Bệnh Trĩ Có Lây Không? Nhận Định Từ Chuyên Gia

Bệnh trĩ có lây không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân hình thành bệnh trĩ không liên quan đến virus, nấm hay vi khuẩn. Thay vào đó, bệnh khởi phát do những thói quen từ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày nên không có khả năng lây nhiễm.

Bệnh trĩ có lây không?

Các triệu chứng của bệnh trĩ như đau rát hậu môn, ngứa ngáy, xuất huyết khi đi đại tiện,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe của người bệnh. Trĩ hình thành khi tĩnh mạch trực tràng – hậu môn phình giãn quá mức, ứ đọng máu tạo thành các kết cấu dạng búi nằm ở bên trong, bên ngoài hoặc cả trong lẫn ngoài ống hậu môn.

Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ có lây không? Bệnh trĩ không phải là căn bệnh lây nhiễm

Búi trĩ xuất hiện do trực tràng – hậu môn phải chịu áp lực trong thời gian dài bởi các yếu tố tác động như táo bón, tiêu chảy kéo dài, do phụ nữ mang thai, người lười vận động, dư cân, béo phì hoặc có thói quen xấu khi đi đại tiện,… Nhận biết bệnh thông qua những biểu hiện điển hình như đã đề cập bên trên.

Mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên bệnh trĩ khởi phát trong thời gian dài có thể phát sinh nhiều biến chứng. Chẳng hạn, khi búi trĩ phình giãn với kích thước quá lớn có khả năng gây tắc mạch, nghẹt hậu môn. Không những thế, nếu bị tổn thương các búi trĩ dễ viêm nhiễm gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm,…

Bệnh trĩ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống, sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nhiều người hoang mang lo lắng không biết bệnh trĩ có lây không? Tuy nhiên, giải đáp vấn đề này các chuyên gia đầu ngành đã chỉ ra rằng nguyên nhân hình thành bệnh trĩ không có liên quan đến virus, vi khuẩn hoặc nấm. Đa phần đều bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, ăn uống của người bệnh.

Chính vì thế, bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm giữa người với người. Để điều trị chứng bệnh này, người bệnh được khuyến khích điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, loại bỏ thói quen xấu, kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên thăm khám y tế và can thiệp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ?

Bên cạnh thắc mắc: “Bệnh trĩ có lây không?” nhiều người còn quan tâm đến vấn đề phòng ngừa chứng bệnh này. Mặc dù không có khả năng lây nhiễm nhưng ai cũng có thể mắc phải bệnh trĩ nếu không chăm sóc tốt cơ thể và tiếp tục duy trì các thói quen gây hại. Do đó, để phòng bệnh bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ?
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ?
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng tốt cho cơ thể, hệ tiêu hóa thông qua nguồn thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi,… Lựa chọn nguồn đạm tốt, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn nên cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều, quá no, hoặc bỏ bữa, nhịn ăn. Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học giúp bạn duy trì được vóc dáng cân đối, phòng chống bệnh trĩ và những vấn đề tiêu hóa khác.
  • Đi vệ sinh đúng cách: Không nên nhịn đi đại tiện, tập thói quen đi nặng vào khung giờ mỗi ngày, khi cơ thể có nhu cầu nên đi ngay. Tránh ngồi quá lâu trên bồn cầu, không sử dụng điện thoại trong lúc đi vệ sinh. Không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ thường xuyên khi bị táo bón. Thay vào đó nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để ổn định lại chức năng trực tràng – hậu môn.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Tập thói quen vận động cơ thể hàng ngày như tập thể dục mỗi buổi sáng, trong thời gian rảnh để máu huyết lưu thông, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra bạn nên đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Tâm lý có liên hệ mật thiết với hệ tiêu hóa. Người thường xuyên áp lực, căng thường có hệ tiêu hóa kém hơn người bình thường. Do đó, để phòng tránh bệnh trĩ, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể, tránh stress gây rối loạn chức năng tiêu hóa, làm hại đường ruột và hệ bài tiết của cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng thể. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường có thể nhanh chóng thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm. Tránh tình trạng bệnh âm thầm phát triển gây hại cho sức khỏe.

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề: “Bệnh trĩ có lây không?”. Do nguyên nhân gây bệnh không liên quan đến vi khuẩn, virus nên bệnh trĩ không lây lan từ người sang người. Tuy nhiên thói quen sống có thể tác động làm khởi phát bệnh, vì thế bạn đọc nên điều chỉnh sinh hoạt để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ và gặp phải các triệu chứng khó chịu gây hại cuộc sống, sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0988 294 232

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...