Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Không riêng người lớn, bệnh trĩ ở trẻ em cũng có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh đa dạng, chủ yếu tập trung vào việc trẻ ăn ít chất xơ và thói quen sinh hoạt không khoa học. Nhận biết thông qua các biểu hiện đặt trưng của bệnh trĩ như đau rát khi đại tiện, táo bón, ngứa ngáy hậu môn,… Cần sớm điều trị bệnh trĩ cho trẻ để hạn chế rủi ro không mong muốn.
Bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh trĩ xuất hiện khi tĩnh mạch trực tràng – hậu môn chịu áp lực trong thời gian dài dẫn đến phình giãn, ứ đọng máu. Lúc này các búi trĩ hình thành nằm bên ngoài hoặc bên trong ống hậu môn và gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Thống kê cho thấy, bệnh trĩ xuất hiện phổ biến ở người trung niên ngoài 40 tuổi.

Tuy nhiên hiện nay, bệnh trĩ có xu hướng trẻ hóa. Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có nguy cơ gặp phải chứng bệnh này. Bệnh trĩ ở trẻ em cũng tương tự như bệnh ở người trưởng thành. Trẻ có thể gặp phải các dạng trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trị hỗn hợp.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng táo bón lâu ngày, trẻ ăn thiếu chất xơ, lười vận động. Đây là những tác nhân chủ yếu khiến hệ bài tiết của trẻ gặp vấn đề, phân trở nên khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, một số yếu khác có thể làm khởi phát bệnh trĩ ở trẻ em như:
- Trẻ đi đại tiện lâu khiến cho máu dồn xuống khu vực xương chậu, tăng khả năng mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, trong lúc đi đại tiện, trẻ dùng nhiều sức để tống phân ra ngoài có thể làm hậu môn bị tổn thương, tăng áp lực cho hậu môn – trực tràng.
- Trẻ ngồi trên bề mặt khô cứng trong thời gian dài, không uống đủ nước cơ thể cần, thường xuyên quấy khóc khiến bụng và xương chậu chịu áp lực dẫn đến tình trạng phình giãn tĩnh mạch hậu môn, tạo ra búi trĩ.
- Một số trẻ bị táo bón mãn tính hoặc có khối u bên trong đại tràng gây bệnh trĩ.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh trĩ ở trẻ em có thể liên quan đến yếu tố di truyền, cấu tạo bất thường bẩm sinh ở hậu môn. Bệnh trĩ gây ra các triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ, hậu môn đau rát khi đi đại tiện. Nếu không sớm điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em
Nhiều người chủ quan khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện và không nghĩ đó là triệu chứng của bệnh trĩ. Do đó, không ít phụ huynh không thăm khám sớm và điều trị cho trẻ dẫn đến tình trạng trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, đa phần những trẻ lớn đã có thể tự lập trong việc đi vệ sinh, nên trẻ không tự kiểm tra và nhận biết sớm các vấn đề của cơ thể. Điều này cũng là yếu tố khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em trở nên khó khăn.
Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, thế nhưng trĩ diễn biến trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt lẫn sức khỏe của trẻ. Hầu hết những triệu chứng nhận diện bệnh trĩ ở các bé dưới 3 tuổi thường khá mơ hồ, không rõ ràng. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như:
- Khi phụ huynh sờ vào hậu môn trẻ thấy có khối u sưng và cứng nằm xung quanh hậu môn.
- Trẻ thường hay quấy khóc, cảm giác đau đớn mỗi lần đi vệ sinh, các triệu chứng sẽ bình thường trở lại khi trẻ đi bệ sinh xong.
- Một số ít trường hợp trẻ đại tiện có máu lẫn trong phân, ngoài ra phân thường khá khô cứng khiến bé khó khăn khi đi đại tiện.
So với các bé nhỏ tuổi thì những trẻ trên 3 tuổi đã bắt đầu có nhận thức ổn định hơn, do đó triệu chứng của bệnh cũng dần rõ ràng. Khi cảm thấy khó chịu, trẻ có thể trực tiếp thông báo để được phụ huynh hỗ trợ. Bạn có thể phát hiện bất thường qua các biểu hiện:

- Trẻ bị táo bón, khó đi đại tiện trong 5 – 7 ngày liền. Hoặc trẻ ngồi vệ sinh rất lâu, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân thường do phân khô cứng, khi rặn gây đau rát hậu môn khiến trẻ không dám rặn mạnh, người trẻ tiết nhiều mồ hôi.
- Nếu trẻ bị đau rát hậu khi đi vệ sinh cũng là dấu hiệu cảnh báo có sự xuất hiện của búi trĩ. Chúng lúc này có thể đã phát triển lớn về kích thước và bị đẩy ra ngoài.
- Một số trường hợp trẻ không đi vệ sinh nhưng vẫn có triệu chứng đau và ngứa ngáy hậu môn có thể do viêm nhiễm búi trĩ.
- Máu lẫn trong phân hoặc dính và giấy vệ sinh, hậu môn bị sưng sau mỗi lần đi vệ sinh.
- Nếu trẻ bị trĩ nặng có thể gặp phải tình trạng nứt kẻ hậu môn, lúc này nguy cơ nhiễm trùng cao cần được điều trị.
Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi đi đại tiện bị đau rát thường xuyên. Điều này khiến các bé lười đi vệ sinh hơn, dẫn đến bệnh ngay càng trở nên trầm trọng. Để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm.
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ ở trẻ em nếu không được điều trị, kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

- Tắc nghẽn hậu môn: Búi trĩ phát triển quá lớn gây chèn ép nghiêm trọng ống hậu môn dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, khó khăn khi đào thải phân ra khỏi cơ thể. Lâu dần phân có thể bị hấp thụ ngược khiến trực tràng – hậu môn bị nhiễm độc, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa.
- Thiếu máu: Do ảnh hưởng của các búi trĩ làm xuất huyết hậu môn mỗi lần trẻ đi đại tiện. Nếu không điều trị, tình trạng này kéo dài, máu nhỏ giọt hoặc bắn thành tia khi đi đại tiện có thể gây thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Nhiễm trùng: Bệnh trĩ ở trẻ em tương tự như người trưởng thành, hậu môn tiết nhiều dịch nhầy khiến khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt. Trẻ thường cào gãi khi thấy ngứa, vô thức chà xát hậu môn gây tổn thương tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
Những biểu hiện bất thường ở hậu môn khi trẻ đi đại tiện cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan khác. Do đó, bố mẹ nên chủ động đưa con đến bệnh viện thăm khám để kịp thời điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm sức khỏe trẻ nhỏ. Nhất là khi nhận thấy cơ thể trẻ sốt cao, chán ăn, sụt cân, hay nôn mửa, bụng trướng to thường xuyên,…
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
So với bệnh trĩ ở người trường thành, bệnh xuất hiện ở trẻ em khó phát hiện hơn do một số trẻ còn quá nhỏ để tự nhận biết các biểu hiện bất thường của cơ thể. Phụ huynh có thể dựa vào tình trạng chảy máu ở hậu môn khi trẻ đi vệ sinh để đưa ra những nghi ngờ đầu tiên. Tuy nhiên biểu hiện này cũng không nói lên việc trẻ đang mắc bệnh trĩ.

Bởi, một số bệnh lý liên quan khác cũng có dấu hiệu chảy máu hậu môn khi đại tiện như nứt hậu môn, rò hậu môn, poplyp đại tràng, nhiễm trùng,… Do đó, bố mẹ nên chủ động đưa con đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy biểu hiện này xảy ra thường xuyên, kèm theo các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em đã đề cập bên trên.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào triệu chứng trẻ đang gặp phải kết hợp với một số biện pháp xét nghiệm, kiểm tra trực tràng, đại tràng sigma,… để xác định vị trí búi trĩ (trường hợp trĩ nội). Sau khi đưa ra kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho phụ huynh. Dưới đây là những vấn đề và biện pháp can thiệp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em:
Áp dụng mẹo chữa dân gian
Sử dụng các phương pháp dân gian giúp xoa dịu các triệu chứng bệnh trĩ khó chịu cho trẻ em. Nguyên liệu sử dụng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, vì thế hướng điều trị này khá an toàn, phụ huynh có thể giảm bớt lo lắng về nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
Tuy nhiên, do dược tính thảo dược không mạnh như tân dược, đòi hỏi phụ huynh cần sự kiên trì, thực hiện đều đặn để sớm đẩy lùi được chứng bệnh này cho trẻ nhỏ. Tham khảo ngay các cách chữa dưới đây:
Sử dụng rau diếp cá: Lá diếp cá chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm. Trong đó có thể kể đến như isoquercetin, quercetin,… giúp làm mềm mao mạch, ngăn ngừa nguy cơ táo bón và giúp thu nhỏ các búi trĩ cho trẻ nhỏ. Lá diếp cá sẽ giúp kiểm soát tình trạng sưng viêm hậu môn, giảm đau rát và sát trùng khu vực này để tránh viêm nhiễm. Phụ huynh có thể áp dụng cách làm sau:

- Dùng 500g lá rau diếp cá, rửa với nước muối loãng và nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng với một ít muối, lấy phần bã để đắp lên hậu môn trẻ, phần nước cốt không sử dụng.
- Phụ huynh nên vệ sinh hậu môn cho trẻ sạch sẽ trước khi thực hiện, cho trẻ nằm và đắp trực tiếp bã lá diếp cá lên hậu môn trong khoảng 30 phút.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không cũng là thảo dược được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ. Bởi lá trầu không chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Không những thế, các chất trong loại lá này còn giúp giảm lở loét, viêm nhiễm, cầm máu và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ. Tham khảo cách thực hiện đơn giản sau:
- Sử dụng 15 lá trầu không tươi, ngâm nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch.
- Vớt lá trầu ra rồi cho vào nồi đun với một ít muối ăn trong khoảng 5 phút.
- Đổ nước ra bô, sau khi vệ sinh hậu môn trẻ sạch sẽ thì cho trẻ ngồi vào xông hơi.
- Lưu ý để nước bay bớt hơi nóng, cho trẻ ngồi với khoảng cách thích hợp để tránh làm bỏng da trẻ.
- Áp dụng cách làm này hàng ngày đến khi triệu chứng cải thiện hẳn.
Ngoài hai cách trên, phụ huynh có thể sử dụng các loại thảo dược khác để chữa bệnh trĩ ở trẻ em như cây cúc tần, dầu dừa,… Bên cạnh đó, để xoa dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy hậu môn, phụ huynh có thể chườm lạnh cho trẻ, sử dụng nước ấm để tắm, ngâm mông,…
Điều trị bằng thuốc Tây y
Bác sĩ có thể kê toa cho trẻ sử dụng một số thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt chữa bệnh trĩ. Phụ huynh nên tuân thủ thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ nhỏ. Tuyệt đối không nên tự ý thay đổi liều dùng, thay đổi thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc bừa bãi để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là một vài loại thuốc điều trị bệnh trĩ ở trẻ em được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Thuốc chống viêm không chứa steroids: Thuốc có tác dụng giảm đau rát hậu môn cho trẻ. Một số loại như naproxen, acetaminophen, ibuproden,… Đối với trẻ nhỏ tránh sử dụng thuốc aspirin nhằm phòng ngừa các rủi ro ảnh hưởng đến thận.
- Thuốc bôi trĩ cho trẻ: Thường sử dụng các dạng kem bôi titanoreine, preparation H, thuốc mỡ, thuốc hemopropin,… Chúng có tác dụng tại chỗ giúp giảm sưng hậu môn, làm mềm hậu môn và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ (đặc biệt là trĩ ngoại).
- Thuốc đặt (trị trĩ nội) cho trẻ: Các loại như thuốc protoclog, avenoc, aremta,… tan nhanh khi vào hậu môn, thẩm thấu giúp tăng độ bền thành mạch, tiêu trừ búi trĩ.
Sử dụng thuốc tân dược có hiệu quả nhanh, tuy nhiên nguy cơ phát sinh tác dụng phụ cao. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, phụ huynh không nên tự ý cho con dùng kết hợp nhiều dạng thuốc. Nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu có thắc mắc nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các trường hợp rủi ro gây hại sức khỏe của trẻ.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ em
Mặc dù bệnh trĩ ở trẻ em không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên về lâu dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường. Thay vào đó, phụ huynh nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, phụ huynh nên lưu ý một vài vấn đề trong việc chăm sóc tại nhà và phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em tái phát như sau:
- Tập thói quen cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để phòng ngừa táo bón. Bố mẹ nên xây dựng cho con một thực đơn ăn uống khoa học. Hạn chế cho con ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn khó tiêu hóa khiến con dễ bị táo bón hình thành bệnh trĩ hoặc tác động xấu ảnh hưởng đến các búi trĩ đang tồn tại.
- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày, không nên cho trẻ mang theo đồ chơi hoặc khiến con mất tập trung khi đi đại tiện. Dạy trẻ ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện để phân tống ra ngoài dễ dàng hơn. Vệ sinh hậu môn cho trẻ sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Cùng trẻ vận động cơ thể, tránh để trẻ nằm, ngồi quá lâu. Việc vận động giúp tăng cường trao đổi chất, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, cải thiện sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh trĩ cho trẻ nhỏ, duy trì cân nặng, tránh thừa cân béo phì.
- Tránh tạo áp lực cho trẻ, tạo môi trường sống trong lành, vui vẻ để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi nhận thấy con có các biểu hiện khó chịu, quấy khóc nên tìm hiểu, lắng nghe các nhu cầu của trẻ và tìm hướng giải quyết.
Bệnh trĩ ở trẻ em có thể phát sinh nhiều biến chứng nếu phụ huynh không phát hiện và đưa con đi thăm khám, điều trị sớm. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường ở hậu môn nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!