Bệnh Vảy Nến Có Chữa Khỏi 100% Được Không? Nhận Định Từ Bác Sĩ

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều người đặt ra. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia chỉ ra rằng đây là chứng bệnh da liễu có tính chất mãn tính, khả năng tái phát cao. Người bệnh có thể kiểm soát một đợt bùng phát vảy nến, tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi chứng bệnh này hoàn toàn có thể tái phát nhiều lần.

Tổng quan về bệnh vảy nến

Một trong những bệnh lý da liễu kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm hiện nay là bệnh vảy nến. Chứng bệnh khởi phát các mảng trắng, ửng đỏ và bong tróc như vảy nến. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, bệnh còn để lại nhiều ảnh hưởng đối với tâm sinh lý của người bệnh. Đặc biệt là những trường hợp vảy nến toàn thân, vảy nến khớp biến chứng,…

Tổng quan về bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là bệnh da liễu dai dẳng có khả năng tái phát nhiều lần

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ban đầu được xác định có mối liên quan mật thiết với hệ miễn dịch, yếu tố di truyền và các tổn thương cơ học trên da. Tuy nhiên cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh da liễu mãn tính này vẫn chưa được giải đáp cụ thể. Cũng đồng thời chưa có phương án nào điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Các triệu chứng nhận biết điển hình là các tổn thương trên da, kèm theo các dấu hiệu khác. Cụ thể như:

  • Da sưng đỏ từng mảng, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu.
  • Một số trường hợp da nổi mẫn đỏ, gây đau rát.
  • Trường hợp vảy nến khớp khiến khớp xương đau nhức nhẹ.
  • Tổn thương xuất hiện chủ yếu vùng da ở móng tay, móng chân, da mông, đầu gối, khuỷu tay,…

Tùy từng trường hợp mà mức độ tổn thương da sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, vảy nến có rất nhiều dạng khác nhau, ở mỗi dạng khả năng ảnh hưởng và gây hại cũng không giống nhau. Theo đó, vảy nến có các dạng như vảy nến mảng, vảy nến thể mủ, thể nghịch, thể đốm, vảy nến giọt, thể tròn,…Ngoài ra, người ta còn phân loại vảy nến dựa trên vị trí chúng xuất hiện.

Mặc dù được xếp vào nhóm bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên bệnh da liễu này có thể gây biến chứng nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt đối với vảy nến nặng, thể khớp, hay toàn thân, việc điều trị tương đối phức tạp. Nếu chậm trễ hoặc sai sót trong điều trị có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác như ảnh hưởng xương khớp, tim mạch, thận và các cơ quan nội tiết tố.

Do đó, các chuyên gia khuyến khích người bệnh ngay khi phát hiện triệu chứng vảy nến nên thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh các rủi ro không mong muốn. Hiện nay, để điều trị chứng bệnh này không còn quá khó khăn. Người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng thông qua việc dùng thuốc tân dược, thuốc Đông y hoặc thảo dược theo hướng dẫn của người có chuyên môn.

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Vậy, bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? Trên thực tế, bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu có tính chất mãn tính, khả năng tái phát cao. Do đó, việc chữa khỏi bệnh 100% là rất khó. Các triệu chứng có thể được kiểm soát, tuy nhiên mầm bệnh vẫn tồn tại tiếp tục trong cơ thể. Đến khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh có thể bùng phát trở lại, gây ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe người bệnh.

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?
Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, bệnh vảy nến là chứng bệnh dai dẳng, có nguy cơ tái phát cao. Hiện nay, hầu như các phương pháp can thiệp chỉ có hiệu quả kiểm soát và điều trị triệu chứng, khó trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng tái phát nếu người bệnh nghiêm túc điều trị, phối hợp với chăm sóc, phòng bệnh tại nhà.

Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân mắc vảy nến ngăn cản được đợt bùng phát bệnh thông qua việc phối hợp “nhịp nhàng” giữa điều trị và chăm sóc cơ thể. Mặc dù vậy, cũng có nhiều trường hợp người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bội nhiễm, tái phát vảy nến nghiêm trọng hơn đợt bùng phát trước đ, do lơ là trong khâu chăm sóc, phòng ngừa.

Do đó bạn không nên chủ quan, điều trị khỏi bệnh trong một đợt không có nghĩa đã hoàn toàn loại bỏ mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Thay vào đó, sau điều trị bạn nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để kiểm soát phòng nguy cơ tái phát vảy nến gây hại cho đời sống và ảnh hưởng sức khỏe.

Vì sao bệnh vảy nến tái phát nhiều lần?

Vì sao bệnh vảy nến lại tái phát nhiều lần? Đây cũng là thắc mắc bên cạnh: “Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?”. Như đã đề cập, rất khó để điều trị hoàn toàn (100%) chứng bệnh da liễu này. Bởi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến gen di truyền và hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, cho đến nay việc nghiên cứu và đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa đi đến giai đoạn kết. Các chuyên gia vẫn không ngừng nghiên cứu để có được kết quả cuối cùng. Chính vì thế, việc giải thích nguyên do làm bệnh tái phát vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Khả năng bệnh bùng phát chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, và chúng không tương đồng giữa các bệnh nhân. Tuy nhiên, do liên quan mật thiết với hai yếu tố trong cơ thể là gen di truyền và hệ miễn dịch. Vì thế bệnh rất khó kiểm soát và dự đoán các đợt tái phát cấp tính tiếp theo.

Đồng thời, khả năng tái phát cũng có thể có liên quan đến quá trình điều trị trước đó của người bệnh. Nhất là trường hợp lựa chọn phương pháp không phù hợp. Hoặc chịu tác động bởi một số yếu tố như:

Vì sao bệnh vảy nến tái phát nhiều lần?
Yếu tố môi trường có thể tác động khiến bệnh vảy nến tái phát
  • Thời tiết thay đổi bất thường, trở lạnh nhanh chóng khiến da khô. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm bùng phát vảy nến.
  • Người bệnh sau điều trị chịu nhiều căng thẳng, áp lực. Việc tinh thần không ổn định góp phần tạo cơ hội gây rối loạn miễn dịch ảnh hưởng đến bệnh vảy nến.
  • Ăn phải thực phẩm không phù hợp, thực phẩm kích ứng hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc khi dùng điều trị các bệnh lý khác của cơ thể.
  • Gặp nhiễm trùng, nhất là các bệnh như viêm họng, viêm amidan có thể làm bùng phát vảy nến thể giọt hoặc các bệnh lý da liễu khác.
  • Gặp tổn thương da do đứt, trầy xước, bỏng, tiêm chủng, xăm,…khiến bệnh vảy nến có điều kiện bùng phát đợt tái phát tiếp theo.
  • Uống rượu bia, thức uống chứa cồn, hút thuốc lá,…chứa các chất độc hại là nguyên nhân gây tái phát bệnh.

Do đó, chuyên gia thường khuyến khích người bệnh bên cạnh điều trị cần chú ý đến việc phòng ngừa nguy cơ tái phát. Bởi chứng bệnh này có thể lặp lại nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi, đặc biệt là khi tiếp xúc với dị nguyên gây hại. Vì thế, nhằm giảm thiểu tối đa những đợt bùng phát vảy nến, sau điều trị bạn nên kết hợp chăm sóc kéo dài, áp dụng biện pháp kiểm soát hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị vảy nến.

Phương pháp phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát

Vậy, để điều trị và phòng bệnh vảy nến hiệu quả nên làm gì? Bạn nên lưu ý vấn đề thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, kết hợp chăm sóc sức khỏe từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt phù hợp để giảm rủi ro tái phát bệnh. Cụ thể như sau:

Thăm khám và điều trị bệnh

Thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng vảy nến càng sớm càng tốt. Đây là yếu tố giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả, cũng như phòng rủi ro tái phát nhiều lần ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe. Một vài lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Lựa chọn nơi thăm khám uy tín, đảm bảo chất lượng, có bác sĩ, thầy thuốc giỏi để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, thầy thuốc. Tuyệt đối tránh trường hợp tự ý dùng thuốc, thay đổi liều dùng hoặc kết hợp bừa bãi các dạng thuốc khác nhau. Nếu không được người có chuyên môn hướng dẫn, bạn rất dễ gặp tác dụng phụ hoặc các tương tác giữa thuốc và thuốc nguy hiểm.
  • Hiện nay y học đã có nhiều bước tiến vượt trội, bạn có thể điều trị vảy nến bằng phương pháp quan trị liệu, dùng tia UV đốt vảy nến, dùng thuốc sinh học tác động hệ miễn dịch,..Tuy nhiên với phương pháp nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm nhất định. Trước khi áp dụng bạn nên tham vấn kỹ với bác sĩ chuyên khoa.

Chăm sóc và phòng tái phát tại nhà

Kết hợp chăm sóc và phòng vảy nến tái phát tại nhà là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Bạn đọc nên lưu ý các vấn đề cơ bản sau đây để giảm thiểu tối đa nguy cơ vảy nến tiếp tục tái phát, gây ảnh hưởng cho đời sống và sức khỏe:

Phương pháp phòng ngừa bệnh vảy nến tái phát
Chăm sóc da đúng cách giúp giảm rủi ro tái phát vảy nến ảnh hưởng đời sống và sức khỏe
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa hàng ngày. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc và làm sạch da nhẹ dịu, phù hợp. Ưu tiên những sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, ít chất tẩy rửa và hương liệu.
  • Tránh cào gãi da khi bị ngứa ngáy, điều này có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng.
  • Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là khi mặt trời lên đỉnh điểm có thể làm tổn thương tế bào da. Bạn có thể dùng kem chống nắng tuy nhiên cần chọn loại phù hợp với tính chất da. Đồng thời tránh để da tiếp xúc với môi trường có hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng, stress. Bạn có thể sắp xếp lại công việc, dành thời gian thư giãn đầu óc, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là một trong những yếu tố “then chốt” giúp bạn phòng bệnh cho cơ thể, trong đó góp phần ngăn vảy nến tái phát.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.
  • Ăn uống đủ chất, nạp dinh dưỡng từ rau quả, trái cây tươi, các loại thịt trắng,…Tránh ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, tránh xa khói thuốc lá và không nên dùng thức uống chứa cồn hoặc các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe.
  • Uống đủ nước, tập thể dục thể thao tăng cường trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng bệnh vảy nến bùng phát.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?” cùng với các vấn đề xoay quanh thắc mắc này. Việc điều trị dứt điểm khá khó khăn, tuy nhiên bệnh lại có thể tái phát dễ dàng khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh điều trị bạn nên chú trọng việc kiểm soát và phòng bệnh tái phát. Đây là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe da liễu nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng của...
Viêm họng hạt có mủ trắng nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm Họng Hạt Có Mủ Trắng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ trắng là tình trạng viêm ở đường hô hấp mãn...
Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử...