Bị Nấm Candida Có Gây Vô Sinh Không? Cách trị tránh vô sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bị nấm Candida có gây vô sinh không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi nhiễm nấm Candida âm đạo là bệnh lý thường gặp, nhất là nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý có gây vô sinh không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Bị nấm Candida có gây vô sinh không? Giải đáp
Nấm âm đạo là một trong những loại nấm men tồn tại trên cơ thể người như da, miệng, đường tiêu hóa và bộ phận sinh dục. Thông thường, loại nấm men này không gây bất lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm Candida có thể phát triển mạnh và gây ra các vấn đề sức khỏe.
Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện trên cơ thể, nấm Candida có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như nấm thực quản, nấm miệng, suy giảm chức năng gan, nhiễm trùng máu,… Đặc biệt, vi nấm tấn công cơ quan sinh dục có thể tác động trực tiếp đến đời sống tình dục của người bệnh. Ngoài ra, chị em còn dễ bị tấn công bởi các bệnh lý nguy hiểm khác, nhất là các bệnh xã hội nếu không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Về vấn đề “Bị nấm Candida có gây vô sinh không?”. Theo các chuyên gia, bệnh lý có gây vô sinh không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, chủ yếu phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm, tình trạng bệnh, khả năng lây lan. Đối với người bị nhiễm nấm âm đạo ở mức độ nhẹ thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể mang thai bình thường sau khi bệnh lý được kiểm soát.
Tuy nhiên, trường hợp nhiễm nấm Candida ở mức độ nặng nhưng lại có nhu cầu sinh nở thường gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, bệnh khiến khí hư ra nhiều bất thường, cản trở quá trình tinh trùng gặp trứng, thay đổi môi trường âm đạo, tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nặng phần nào làm giảm chất lượng tinh trùng cũng như khả năng thụ thai.
Hơn nữa, tình trạng viêm nhiễm do nấm Candida gây ra còn có khả năng lây lan, dẫn đến viêm nhiễm các bộ phận khác như vòi trứng, cổ tử cung, tử cung,… Từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới và làm giảm tỷ lệ mang thai.
Có thể nhận thấy, bệnh lý ở giai đoạn cấp hoặc mãn tính đều có thể tác động đến chức năng sinh sản của nữ giới. Do đó, chị em cần chủ động trong việc thăm khám, kiểm soát các triệu chứng bệnh lý sớm để tránh phát sinh các biến chứng nặng nề.
Các phương pháp điều trị nấm Candida âm đạo
Như đã đề cập, nhiễm nấm Candida có thể làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ triệu chứng, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị nấm Candida để phòng ngừa vô sinh ở nữ giới:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp thường được chỉ định trong điều trị nhiễm nấm Candida âm đạo. Các loại thuốc có tác dụng kháng nấm, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và khắc phục các biểu hiện lâm sàng. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, độ tuổi và khả năng đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý, bao gồm:
- Thuốc uống và đặt âm đạo: Các loại thuốc đặt hoặc dùng ở đường uống thường được chỉ định phổ biến trong điều trị nấm âm đạo. Thuốc có tác dụng cải thiện các biểu hiện lâm sàng nhanh chóng, ức chế hoạt tiêu trừ vi nấm gây bệnh. Người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng và tần suất dùng thuốc để đạt được kết quả tốt nhất, tránh phát sinh rủi ro.
- Thuốc chống nấm: Người bệnh có thể dùng thuốc chống nấm toàn thân hoặc tại vị trí bị nấm. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn. Bởi việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, buồn nôn, táo bón, chóng mặt,…
2. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh
Theo quan niệm Đông y, bệnh nấm Candida khởi phát do nóng trong kết hợp với sự tổn thương gan, thận, khí huyết, thận. Để khắc phục chứng bệnh này, Đông y tập trung vào điều hòa khí huyết, dưỡng can thận, bổ sung tỳ vị.
Không chỉ cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, việc áp dụng bài thuốc phù hợp có thể tác động đến căn nguyên, tăng cường sức khỏe và hạn chế bệnh tái phát. Một số bài thuốc Đông y thường được áp dụng trong điều trị nấm Candida, bao gồm:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị mẫu lệ, đan sâm mỗi vị 15g, quế chi, bạch linh, xích thược mỗi vị 12g, ngưu tất, đan bì, đào nhân mỗi vị 9g. Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
- Bài thuốc 2: Dùng phục linh, đương quy, trinh nữ, ích mẫu, tam thất, cam thảo, bạch thược, sài hồ, bồ công anh mỗi vị 9g. Các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm cùng với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm hoàn toàn.
Thực tế, các bài thuốc Đông y thường phát huy công dụng chậm nên cần kiêng trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh cần đến phòng khám Đông y để được bắt mạch, chẩn đoán và hướng dẫn bài thuốc phù hợp.
3. Áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để cải thiện các triệu chứng do nấm Candida gây ra. Ưu điểm của biện pháp này là có độ an toàn cao, lành tính, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và dễ thực hiện.
Dưới đây là một số thảo dược tự nhiên tự nhiên thường được tận dụng trong điều trị bệnh lý:
- Nha đam: Trong nha đam có chứa nhiều vitamin, enzyme,… giúp tăng cường miễn dịch, sát khuẩn, cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, việc áp dụng mẹo chữa từ nha đam đúng cách còn làm giảm khô ráp âm đạo khi bị nhiễm nấm. Để thực hiện cách chữa này, cần chuẩn bị nha đam, mật ong, muối. Nha đam sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì cho vào máy xay cùng với mật ong và muối. Chia hỗn hợp này thành 3 lần và uống hết trong ngày.
- Lá trầu không: Lá trầu không là một trong những thảo dược thường được dùng trong các bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa nhờ vào đặc tính sát khuẩn, chống viêm. Để làm giảm các triệu chứng do nấm âm đạo gây ra, cần chuẩn bị 5 – 6 lá trầu không, ngâm rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Dùng nước này để xông và ngâm rửa vùng kín. Áp dụng mẹo chữa này từ 3 – 4 tuần/ tuần đến khi khỏi bệnh.
- Tận dụng tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất có tác dụng ức chế nấm Candida phát triển quá mức. Do đó, việc tận dụng tỏi chữa nấm Candida âm đạo được nhiều chị em áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bạn có thể chế biến và dùng một số món ăn từ tỏi để hỗ trợ điều trị bệnh.
Thực tế nhận thấy, chữa viêm nhiễm phụ khoa nói chung và nấm âm đạo nói riêng bằng các mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng, cần can thiệp điều trị y tế để đạt được kết quả tốt nhất.
Phòng ngừa nhiễm nấm Candida tại nhà bằng cách nào?
Có thể nhận thấy, nhiễm nấm Candida âm đạo có thể gây vô sinh nếu không được kiểm soát kịp thời. Bệnh lý có thể tái đi tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó sau điều trị, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Cụ thể:
- Tránh dùng các sản phẩm phụ khoa gây kích ứng, dị ứng như dung dịch vệ sinh phụ nữ chứa hương liệu, độ pH cao, tampon, nước hoa vùng kín, phấn thơm,…
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Theo đó, chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài, tránh thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Tránh lạm dụng nước rửa phụ khoa, đặc biệt là các loại dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh. Người bệnh có thể tham khảo các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trị nấm Candida.
- Trong thời gian hành kinh, nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 lần/ ngày để ngăn ngừa vi nấm phát triển quá mức và gây viêm nhiễm.
- Ưu tiên các loại quần lót thoáng mát, thấm hút tốt và vừa ăn, tránh mặc quần lót bó sát. Giặt quần áo thường xuyên và phơi ở nơi có ánh nắng để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn.
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 2 lần/ năm để sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin vào chế độ dinh dưỡng như sữa chua, trái cây tươi, rau xanh,… Bên cạnh đó, hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường, chất lên men, chất kích thích,…
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị nấm Candida có gây vô sinh không?” và một số vấn đề liên quan. Có thể nhận thấy, bệnh lý không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn có thể làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!