Viêm Cầu Thận

Viêm cầu thận là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, thường xảy ra ở nam giới. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, dẫn đến suy thận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng.

Viêm cầu thận là gì?

Mỗi quả thận có chứa khoảng 1 triệu cầu thận, đây là những cấu trúc có kích thuốc nhỏ đóng vai trò lọc và đào thải các chất cặn bã trong máu vào trong nước tiểu để bài tiết ra khỏi cơ thể.

Viêm cầu thận là dạng bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra ở cầu thận khiến cho thận dần bị suy thoái, mất đi các chức năng cơ bản như lọc và loại bỏ chất cặn bã, chất lỏng dư thừa qua đường nước tiểu. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, kể cả tính mạng.

Viêm cầu thận kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến suy thận nguy hiểm đến tính mạng

Bệnh khởi phát ban đầu với các triệu chứng đơn giản như viêm da hoặc viêm họng. Sau một thời gian ủ bệnh vi khuẩn tấn công lên thận thông qua cơ chế miễn dịch. Lúc này cơ thể bắt buộc phải sản sinh ra kháng nguyên kết hợp với kháng thể để tạo ra phức hợp miễn dịch để loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, một vài người bị rối loạn hệ miễn dịch, không có khả năng tự loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể này thì chúng sẽ theo các dòng máu di chuyển đến cầu thận. Từ đó gây ra những tổn thương viêm nhiễm nhất định cùng nhiều triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Bệnh viêm cầu thận được chia làm 2 nhóm chính là viêm cầu thận cấp tính (bệnh xảy ra đột ngột) và mạn tính (tiến triển từ từ) với các nguyên nhân, triệu chứng và diễn tiến của bệnh khác nhau.

Nguyên nhân viêm cầu thận

Mỗi dạng viêm cầu thận sẽ có những nguyên nhân gây ra khác nhau. Cụ thể như:

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống; Bệnh viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn; Bệnh u hạt với viêm đa mạch; Bệnh thoái hóa tinh bột Amyloidosis; Hội chứng Goodpasture; Bệnh viêm nút quanh động mạch; Lạm dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs).
  • Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận mạn: Có tiền sử mắc bệnh ung thư; Mắc các bệnh rối loạn suy giảm hệ miễn dịch; Mắc bệnh đái tháo đường; Bị cao huyết áp kéo dài; Tình trạng cầu thận khu trí bị xơ hóa, tạo ra sẹo ở mô thận gây viêm nhiễm; Phơi nhiễm với một số dung môi hydrocarbon.

Viêm cầu thận mạn có thể dẫn tới bệnh đái tháo đường

Triệu chứng viêm cầu thận

Tùy vào thể bệnh viêm cầu thận đang mắc phải mà cơ thể của người bệnh sẽ biểu hiện với các triệu chứng khác nhau. Điển hình như:

  • Triệu chứng viêm cầu thận cấp: Thay đổi màu nước tiểu, từ màu vàng nhạt chuyển sang màu nâu; Tần suất đi tiểu giảm xuống mặc dù lượng nước uống vào không thay đổi so với bình thường; Phù nề tay chân hoặc toàn thân; Ho dai dẳng; Tăng huyết áp đột ngột.
  • Triệu chứng bệnh viêm cầu thận mạn: Nước tiểu có lẫn máu, sủi bọt, đi tiểu nhiều quá mức; Đau nhức toàn thân; Ho nhiều kèm theo khó thở; Khó ngủ, chóng mặt, da dẻ xanh xao; Da khô; Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, sụt cân...; Đau bụng, sốt nhẹ.

Thuốc chữa viêm cầu thận

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa viêm cầu thận tùy thuộc vào tình trạng bệnh, triệu chứng, nguyên nhân, và yếu tố cơ địa của bệnh nhân. Dưới đây là một số thuốc phổ biến được sử dụng:

  1. Pelicillin V:
    • Loại kháng sinh penicillin, hiệu quả trên nhiều loại khuẩn.
    • Liều lượng: 2 viên/lần, 3-4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm.
  2. Cephalexin:
    • Kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
    • Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Chữa viêm cầu thận và nhiễm khuẩn nhiều bệnh nền.
    • Chống chỉ định: Tiêu chảy nặng, suy thận, thai phụ.
  3. Erythromycin:
    • Kháng sinh thuộc nhóm Macrolid.
    • Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, tai, viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, rối loạn tim.
  4. Bumetanide:
    • Thuốc lợi tiểu giảm phù.
    • Liều lượng: 0.5-1mg/ngày.
    • Chỉ định: Phù do suy tim, suy thận, tăng huyết áp.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng.
  5. Cyclophosphamide:
    • Thuốc trị ung thư và chứng thận hư.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Nhiều loại ung thư, mắc hội chứng thận hư ở trẻ em.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, suy thận nặng.
  6. Natri nitroprusside:
    • Thuốc giãn mạch làm giảm huyết áp.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết, hỗ trợ chữa viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, tăng huyết áp nhẹ.
  7. Furosemid:
    • Thuốc lợi tiểu giảm phù.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Phù nguyên nhân từ gan, tim, thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng, tắc nghẽn đường tiểu.

Viêm cầu thận có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh viêm cầu thận là căn bệnh có khả năng lây nhiễm và lây qua 3 con đường chính gồm:

  • Lây qua đường hô hấp: Đây là con đường lây nhiễm viêm cầu thận nguy hiểm nhất. Vi khuẩn viêm cầu thận từ người bệnh lây sang người khỏe mạnh, bắt đầu xâm nhập vào đường hô hấp, di chuyển và trú ngụ tại các tuyến bạch huyết trong ngực, sau đó đợi điều kiện thuận lợi để phát triển bùng phát bệnh.
  • Lây qua da: Những vết thương hở trên da nếu không được xử lý, vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây viêm cầu thận.
  • Lây qua đường tiêu hóa: Loại virus gây viêm cầu thận phổ biến là virus bacillus anthracis có khả năng tồn tại đến 48 năm. Chúng có thể sống lâu đến như vậy là do thói quen ăn đồ sống, đồ tái, đặc biệt là những món như nội tạng động vật, tiết canh... Đây là con đường làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh phổ biến nhất.

Bệnh viêm cầu thận nguy hiểm như thế nào?

Các chuyên gia cảnh báo viêm cầu thận căn bệnh rất nguy hiểm. Bởi sự viêm nhiễm, tổn thương cầu thận kéo theo sự suy giảm chức năng lọc bỏ cặn bã trong máu. Tình trạng này kéo dài trong thời gian dài dẫn đến suy thận, trong trường hợp không thể phục hồi được nữa bắt buộc phải chạy thận cả đời hoặc ghép thận để duy trì sự sống, nguy hiểm nhất chính là gây tử vong.

Hiện nay, chưa có một con số chính xác nào về vấn đề người mắc bệnh viêm cầu thận sống được bao lâu. Vì điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện, thói quen sinh hoạt hằng ngày...

Đối với viêm cầu thận cấp hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng các biện pháp kiểm soát triệu chứng, điều trị biến chứng kết hợp phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, viêm cầu thận mạn nếu không chữa trị kịp thời sẽ nhanh chóng chuyển sang suy thận giai đoạn cuối và thời gian sống của người bệnh chỉ khoảng 10 năm. Có những trường hợp thực hiện chạy thận đều đặn hoặc ghép thận có thể sống thêm 5 - 10 năm, thậm chí 20 - 30 năm.

Viêm cầu thận
Viêm cầu thận không điều trị kịp thời, đến giai đoạn cuối bắt buộc phải chạy thận lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống

Các biến chứng viêm cầu thận thường gặp

Bên cạnh đó, viêm cầu thận không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời còn làm tăng nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Hội chứng thận hư: Thận hư là biến chứng phổ biến của viêm cầu thận. Đây là tình trạng protein trong máu bị rò rỉ vào trong nước tiểu quá mức.
  • Suy tim cấp: Đây cũng là biến chứng thường gặp nhất, xuất hiện sớm nhất ở những người bị biến chứng viêm cầu thận, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Suy thận mạn: Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, không can thiệp kịp thời sẽ khiến thận mất đi hoàn toàn chức năng sinh lý vốn có.
  • Cao huyết áp: Ngoài ra, sự tích tụ của các chất thải, cặn bã trong máu quá mức vô tình tạo áp lực và cao huyết áp kéo dài.

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm cầu thận

Các chuyên gia cho biết, thực tế không có một biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm cầu thận. Bên cạnh việc điều trị triệu chứng, nguyên nhân theo phác đồ do bác sĩ chỉ định thì người bệnh cũng cần chủ động thực hiện một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa sau đây:

Viêm cầu thận
Hạn chế sử dụng muối trong thực đơn ăn uống hằng ngày là một cách chăm sóc và phòng ngừa viêm cầu thận hiệu quả

  • Đối với những người đang mắc các bệnh lý về nhiễm khuẩn như viêm tai giữa, viêm họng, cắt amidan hốc mủ... cần nhanh chóng điều trị xử lý dứt điểm các ổ khuẩn, giải quyết tình trạng chốc đầu, không được để các nốt viêm nhiễm sưng mủ ra bên ngoài da.
  • Tuân thủ thực hiện các biện pháp điều trị và theo dõi sát sao ở giai đoạn viêm cầu thận cấp ít nhất trong vòng 1 năm để tránh chuyển sang mạn tính.
  • Đồng thời, kết hợp kiểm soát đường huyết, huyết áp để giảm thiểu tối đa những tổn thương cho thận.
  • Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng có nguy cơ gây viêm cầu thận như bệnh viêm gan hay HIV cần chú ý thực hiện quan hệ tình dục an toàn, tuyệt đối không sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, giảm thiểu lượng muối sử dụng trong chế biến thức ăn, nếu tổn thương thận nặng có thể hạn chế tuyệt đối muối hoặc tình trạng ứ nước mà hạn chế uống nước trong 2 - 4 tuần. Đồng thời, cân nhắc kỹ về việc sử dụng protein và kali quá mức nếu có dấu hiệu suy thận.
  • Nghỉ ngơi nhiều, không lao động quá sức, theo dõi huyết áp và lượng nước tiểu hằng ngày. Sau khi đã vượt qua giai đoạn cấp có thể thực hiện hoạt động thể lực nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể luôn trong mức ổn định.

Viêm cầu thận là căn bệnh có nhiều cấp độ, vì vậy có những người không trị cũng khỏi nhưng cũng có trường hợp bệnh nặng cần can thiệp y khoa. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị tại bệnh viện sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm, phục hồi chức năng thận để sinh hoạt và có cuộc sống khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...