt kẽ hậu môn. Bởi chúng chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp làm mềm phân, thuận lợi cho việc đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể theo đường hậu môn.
Không những thế, trong rau xanh còn chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin, khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, rau xanh còn cung cấp và ổn định hệ thống vi sinh vật trong đường ruột, tăng cường lợi khuẩn giúp hoạt động tiêu hóa trơn tru hơn.
Chính vì thế, khi nhắc đến vấn đề người bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì cho bệnh mau khỏi, bạn không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này. Rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Bạn nên lựa chọn loại rau phù hợp, ăn với lượng cân đối với các nhóm thực phẩm đa dạng khác để cơ thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất, không quá dư thừa nhóm chất nào.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Người bị nứt kẻ hậu môn thường đi đại tiện ra máu, nếu tình trạng này kéo dài có nguy cơ khiến cơ thể bị thiếu máu, gây chóng mặt, choáng váng. Do đó, trong quá trình điều trị người bệnh nên thêm vào khẩu phần ăn nhóm thực phẩm chứa chất sắt để góp phần tạo máu cho cơ thể.
Các thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, các loại hạt, rau, ngũ cốc,… đều có chứa hàm lượng sắt nhất định. Bổ sung kết hợp vitamin C trong chế độ ăn uống giúp việc hấp thụ chất sắt hiệu quả hơn. Ăn hoa quả mọng nước, trái cây tươi chứa nhiều vitamin cho cơ thể, nhất là vitamin C.
Lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều nước
Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước giúp bù lượng nước bị mất đi trong cơ thể, đồng thời làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón làm ảnh hưởng đến vết thương ở hậu môn. Nước có trong các loại quả mọng, rau củ quả,…
Trên đây là các nhóm thực phẩm người bệnh nên ăn trong quá trình điều trị nứt kẽ hậu môn giúp vết thương nhanh lành, phòng tránh các tác động ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tuy nhiên bạn nên cân đối dinh dưỡng, không ăn quá nhiều một nhóm chất khiến cơ thể bị dư thừa quá mức, tăng khả năng phát sinh phản ứng phụ gây hại sức khỏe.
Kiêng ăn gì khi bị nứt kẽ hậu môn tránh biến chứng?
Bên cạnh thắc mắc: “Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?”, người bệnh còn quan tâm đến thực phẩm, thức uống nên kiêng để tránh làm tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, dưới đây là các nhóm thực phẩm không tốt cho hoạt động tiêu hóa, dễ ảnh hưởng đến vết thương, bạn đọc cần tránh dùng:
Kiêng ăn thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa
Chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa khiến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, nếu thường xuyên ăn đồ nóng, ăn ớt cay sẽ khiến cho phân cứng, táo bón, gây đau rát hậu môn dữ dội hơn.
Đặc biệt, nếu ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dạ dày có thể bị tác động gây viêm loét. Hoạt động tiêu hóa lúc này bị trì trệ, người bệnh không chỉ bị đau rát hậu môn dữ dội mà còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác ở vùng bụng khi thức ăn tiêu hóa chậm chạp.
Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên thay đổi thói quen ăn uống, giảm ăn ớt, tiêu, sa tế,… những loại thực phẩm cay nóng để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị nứt kẽ hậu môn. Ngoài ra, việc hạn chế ăn cay còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, tránh các vấn đề viêm loét ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Bên cạnh thực phẩm cay nóng, người bị nứt kẽ hậu môn nên kiêng ăn nhiều dầu mỡ. Đồ ăn chiên rán nhiều dầu dễ gây khó tiêu, táo bón, ảnh hưởng đến vết thương ở hậu môn, đồng thời không tốt cho sức khỏe tổng thể. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Nếu cần sử dụng dầu chế biến món ăn, hãy giảm lượng dầu lại và thay thế dầu động vật thành các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu oliu, dầu dừa, dầu đậu nành,… Việc thay đổi thói quen này sẽ giúp bạn sớm cải thiện hệ tiêu hóa, ổn định hoạt động của nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón gây cứng phân làm nứt kẽ hậu môn.
Bị nứt kẽ hậu môn nên kiêng quan quá mặn
Kiêng ăn những món quá mặn để tránh gây mất nước cho cơ thể, khiến phân trở nên cứng khô khó đại tiện. Việc cọ xát với khối phân cứng, lớn sẽ khiến cho vết thương ở hậu môn không phục hồi, tăng nguy cơ nhiễm trùng phát sinh biến chứng nguy hại khác.
Do đó, người bệnh nên giảm ăn mặn. Không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa, điều chỉnh thói quen này còn giúp bạn ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, xương khớp,… Chế biến món ăn đơn giản như hấp, luộc, súp, nêm nếm gia vị vừa phải để bảo vệ an toàn sức khỏe.
Tránh các thức uống chứa cồn, chất kích thích
Ngoài loại bỏ các nhóm thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa, người bệnh nên kiêng cả các nhóm thức uống có nguy cơ kích thích, làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Cụ thể là nhóm thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, nước uống có gas, cà phê,…
Trên đây là những thông tin liên quan đến thắc mắc: “Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì để bệnh sớm cải thiện?”. Bạn đọc có thể tham khảo và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, khoa học hơn. Việc ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện bệnh tiêu hóa mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị nứt kẽ hậu môn
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiêu hóa, chẳng hạn như tình trạng nứt kẽ hậu môn. Việc ăn uống đều độ, khoa học giúp hoạt động đường ruột trơn tru, tống phân ra ngoài thuận lợi tránh ảnh hưởng đến tổn thương ở hậu môn. Một số lưu ý dành cho bạn đọc về chế độ dinh dưỡng cho người mắc chứng bệnh này như sau:
- Lựa chọn thực phẩm sạch, không nhiễm phân thuốc độc hại, nên ngâm rửa cẩn thận trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ăn chín, uống sôi bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa, người bệnh nên kiêng ăn các món tái sống. Thay vào đó, tốt nhất bạn nên chế biến chín để đảm bảo hại khuẩn không tấn công, gây hại cho đường ruột hoặc làm viêm nhiễm vết nứt ở hậu môn.
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Không ăn quá no trong một bữa ăn khiến hoạt động tiêu hóa quá tải, tạo sức ép cho đường ruột làm ảnh hưởng đến tình trạng nứt kẽ hậu môn.
- Cân bằng dinh dưỡng, không nên tập trung ăn một nhóm chất nhất định. Cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống ổn định. Do đó, bạn nên bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, có chọn lọc.
- Kết hợp ăn uống và tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên sau khi vừa mới ăn no, bạn không nên tập luyện ngay, cần nghỉ ngơi 1 – 2 tiếng để hệ tiêu hóa hoạt động sau đó mới vận động thể dục nhẹ nhàng.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để có thể xây dựng thực đơn phù hợp với thể trạng, giúp sức khỏe sớm phục hồi.
“Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và kiêng gì?”, hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp góp phần quan trọng, giúp việc điều trị bệnh diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn. Do đó, bạn đọc nên lựa chọn thực phẩm và xây dựng thực đơn lành mạnh giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!