Bệnh Vảy Nến Da Đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh vảy nến da đầu gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt, công việc và sức khỏe của người bệnh. Bởi tương tự như các dạng vảy nến khác, vảy nến trên da đầu cũng gây bong tróc vảy trắng, kèm theo sưng tấy, sần sùi da. Tuy nhiên riêng trường hợp này, người bệnh có thể bị rụng tóc vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt nếu không được kiểm soát, vảy nến da đầu có thể kéo theo các biến chứng nghiêm trọng khác.

Bệnh vảy nến da đầu là gì? Nguy hiểm không?

Một trong số các bệnh lý da liễu phổ biến hiện nay là bệnh vảy nến. Căn bệnh này có tính dai dẳng, khả năng tái phát cao, gây ra không ít vấn đề cho người bệnh trong đời sống và công việc. Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, và da đầu là một trong các vị trí thường gặp.

Bệnh vảy nến da đầu là gì? Nguy hiểm không?
Vảy nến da đầu là dạng bệnh vảy nến có tỷ lệ người mắc phải cao nhất hiện nay

Vảy nến da đầu là dạng bệnh vảy nến có tỷ lệ người mắc phải cao nhất hiện nay. Theo thống kê có đến 80% bệnh nhân rơi vào trường hợp này trong tổng số bệnh nhân bị vảy nến. Cũng tương tự như các dạng bệnh khác, vảy nến hình thành ở da đầu khi tế bào tăng sinh quá mức, chết đi và nằm xếp chồng lên nhau. Chúng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.

Trên da đầu của người bệnh lúc này xuất hiện nhiều mảng trắng, bong tróc và có thể lan rộng xuống phần trán, vành tai và khu vực cổ sau gáy. Không chỉ mất thẩm mỹ, vảy nến da đầu còn gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong công việc, đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng vảy nến da đầu có thể gây hại đến nhiều vấn đề khác.

Trong đó, tâm lý là yếu tố bị tác động nhiều nhất. Ngoài ra, nếu không kiểm soát, vảy nến da đầu trở nên nghiêm trọng có thể làm rụng tóc, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ (cơn ngứa ngáy xuất hiện vào ban đêm) khiến sức khỏe người bệnh giảm sút. Do đó, để phòng tránh các rủi ro không đáng có, bạn nên chủ động điều trị, kiểm soát bệnh vảy nến da đầu càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu

Vậy nguyên nhân nào gây nên chứng bệnh vảy nến da đầu phiền toái này? Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh vảy nến, kể cả vảy nến da đầu. Các yếu tố nguy cơ được tổng hợp chủ yếu là do:

  • Di truyền: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền. Bởi qua nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra trong cơ thể người bệnh có mang gen đột biến gây vảy nến. Do có liên quan đến gen nên khả năng di truyền bệnh vảy nến da đầu từ bố mẹ sang con cái là rất cao.
  • Rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh lý da liễu. Những người bị suy giảm hệ miễn dịch có khả năng mắc bệnh vảy nến cao hơn những người khác. Đây là một trong những yếu tố phổ biến gây bệnh vảy nến da đầu. Bởi, khi hệ miễn dịch nhầm lẫn tế bào khỏe mạnh là tác nhân gây hại, tấn công lẫn nhau sẽ gây ra phản ứng viêm và hình thành các tổn thương trên da. Tế bào da bị tấn công, chết đi nằm xếp chồng lên nhau là hệ quả của quá trình rối loạn và suy yếu hệ miễn dịch.
  • Tác nhân kích ứng: Một số tác nhân bên ngoài môi trường có thể làm khởi phát bệnh vảy nến. Trong đó có thể kể đến các chất độc hóa học, bụi bẩn, nấm mốc,…Chúng tiếp xúc da có thể tăng độ nhạy cảm, làm khởi phát phản ứng viêm dẫn đến bệnh da liễu, trong đó có vảy nến da đầu.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
Nguyên nhân vảy nến da đầu có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau

Đây là những tác nhân chính gây bệnh, ngoài ra các yếu tố khác như ảnh hưởng tâm lý (stress, áp lực, căng thẳng,…) có thể khiến hệ miễn dịch suy giảm. Đồng thời các tổn thương cơ học bên ngoài cũng tăng nguy cơ xâm nhập hại khuẩn gây hại cho làn da, làm khởi phát bệnh vảy nến và một số bệnh da liễu khác.

Triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu

Nhận biết bệnh vảy nến rất đơn giản, bởi chứng bệnh này thể hiện các triệu chứng ngoài da có thể phát hiện bằng mắt thường. Với trường hợp bệnh vảy nến da đầu cũng thế, lúc này trên khu vực da đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng nhận biết như sau:

  • Da đầu có nhiều mảng đỏ với kích thước khác nhau. Chúng khu trú ở một số điểm, tuy nhiên sau đó có thể lan rộng xuống vùng trán, sau cổ, vành tai.
  • Các khu vực da bất thường cứng cộm, nổi cao hơn những vùng xung quanh, một số còn có hiện tượng viêm nhiễm.
  • Da đầu trở nên khô ráp, bong tróc các mảng vảy trắng.
  • Người bệnh bị rụng tóc, tóc không mọc lại có thể gây hói đầu vĩnh viễn.

Tuy nhiên khác với các thể bệnh khác, thông thường vảy nến ở da đầu ít gây ngứa ngáy hơn. Một số trường hợp người bệnh không cảm thấy ngứa ngáy mặc dù trên da đầu có nhiều mảng đỏ, bong tróc. Dù vậy, trước những tổn thương thực thể trên da đầu sẽ khiến người bệnh gặp phải các vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và công việc của người bênh.

Vảy nến da đầu có chữa được không? Có lây không?

Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ biện pháp nào có khả năng điều trị dứt điểm bệnh vảy nến da dầu. Điều này ít nhiều gây khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên, việc dùng thuốc trị vảy nến da đầu có thể giúp ngăn chặn bệnh trở nặng, nhiễm trùng hoặc rụng tóc. Do đó, bạn cần phải kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị để kiểm soát cũng như hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.

Vậy vảy nến da đầu có lây không? Do bệnh vảy nến da đầu làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ nên nhiều người e ngại trong việc giao tiếp với người bệnh. Điều này khiến người mắc cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Tuy nhiên, vảy nến là bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này qua người khác. 

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người bệnh mà không lo ngại nguy cơ bị lây nhiễm. Đồng thời cũng không cần cách ly với người bệnh hay khiến họ cảm thấy bị kỳ thị. Nhưng để tránh bị lây nhiễm các bệnh da liễu khác, tốt nhất không nên sử dụng chung đồ cá nhân với những người đang bị bệnh ngoài da. 

Triệu chứng của bệnh vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu không thể chữa khỏi hoàn toàn

Diễn tiến của bệnh vảy nến da đầu

Tình trạng diễn tiến của bệnh vảy nến da đầu rất khó để dự đoán, bởi điều này còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, yếu tố cơ địa và các vấn đề liên quan khác. Cụ thể sẽ có những trường hợp bệnh tiến triển rất ổn định, người bệnh chỉ bị vảy nến da đầu nhẹ và sẽ khỏi sau vài ngày điều trị.

Song song với đó, có những đối tượng lại bị tổn thương lan rộng xuống vùng trán, cổ. Thậm chí bệnh tự khỏi rồi lại tái phát nhiều lần. Tuy nhiên nhìn chung bệnh đều hiếm khi được chữa khỏi hoàn toàn. 

Dựa theo mức độ của bệnh nặng hay nhẹ mà sức khỏe tổng thể của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều. Da đầu bị vảy nến có thể để lại những biến chứng như sau:

  • Viêm khớp là biến chứng phổ biến nhất khi bị vảy nến da đầu. Tình trạng này xảy ra khi các khớp có có biểu hiện viêm cứng, viêm đa khớp,… Nếu hiện tượng viêm khớp kéo dài có thể dẫn tới cứng khớp hoặc biến dạng khớp khá nguy hiểm. 
  • Nhiễm trùng da vùng đầu khi bị vảy nến thường gặp ở những đối tượng không biết cách chăm sóc, vệ sinh da đầu đúng cách dẫn tới bị viêm nhiễm, khiến bệnh tiến triển không kiểm soát. 
  • Vành tai có vảy trắng do bệnh vảy nến kéo dài dai dẳng có thể dẫn tới ung thư hóa. 
  • Rụng tóc, hói cũng là một trong những nguy cơ mà bạn có thể phải đối diện khi bị bệnh vảy nến trên da đầu.

Cách chẩn đoán vảy nến da đầu

Khi tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ biết được tình trạng mà người bệnh đang gặp phải thông qua một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý, triệu chứng và một số vấn đề liên quan khác. Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám qua, đánh giá các biểu hiện ở da đầu. 

Được biết, dấu hiệu chính của bệnh là những mảng đỏ tươi, có hiện tượng tróc vảy và có thể ngứa hoặc không. Ngoài ra, bạn còn có thể bị rụng tóc, tuy nhiên tóc sẽ mọc lại sau khi được điều trị đúng cách. 

Nếu vẫn chưa thể xác định chính xác tình trạng bệnh lý, tránh tình trạng nhầm lẫn các triệu chứng với các bệnh lý khác,… Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành sinh thiết vùng da đầu đang bị tổn thương để giúp chẩn đoán được chính xác hơn. Từ đó đưa ra biện pháp xử lý, cách trị vảy nến da đầu hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa trị.

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu cũng tương tự như các dạng vảy nến khác nếu sớm phát hiện có thể kiểm soát và điều trị phòng tái phát. Tuy nhiên người bệnh nên dựa vào mức độ tổn thương trên da để lựa chọn hướng giải quyết phù hợp. Nếu tình trạng nặng, tóc rụng nhiều và xuất hiện tổn thương nghiêm trọng cần can thiệp điều trị chuyên sâu để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến da đầu. Trường hợp nhẹ nhiều người thường áp dụng mẹo chữa từ thảo dược tại nhà hoặc thuốc Đông y, cách này ít gây tác dụng phụ và lành tính. Một số khác muốn đạt kết quả nhanh hơn sẽ can thiệp điều trị bằng thuốc Tây y. Cụ thể như sau:

Chữa bằng mẹo dân gian

Đối với tình trạng vảy nến da đầu nhẹ, các tổn thương khu trú chưa lan rộng và mức độ ảnh hưởng không nhiều, người bệnh có thể áp dụng mẹo chữa dân gian. Đa số các phương pháp đều sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và ít gây tác dụng phụ. Với cách thức này có thể áp dụng điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau. Tham khảo các cách sau:

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên chữa vảy nến da đầu tại nhà

Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa chứa các dưỡng chất tốt cho làn da như vitamin, khoáng chất. Sử dụng nguyên liệu này giúp cấp ẩm, làm mềm và loại bỏ tế bào chết trên da. Nhờ đó, bề mặt da bong tróc do vảy nến sẽ được cải thiện đáng kể. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Bạn gội đầu sạch sẽ với nước ấm, sau đó thoa một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ lên da đầu.
  • Massage nhẹ nhàng để lấy đi bụi bẩn, tế bào da chết.
  • Lưu dầu dừa trên da đầu thêm vài phút để dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong.
  • Áp dụng kiên trì cách làm này mỗi tuần 2-3 lần để đạt được hiệu quả cải thiện tình trạng da vảy nến như mong đợi.

Dùng lá trầu không: Lá trầu không chứa thành phần chống viêm, sát khuẩn giúp giảm triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến da đầu gây ra. Đồng thời, nguyên liệu này sẽ giúp làm sạch bề mặt da, tránh vi khuẩn xâm nhập khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn dùng lá trầu không trị vảy nến theo cách đơn giản sau:

  • Hái khoảng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch nhiều lần với nước và nước muối pha loãng.
  • Sau đó cho lá trầu vào nồi, đun soi với 1 lít nước trong vài phút.
  • Tiếp đến đổ nước lá trầu không ra chậu, đợi cho nguội hoặc có thể pha với nước lạnh còn âm ấm.
  • Gội đầu với nước lá trầu không, massage nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết và giúp dưỡng chất từ lá trầu thẩm thấu tốt hơn.
  • Áp dụng mẹo này 2-3 lần mỗi tuần bạn sẽ thấy triệu chứng khó chịu thuyên giảm rõ rệt.

Sử dụng giấm táo: Nguyên liệu này có tính axit giúp loại bỏ tế bào chết trên da đầu. Đồng thời còn hỗ trợ chống viêm, diệt vi khuẩn trên da, ức chế và loại bỏ chúng tránh viêm nhiễm da đầu nghiêm trọng hơn. Sử dụng giấm táo là cách điều trị vảy nến được áp dụng rộng rãi hiện nay. Đối với trường hợp bị bệnh vảy nến da đầu, bạn có thể vận dụng cách sau:

  • Pha loãng 2 muỗng giấm táo nguyên chất vào 1 bát nước nhỏ.
  • Sau khi gội dầu sạch sẽ, thấm khô với khăn bông bạn trực tiếp dùng bông chấm giấm táo pha loãng thoa lên da đầu.
  • Tập trung vào các khu vực da bị tổn thương do vảy nến gây ra, kết hợp massage nhẹ nhàng trong 3-5 phút.
  • Lưu giấm táo trên da đầu thêm 15 phút rồi gội đầu lại với nước sạch.
  • Áp dụng cách làm này mỗi tuần 2-3 lần sẽ thấy tình trạng bong tróc, sưng tấy thuyên giảm đáng kể.

Các mẹo chữa dân gian phù hợp cho tình trạng vảy nến nhẹ. Trường hợp trên da đầu xuất hiện vết thương hở và các triệu chứng trở nên nặng nề cần can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu, dưới sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc Đông y

Ngoài sử dụng cách chữa bằng nguyên liệu dân gian được lưu truyền, người bệnh có thể tìm đến các cơ sở thăm khám Đông y uy tín để điều trị chứng bệnh da liễu này. Thuốc Đông y có các dược liệu nguồn gốc thiên nhiên, do đó người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài, ít gây tác dụng phụ hơn so với tân dược.

Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu
Thăm khám và điều trị vảy nến da đầu bằng biện pháp Đông y

Một số vị thuốc thường được thêm vào các thang thuốc trị bệnh vảy nến da đầu nói riêng và bệnh da liễu nói chung như: Bồ công anh, tang bạch bì, ích nhĩ tử,…Sự kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau không chỉ giúp kiểm soát bệnh vảy nến mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác trong cơ thể, bồi bổ sức khỏe, nhất là ổn định hệ thống miễn dịch.

Để đạt được kết quả tốt và đảm bảo an toàn, trước khi thăm khám bạn nên tìm hiểu thông tin địa chỉ thăm khám Đông y. Chỉ đến khám tại nơi uy tín, chất lượng, thuốc có nguồn gốc rõ ràng. Không nên đến khám và tin lời quảng cáo của những cơ sở lạ, chưa được cấp phép để tránh “tiền mất tật mang”.

Điều trị bằng Tây y

Trường hợp vảy nến da đầu đang phát triển theo chiều hướng nặng nề, có thể phát sinh biến chứng, người bệnh cần điều trị theo hướng chuyên sâu hơn. Ngoài ra, đối với bệnh nhân mong muốn nhanh chóng kiểm soát vảy nến có thể can thiệp điều trị y tế bằng thuốc Tây y.

Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương da đầu, các ảnh hưởng mà bệnh vảy nến gây ra cho người bệnh để lựa chọn phương án điều trị phù hợp. Các thuốc trị vảy nến phải được dùng theo đúng liều lượng, thời gian để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Một số loại được kê toa phổ biến như:

  • Thuốc bôi vảy nến da đầu có chứa Corticoid: Sử dụng cho trường hợp vảy nến da đầu nhẹ đến trung bình. Thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc mỡ bôi da, hiệu quả ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa, bong tróc và đau rát ngoài da,…Có thể dùng trên vùng da nhạy cảm, khu vực da mặt hoặc vị trí có nếp gấp.
  • Thuốc chứa Retinoid dạng bôi: Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng thuốc bôi chứa Retinoid. Thuốc có tác dụng giảm sưng viêm, ngăn nguy cơ nhiễm trùng da. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho làn da, do đó bạn cần bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời và chỉ dùng theo liều lượng được chỉ định.
  • Thuốc kháng Histamin: Đây là dạng được sử dụng phổ biến, điều trị bệnh lý da liễu liên quan đến hệ thống miễn dịch. Theo đó, thuốc có tác dụng giảm triệu chứng ngoài da, thúc đẩy quá trình tái tạo và làm nhanh lành tổn thương.
  • Thuốc chứa Axit salicylic: Tác dụng giúp làm mềm da, lấy đi tế bào chết. Bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với loại chứa corticoid để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc ức chế Calcineurin: Chất Calcineurin có tác dụng phá vỡ hoạt động của tế bào limpho T, giảm tình trạng viêm nhiễm trên da và ngăn nguy cơ mảng bám mới tiếp tục tích tụ trên da đầu.
Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu
Dùng thuốc bôi da trị vảy nến da đầu nhanh chóng theo hướng dẫn của bác sĩ

Song song với đó, người bệnh còn được bổ sung thêm các viên uống chứa vitamin bổ sung cho cơ thể. Mục đích nâng cao sức đề kháng, ổn định hoạt động của hệ miễn dịch, giúp da sớm phục hồi các tổn thương. Người bệnh nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Áp dụng biện pháp thẩm mỹ hiện đại

Ngoài những phương pháp điều trị nêu trên, để cải thiện và hỗ trợ điều trị tốt bệnh vảy nến da đầu, bạn có thể được chỉ định dùng phương pháp chiếu ánh sáng. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu ánh sáng UVB, UVA kết hợp với việc dùng thuốc để làm tăng hiệu quả kiểm soát triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần che chắn cẩn thận vùng mặt và những vùng da xung quanh khi thực hiện biện pháp này. 

Khi chiếu sáng trị bệnh vảy nến, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như ngứa, đỏ da, da khô, lão hóa, thậm chí là ung thư da nên cần cân nhắc trước khi thực hiện.

Phương pháp phòng tránh bệnh vảy nến da đầu tái phát

Vảy nến nói chung và bệnh vảy nến da đầu nói riêng có thể kiểm soát và điều trị. Tuy nhiên, một thời gian sau khi đã chữa khỏi, bệnh hoàn toàn có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, người bệnh được khuyến cáo chủ động phòng tránh tái phát thông qua một số lưu ý sau đây:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc bôi, uống khi chưa xác định tình trạng đang gặp ở da đầu là vảy nến hay các vấn đề da liễu khác gây ra.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh da đầu, giữ da được sạch sẽ, tránh mồ hôi hoặc bụi bẩn tích tụ dẫn đến viêm nhiễm, tạo cơ hội cho vảy nến da đầu tái phát.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da đầu phù hợp, ưu tiên sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hóa chất, hương liệu gây hại cho da đầu.
  • Tránh để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hạn chế dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để gội dầu.
  • Tránh gây trầy xước, tổn thương da đầu. Nếu vô tình bị vết thương trên da nên vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn tránh vi khuẩn bên ngoài xâm nhập làm bùng phát vảy nến da đầu.
  • Ăn uống đầy đủ chất, hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Thay vào đó người bệnh nên ăn bổ sung nhiều rau và trái cây tươi, uống nhiều nước góp phẩn tăng đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
  • Tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tuy nhiên nên lựa chọn bộ môn phù hợp, không nên tập luyện quá sức. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh áp lực, căng thẳng khiến tình trạng vảy nến có cơ hội tái phát làm ảnh hưởng sinh hoạt đời sống và sức khỏe.
Phương pháp phòng tránh bệnh vảy nến da đầu tái phát
Chăm sóc da đầu bằng sản phẩm phù hợp, kết hợp thói quen sinh hoạt khoa học phòng ngừa vảy nến da đầu tái phát

Bệnh vảy nến da đầu là một trong những dạng vảy nến thường gặp. Triệu chứng rất dễ nhận biết, bạn có thể nhanh chóng kiểm tra, thăm khám và điều trị khi nhận thấy da đầu có biểu hiện bất thường. Can thiệp sớm bằng biện pháp phù hợp giúp bạn ngăn chặn các trường hợp không mong muốn xảy ra dưới tác động của vảy nến lên cuộc sống, sức khỏe.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...