Bệnh Trĩ Nội Độ 3: Hình Ảnh, Triệu Chứng, Phương Pháp Điều Trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển phức tạp với triệu chứng nặng nề hơn so với mức độ ban đầu (trĩ nội độ 1, độ 2). Nếu không can thiệp điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội độ 3
Trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên đường lược do hệ quả của quá trình phình giãn tĩnh mạch quá mức trong thời gian dài. Tương tự như trĩ ngoại, bệnh trĩ nội cũng được chia theo các cấp độ phát triển của búi trĩ và những ảnh hưởng từ nhẹ đến nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh.

Theo đó, bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh trĩ nội. Người bệnh có búi trĩ to, sa ra ngoài hậu môn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt là tình trạng ngứa ngáy, đau rát dữ dội khi bệnh nhân đi đại tiện, búi trĩ lúc này không thể tự co lại vào bên trong mà cần tác động lực để đẩy chúng vào vị trí cũ.
Nguyên nhân làm bệnh trĩ nội độ 1, 2 chuyển sang độ 3 thường do sự chủ quan trong việc thăm khám và điều trị bệnh. Ngoài ra, việc người bệnh duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh là yếu tố đẩy bệnh trĩ nội tiến triển theo chiều hướng nặng nề nhanh chóng.
Các biểu hiện bất thường có tần suất xảy ra thường xuyên, mức độ nghiêm trọng cao, nếu không sớm điều trị có thể gây biến chứng. Do đó, người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ khi nhận thấy quá trình đại tiện khó khăn và xuất hiện nhiều triệu chứng như xuất huyết thường xuyên, đau rát dữ dội ở hậu môn,…
Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 3
Bệnh trĩ nội độ 3 với biểu hiện đặc trưng là tình trạng búi trĩ lớn sa hẳn ra ngoài hậu môn. Chúng không thể tự co trở lại vị trí ban đầu giống như bệnh trĩ nội độ 2, thay vào đó, lúc này người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ vào lại bên trong. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các cảm giác khó chịu dưới tác hại của bệnh trĩ.

So với giai đoạn đầu, các triệu chứng nhận diện của bệnh trĩ nội độ 3 cũng khá tương đồng. Tuy nhiên về tần suất xuất hiện và mức độ tổn thương có phần nặng nề hơn. Cụ thể:
- Xuất huyết trực tràng: Nếu ở giai đoạn 1, 2 người bệnh có thể phát hiện máu dính trên giấy vệ sinh, lẫn một ít trong phân khó quan sát thấy thì trĩ nội giai đoạn 3 gây xuất huyết nghiêm trọng hơn. Máu có thể chảy thành dòng hoặc bắn thành các tia máu khi người bệnh đi địa tiện. Lượng máu thấm đẫm trong giấy vệ sinh. Điều này có nguy cơ gây thiếu máu mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe khiến người bệnh bị suy nhược cơ thể.
- Đau rát hậu môn: Cơn đau nặng nề hơn do kích thước búi trĩ lớn. Ngoài ra khu vực hậu môn cũng trở nên sưng tấy, có dấu hiệu viêm nhiễm khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi ngồi, đi lại, đặc biệt nặng nề mỗi lần người bệnh đại tiện. Dịch tiết hậu môn cũng nhiều hơn khiến khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công.
- Sa búi trĩ, nghẹt hậu môn: Sa búi trĩ nội là dấu hiệu nhận biết bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng. Búi trĩ có kích thước lớn khi thò ra ngoài hậu môn khó tự quay về vị trí ban đầu mà thường phải có sự can thiệp của người bệnh. Không chỉ lúc đi vệ sinh, người bệnh có thể bị sa búi trĩ ngay cả với các động tác thường ngày như đi đứng, di chuyển. Điều này khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong sinh hoạt đời sống.
Trên đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ nội độ 3. Bên cạnh đó, một số triệu chứng thứ phát cũng có thể xảy ra như xì hơi không kiểm soát, rối loạn nhu cầu đi đại tiện, cơ thể luôn mệt mỏi, choáng váng,…
Bệnh trĩ nội độ 3 nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trĩ nội độ 3 tiến triển nhanh với các triệu chứng ngày càng nặng nề. Do đó, nếu không kiểm soát sớm, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là nguy cơ cao trĩ nội chuyển sang độ 4 phức tạp với triệu chứng khó lường. Một số nguy cơ có thể xảy ra như:

- Thiếu máu: Lượng máu chảy ra khi người bệnh đi đại tiện ở giai đoạn 3 ngày nhiều và thường xuyên hơn. Do đó người bệnh có thể bị thiếu máu mãn tĩnh nếu cơ thể bị mất máu liên tục trong thời gian dài. Khi đó, cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái thiếu sức sống, giảm khả năng tập trung, phụ nữ thường bị rối loạn kinh nguyệt,…
- Nhiễm trùng búi trĩ: Tình trạng sa búi trĩ sa ra ngoài hậu môn có thể bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Hậu môn lúc này thường bị sưng đỏ, ngứa ngáy kèm theo đau rát dữ dội. Trường hợp không can thiệp xử lý sớm có thể khiến búi trĩ bị nhiễm trùng, hoại tử nguy hiểm.
- Sa nghẹt búi trĩ: Thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ chuyển biến nặng. Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên gây tắc nghẽn hậu môn, rối loạn tuần hoàn máu khiến búi trĩ sưng phù, tạo ra các cơn đau nhức vô cùng khó chịu.
- Trĩ vòng: Một trong những biến chứng có thể xảy ra ở giai đoạn 3, 4 khi búi trĩ phát triển quá lớn là tình trạng trĩ vòng. Biến chứng có thể kéo theo nguy cơ sa niêm mạc trực tràng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Bên cạnh đó việc can thiệp ngoại khoa cắt trĩ vòng tiềm ẩn nhiều rui ro, gây tai biến cho sức khỏe người bệnh về sau.
Bệnh trĩ nội độ 3 nếu không điều trị có thể diễn biến nhanh chóng sang trĩ nội độ 4. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá thấp. Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng trĩ nội trở nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị, phòng tránh rủi ro không mong muốn.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 3
Trĩ nội độ 3 là tình trạng chuyển biến nặng của bệnh trĩ nội, tuy nhiên không phải là tình trạng cấp bách nhất. Mặc dù vậy, nếu không can thiệp điều trị, khả năng bệnh biến chứng nhanh chóng, việc điều trị sẽ phức tạp hơn.
Hiện nay, để kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra, người bệnh có thể áp dụng phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc tận dụng thảo dược thiên nhiên kiểm soát triệu chứng. Bên cạnh đó kết hợp chăm sóc từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt để tăng hiệu quả chữa bệnh trĩ nội độ 3. Dưới đây là các hướng điều trị như sau:
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu ở hậu môn cho bệnh nhân. Phương pháp này trên thực tế không có khả năng chữa khỏi dứt điểm bệnh trĩ nội độ 3. Do đó, mặc dù bạn có thể áp dụng mẹo chữa tuy nhiên nên kết hợp thăm khám y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Tham khảo một số mẹo giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ nội độ 3 như sau:
Dùng lá lược vàng: Lá lược vàng chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau. Do đó, loại cây này được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh trĩ. Sử dụng lá lược vàng là mẹo dân gian được nhiều người sử dụng, giúp tăng độ bền cho thành mạch hiệu quả. Cách dùng:
- Sử dụng 1 lá cây lược vàng tươi, sau khi rửa sạch nhiều lần, ngâm nước muối loãng vài phút rồi vớt để ráo nước.
- Cho lá lược vàng vào cối sạch, thêm một chút muối rồi giã nát.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó chườm trực tiếp hỗn hợp lên hậu môn.
- Thực hiện trước khi đi ngủ, dùng băng gạc y tế cố định thuốc tại hậu môn qua đêm.
- Vệ sinh lại hậu môn vào sáng hôm sau với nước ấm. Thực hiện kiên trì để đạt hiệu quả tốt nhất.
Dùng cây phỉ: Cây phỉ chứa hoạt chất polyphenoi giúp tăng độ bền thành mạch, xoa dịu cơn đau rát, sưng tấy hậu môn do bệnh trĩ nội gây ra. Cách làm như sau:
- Sử dụng bột cây phỉ khoảng 1 muỗng cà phê nấu chung với 1 chén nước đầy.
- Sau 15 phút tắt bếp, để cho nước nguội bớt thì lấy khăn mềm thấm ướt, vắt khô chườm lên búi trĩ,
- Thực hiện cách làm này mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
Ngoài các cách kể trên, bạn có thể sử dụng các thảo dược khác như lá trầu không, lá lốt, nghệ vàng,… xông hơi hoặc đắp hậu môn chữa bệnh tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả mẹo chữa chậm hơn so với tân dược, thường thích hợp cho bệnh nhân bị trĩ nhẹ (độ 1, 2). Đối với người bệnh trĩ nội độ 3 chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Bên cạnh sử dụng mẹo dân gian, thuốc Đông y cũng là lựa chọn của nhiều người trong việc điều trị trĩ nội độ 3. Thuốc có nguyên liệu từ thảo dược quý giúp cải thiện an toàn các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, hỗ trợ làm teo búi trĩ, phòng biến chứng nguy hại sức khỏe.
Hiện nay, nhiều bài thuốc Đông y được áp dụng với cách thức như sắc nước thuốc cải thiện từ bên trong, xông hơi ngâm rửa hậu môn để chữa trị từ bên ngoài. Người bệnh nên tìm hiểu địa chỉ Đông y uy tín, chất lượng trước khi đến thăm khám và điều trị.

Ngoài điều trị triệu chứng, thuốc Đông y còn giúp khắc phục từ căn nguyên gây bệnh. Theo đó, quan điểm Đông y cho rằng bệnh trĩ hình thành do ứ trệ khí huyết trong thời gian dài gây căng phồng tĩnh mạch, làm mỏng thành mạch. Thầy thuốc sẽ bốc thang thuốc với các dược liệu phù hợp giúp cải thiện tình trạng này, loại bỏ từ từ các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Đông y, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không tự ý kết hợp thuốc Đông y với các thuốc khác để tránh nguy cơ xảy ra các hiện tượng tương tác thuốc gây hại đến sức khỏe.
Dùng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ nội độ 3
Dùng thuốc Tây chữa bệnh trĩ nội độ 3 cho hiệu quả nhanh chóng hơn so với thuốc Đông y và thảo dược dân gian. Bởi dược tính trong thuốc khá mạnh, giúp kiểm soát triệu chứng tại chỗ. Tuy nhiên thuốc vẫn có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ. Do đó người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Hiện nay một số thuốc chữa bệnh trĩ nội được sử dụng như:
- Thuốc bôi, đặt hậu môn: Thuốc thường chứa các hoạt chất giúp chống viêm, giảm đau và hỗ trợ gây tê xoa dịu triệu chứng ở hậu môn do trĩ nội gây ra. Chẳng hạn như chất hydrocortisone, benzocaine, lidocain,… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chứa chất giúp bôi trơn, dưỡng ẩm cho niêm mạc hậu môn, giảm tình trạng ma sát của phân lên búi trĩ.
- Thuốc chứa flavonoid: Được sử dụng giúp tăng độ bền thành mạch, teo búi trĩ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngăn tình trạng xuất huyết ồ ạt khi người bệnh đi đại tiện.
- Thuốc co mạch: Sử dụng nhằm mục đích hạn chế máu huyết lưu thông đến nuôi búi trĩ, giúp làm teo búi trĩ. Thường những dạng thuốc này được sử dụng trước khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt trĩ.
Thuốc Tây có dược tính mạnh nên mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên ở giai đoạn 3 của bệnh trĩ nội, thuốc có thể không mang lại hiệu quả tối ưu, người bệnh phải áp dụng kết hợp thủ thuật xâm lấn loại bỏ búi trĩ. Thay vào đó nếu người bệnh sớm can thiệp từ giai đoạn đầu, bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn và phòng tránh được nhiều rủi ro.
Can thiệp điều trị ngoại khoa
Áp dụng thủ thuật ngoại khoa là biện pháp cuối cùng sau khi các phương pháp nội khoa điều trị nhưng không mang lại hiệu quả như mong đợi. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng trĩ của người bệnh và đưa ra phương án can thiệp hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là một vài thủ thuật y tế và phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ, chữa trĩ nội độ 3 được áp dụng phổ biến hiện nay:

Thuật thuật y tế: Bao gồm các thủ thuật như chích xơ búi trĩ, sử dụng vòng cao su hoặc liệu pháp đông máu,… Cụ thể như sau:
- Chích xơ búi trĩ: Tiêm thuốc vào búi trĩ giúp xơ hóa búi trĩ, ngăn máu lưu thông cung cấp dinh dưỡng cho chúng khiến chúng dần teo nhỏ và tự biến mất.
- Sử dụng vòng cao su: Dùng vòng cao su thắt búi trĩ giúp ngăn máu nuôi dưỡng khiến búi trĩ phình to kích thước. Lúc này, nhờ tác dụng của vòng cao su y tế, búi trĩ bị cắt dinh dưỡng dần thu nhỏ kích thước.
- Liệu pháp đông máu: Bác sĩ sẽ tạo một vết bỏng kích thước nhỏ bằng đầu dò điện, laser, tia hồng ngoại nhằm loại bỏ các mô trong búi trĩ mà không làm bệnh nhân đau đớn.
Phẫu thuật điều trị:
Các thủ thuật xâm lấn kể trên giúp loại bỏ búi trĩ nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân. Tuy nhiên với trường hợp búi trĩ có kích thước lớn, đánh giá tình trạng phức tạp, sa ra ngoài hậu môn lâu ngày phải áp dụng phẫu thuật nhằm loại bỏ búi trĩ triệt để.
Bác sĩ tiến hành gây mê cho người bệnh, sau đó dùng dao rạch một đường quanh gốc búi trĩ để loại bỏ chúng ra khỏi ống hậu môn. Khi cuộc phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, kết hợp hướng dẫn các biện pháp chăm sóc để cơ thể sớm phục hồi, ngăn các rủi ro hậu phẫu ảnh hưởng sức khỏe.
Chăm sóc và phòng ngừa biến chứng
Bệnh trĩ nội độ 3 nếu không được kiểm soát tốt có thể nhanh chóng chuyển sang độ 4, khi đó người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Các biến chứng có thể gây ảnh hưởng sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay từ giai đoạn sớm.

Trong quá trình điều trị, việc kết hợp chăm sóc, thay đổi một vài thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý là vấn đề vô cùng cần thiết. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, không nhịn đại tiện, vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Nạp đủ nước giúp cơ thể trao đổi chất và bài tiết tốt hơn, tránh tình trạng phân khô cứng làm tổn thương búi trĩ, gây viêm nhiễm.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây,… Tránh ăn những món khó tiêu hóa, dễ gây táo bón như đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
- Kiêng rượu bia, không hút thuốc lá, tránh sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas,…
- Ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa, nhịn ăn. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh thức khuya. Đặc biệt người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng quá mức ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.
- Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, mức độ phục hồi và nguy cơ tái phát bệnh (nếu có).
Bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn tiến triển nặng cần được thăm khám và điều trị. Trường hợp chủ quan, bệnh có thể nhanh chóng phát triển gây ra nhiều biến chứng. Do đó, khi thấy các biểu hiện bất thường xuất hiện bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!