Bệnh Viêm Da Tiết Bã Có Lây Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu phổ biến ở cả người lớn và trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi. Những triệu chứng của bệnh chủ yếu ở ngoài da và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại gây nhiều sự khó chịu, ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Vậy bệnh viêm da tiết bã có lây không?

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
Bệnh viêm da tiết bã có lây không?

Sơ nét về bệnh viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu là tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh kết hợp với các tác nhân gây dị ứng, nấm men Malassezia tạo ra phản ứng viêm da. Bệnh lý này đặc trưng với một số triệu chứng như da ửng đỏ, bong tróc vảy, nhờn dính và gây ngứa rát trên da. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng trong đó phổ biến nhất là da đầu, cánh mũi, hai bên má…

  • Viêm da tiết bã ở trẻ em: Bệnh viêm da tiết bã nhờn xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 0 –  3 tháng tuổi. Đặc trưng triệu chứng ở trẻ là sự xuất hiện của những mảng da dày, ẩm dính, chúng bám chặt vào da đầu, khó bong tróc và có xu hướng lan rộng ra toàn bộ da đầu của trẻ. Nếu được chăm sóc đúng cách sẽ thuyên giảm dần, biến mất sau khoảng 6 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ bị nặng và biến chứng sang viêm da toàn thân khó chữa trị.
  • Viêm da tiết bã ở người lớn: Những triệu chứng viêm da tiết bã ở người lớn thường nặng hơn trẻ em như da nhờn dính, bong tróc vảy, đỏ da, có cảm giác ngứa ngáy, châm chích nhẹ… tại các bộ phận như ngực, mặt, da đầu, lưng… hoặc toàn thân. Các chuyên gia nhận định bệnh có liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền khiến cơ địa người bệnh nhạy cảm, suy giảm hệ miễn dịch do vừa phẫu thuật cấy ghép nội tạng, mắc bệnh Parkinson hay nhiễm HIV/AIDS…
Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
Triệu chứng viêm da tiết bã ở người lớn khiến người bệnh khó chịu, tự ti về ngoại hình và ảnh hưởng tâm lý

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến những thương ngày càng lan rộng sang những vùng da bình thường khác, thậm chí là tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, việc phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh ngay từ giai đoạn đầu thường không dễ dàng vì rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý da liễu khác như vảy nến, bệnh á sừng, viêm da cơ địa…

Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên làn da, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp. Việc điều trị chủ yếu dựa trên nguyên tắc kiểm soát triệu chứng lâu dài và phòng ngừa tái phát, vì viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu gần như không thể điều trị khỏi dứt điểm hoàn toàn được.

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?

Từ những thông tin ở trên, có thể thấy cơ chế phát sinh viêm da tiết bã là do sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn cùng với sự xuất hiện của các tác nhân nấm men gây nên các phản ứng về da.

Do đó, bệnh viêm da tiết bã hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc, trò chuyện hay sinh hoạt chung đụng hằng ngày. Vì vậy, không nên xa lánh hay kì thị người bệnh, điều này sẽ khiến họ càng trở nên tự ti, mặc cảm và từ đó bệnh lại càng nặng thêm.

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
Viêm da tiết bã không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác

Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh lại có khả năng lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể của người bệnh thông qua việc cào gãi ngứa gây bội nhiễm, nhiễm trùng da. Vì vậy tốt  nhất người bệnh vẫn phải chủ động thăm khám để được điều trị sớm nhằm giảm thiểu tối đa các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình.

Những phương pháp chữa trị viêm da tiết bã hiệu quả

Viêm da dầu tiết bã rất khó để điều trị tận gốc vì hầu như các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa dễ dị ứng. Nếu gặp điều kiện thuận lợi với các tác nhân dị ứng sẽ làm bệnh bùng phát đột ngột mà không hề có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào.

Do đó, việc điều trị tận gốc viêm da tiết bã gần như là không thể, thay vào đó chỉ có thể điều trị triệu chứng, duy trì hiệu quả điều trị lâu dài và phòng ngừa tái phát.

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp điều trị viêm da tiết bã tùy theo từng trường hợp mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ. Dưới đây là một vài biện pháp cơ bản như:

1. Các mẹo dân gian tại nhà đơn giản

Với những trường hợp phát bệnh viêm da tiết bã giai đoạn đầu với các triệu chứng nhẹ thì người bệnh có thể xử lý ngay tại nhà bằng các mẹo dân gian. Điểm cộng của phương pháp này là an toàn, lành tính, không tốn kém chi phí tuy nhiên hiệu quả lại đến khá chậm và không duy trì được lâu.

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
Massage tinh dầu là mẹo hiệu quả có thể thực hiện tại nhà
  • Dùng lá trầu không: Chuẩn bị khoảng 20 lá trầu không tươi, rửa sạch và xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn và thoa nước cốt lá trầu không lên, massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ tuần sẽ giúp đạt được hiệu quả rõ rệt qua từng ngày.
  • Tinh dầu tràm trà: Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về tinh dầu tràm trà, với một số thành phần dược chất quý có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ loại bỏ các lớp vảy sừng trên bề mặt da, giảm ngứa ngáy và dịu da hiệu quả. Khuyến khích thực hiện massage bằng tinh dầu tràm trà từ 3 – 5 lần/ tuần sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh.
  • Mật ong + dầu dừa: Đây là hỗn hợp có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, làm dịu da, giảm ngứa ngáy và khó chịu trên bề mặt da. Đồng thời, còn có tác dụng hỗ trợ phục hồi tế bào đã tổn thương, tái tạo tế bào mới cho làn da.
  • Chanh + nha đam + mật ong: Sự kết hợp của 3 nguyên liệu này chính là “combo” điều trị viêm da tiết bã hiệu quả. Hằng ngày, người bệnh dùng hỗn hợp này thoa đều lên vùng da bị bệnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Trị viêm da tiết bã bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây chữa viêm da tiết bã là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất vì hiệu quả cao, nhanh chóng và tiện lợi. Tùy vào từng trường hợp cụ thể bệnh nặng hay nhẹ, có nhiễm trùng hay không mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị tại chỗ hoặc toàn thân.

Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
Các loại thuốc dạng kem bôi điều trị tại chỗ được ưu tiên sử dụng khi khởi phát các triệu chứng viêm da tiết bã
  • Nhóm thuốc bôi điều trị tại chỗ: Loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến như Ciclopirox, Ketoconazo, Hydrocortisone hoặc Calcineurin. Hằng ngày, người bệnh sử dụng những loại thuốc này thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để hỗ trợ giảm ngứa ngáy, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và giúp làn da phục hồi nhanh hơn.
  • Nhóm thuốc uống điều trị toàn thân: Với những trường hợp bị viêm da tiết bã nặng, tổn thương lan rộng toàn thân và có dấu hiệu bội nhiễm thì bác sĩ sẽ cân nhắc cho dùng thuốc dạng uống. Những loại thuốc này khi vào trong cơ thể sẽ phát huy công dụng từ bên trong, đem đến hiệu quả lâu dài. 2 loại thuốc được sử dụng phổ biến như thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm với khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm men gây bệnh và ngăn ngừa những tổn thương ngày càng lan rộng trên cơ thể.

3. Chữa viêm da tiết bã bằng các bài thuốc Đông y

Chữa viêm da tiết bã theo Đông y cũng là một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh. Ưu điểm của phương pháp này đó là đem lại hiệu quả dài lâu, an toàn, ít tác dụng phụ nên được đánh giá vượt trội hơn hẳn so với những phương pháp khác.

Các bài thuốc Đông y chủ yếu sử dụng các vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên nên rất lành tính, ít khi gây ra tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài. Những bài thuốc da liễu trong Đông y cũng rất đa dạng, từ thuốc uống cho đến thuốc bôi… Người bệnh nên đến trực tiếp các cơ sở Đông y uy tín để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.

Hướng dẫn phòng ngừa tái phát viêm da tiết bã

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị theo bác sĩ, chuyên gia thì chính bản thân người bệnh cũng có thể tự điều trị bệnh cho mình, chủ động phòng ngừa bệnh tái phát thông qua một số biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt hằng ngày khoa hoc, lành mạnh. Đặc biệt là kiểm soát cơn stress, thư giãn, thoải mái để tránh làm cho các tổn thương trên da càng bị nặng hơn.
  • Vệ sinh và chăm sóc da kỹ lưỡng, tắm rửa bằng nước sạch, sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, làm sạch sâu, bôi kem dưỡng ẩm cho da và dùng kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế tối đa việc dùng tay cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, bội nhiễm da.
  • Trong quá trình điều trị bệnh nên tránh sử dụng hoặc tiếp xúc với các loại hóa chất lên da như nước tẩy rửa, hóa chất diệt khuẩn, thuốc nhuộm tóc, gel xịt tạo kiểu tóc… để tránh việc làm nặng hơn các triệu chứng bệnh.
Bệnh viêm da tiết bã có lây không?
Tắm gội sạch sẽ bằng các sản phẩm dịu nhẹ, làm sạch sâu và không chứa thành phần kích ứng

Tóm lại, viêm da tiết bã là căn bệnh da liễu không quá nguy hiểm, không có khả năng lây nhiễm. Dù không thể điều trị dứt điểm tận gốc nhưng vẫn có thể điều trị khỏi triệu chứng cũng như phòng ngừa tái phát bệnh một cách hiệu quả. Hãy thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...