Bệnh Tổ Đỉa Ở Trẻ Em: Cách Chăm Sóc, Điều Trị, Phòng Ngừa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là căn bệnh da liễu phổ biến khiến bố mẹ hết sức lo lắng vì con trẻ phải đối mặt với các triệu chứng như nổi mụn nước sâu, ngứa ngáy, da khô ráp khó chịu, nóng sốt, chán ăn… Tình trạng này nếu không được chăm sóc điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao?
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng phổ biến của bệnh chàm – Eczema. Đây là một loại viêm da tại lớp thượng bì đặc trưng với các triệu chứng như da khô, ngứa ngáy, nổi mụn nước… tại các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, phần kẽ và đầu ngón tay, ngón chân.

Những đốm mụn nước này thường ẩn sâu dưới da, có kích thước nhỏ vài mm, màu trắng đục, có chứa dịch bên trong và nằm chi chít san sát nhau. Ban đầu, mụn nước thường cứng và khó vỡ, tuy nhiên đến khi mụn vỡ ra nhưng không được xử lý kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng.
Đối với người lớn, bệnh tổ đỉa không quá nguy hiểm, những tổn thương chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng của người bệnh. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ bị bệnh tổ đỉa thường nguy hiểm hơn, triệu chứng kéo dài dai dẳng và gây ra hàng loạt các hệ lụy phiền phức đến sự phát triển của trẻ.
Cụ thể, những đốm mụn nước xuất hiện dày đặc trên làn da khiến trẻ ngứa ngáy dữ dội dẫn đến quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Bên cạnh đó, trẻ em thường có làn da mỏng manh hơn so với người lớn nên khi xuất hiện các tổn thương tổ đỉa khiến hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, từ đó gây ra:
- Bội nhiễm: Da trẻ bị bội nhiễm kèm theo các triệu chứng như ứ dịch mủ trong các đốm mụn nước, sưng tấy, đau nhức… ngoài da. Kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân như sốt cao, co giật, sưng hạch bạch huyết…
- Lichen hóa da: Đây là biến chứng xảy ra do trẻ thường xuyên dùng tay cào gãi. chà xát mạnh lên vùng da bị tổ đỉa khiến da bị thâm nhiễm, dày sừng, nổi cộm ngứa ngáy dữ dội. Biến chứng này không chỉ làm suy giảm sức khỏe, sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình khiến trẻ mặc cảm, tự ti trong cuộc sống hằng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em được hiểu đơn giản là tình trạng viêm nhiễm ở vùng thượng bì. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác nhân gây bệnh, điển hình như một số nguyên nhân cơ bản như:

- Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia da liễu, bệnh tổ đỉa có tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tổ đỉa hay các bệnh lý da liễu có tính chất tương tự như á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến… thì gen bệnh sẽ di truyền sang đứa trẻ trong thời kỳ mang thai. Đến khi trẻ chào đời, gen bệnh này vẫn ẩn sâu trong cơ thể và bùng phát khi gặp các tác nhân dị ứng.
- Dị ứng thời tiết: Có rất nhiều trường hợp trẻ em có cơ địa dễ dị ứng với thời tiết sẽ dễ mắc bệnh tổ đỉa hơn so với những đứa trẻ bình thường. Triệu chứng bệnh thường khởi phát chủ yếu vào giai đoạn thời tiết giao mùa, hanh khô do nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp.
- Dị ứng thực phẩm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực tế thì không có loại thực phẩm nào có khả năng gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, nếu trẻ có cơ địa dễ dị ứng thì khi sử dụng các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt bò, đậu nành, một số loại cá, động vật có vỏ… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa hoặc khiến tình trạng bệnh càng chuyển biến nặng hơn.
- Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh những nguyên nhân vừa kể trên, bệnh tổ đỉa ở trẻ em xảy ra có thể do một số yếu tố tác nhân khác như: trẻ tiếp xúc với nguồn nước bẩn, lông động vật, phấn hoa, hóa chất tẩy rửa độc hại, sữa tắm, dầu gội không phù hợp… cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây kích ứng làn da, khởi phát triệu chứng bệnh tổ đỉa ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Trẻ em bị tổ đỉa không phải bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, tuy nhiên bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan vì bệnh rất dễ chuyển sang mạn tính, kéo dài dai dẳng và kéo theo các biến chứng như bội nhiễm, nổi hạch… làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ.
Vì vậy, bố mẹ cần phải hết sức chú ý quan sát để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa nhằm kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và chữa trị. Điển hình như một số dấu hiệu điển hình như:

- Xuất hiện các đốm mụn nước sâu li ti, màu trắng đục, có đường kính vài mm mọc san sát với nhau, tập trung thành từng đám. Khi sờ vào sẽ thấy da dày sừng, mụn nước nổi cộm lên bề mặt da và rất khó vỡ. Sau một thời gian chúng sẽ tự xẹp xuống, mụn nước vỡ ra và khiến vùng da tại đây chuyển sang màu vàng đậm.
- Những triệu chứng này thường xuất hiện ở các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ hay đầu ngón tay, ngón chân. Ngoài ra, một số vị trí khác cũng có thể bị tổ đỉa như 2 bên nách và bẹn.
- Xung quanh vùng da mọc mụn nước mọc vảy, sưng đỏ và cực kỳ ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc do không thể làm gì để giảm ngứa. Còn những trẻ lớn hơn thì dùng tay để cào gãi mạnh và vô tình làm tổn thương trên làn da.
- Đối với những trường hợp trẻ bị tổ đỉa nặng nhưng vẫn không được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ kéo theo các triệu chứng toàn thân như sốt cao, nổi hạch tại các vùng da mọc mụn nước. Ngoài ra, các đốm mụn nước lúc bị nặng sẽ đục màu và sưng to hơn.
Bố mẹ cần quan sát kỹ các dấu hiệu bệnh tổ đỉa để phát hiện kịp thời và đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán điều trị bệnh kịp thời, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, đảm bảo sự an toàn cho con trẻ.
Làm cách nào để điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em?
Theo các chuyên gia, bệnh tổ đỉa ở trẻ em thường khó điều trị hơn so với người lớn. Tùy theo từng trường hợp trẻ mắc bệnh nặng hay nhẹ, thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng các loại thuốc Tây y
Trẻ bị tổ đỉa đặc trưng với triệu chứng ngứa ngáy, da sưng tấy, bong tróc, khô da… Vì vậy, sử dụng các loại thuốc tân dược sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng này. Một số loại thuốc Tây y được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tổ đỉa như:

- Kem bôi, thuốc mỡ chứa steroid: Đối với những đứa trẻ bị tổ đỉa mức độ trung bình và nặng thường được chỉ định sử dụng nhóm thuốc này để điều trị các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, sưng tấy, đỏ viêm… trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thành phần steroid dù hiệu quả nhưng lại chứa nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, nếu được kê đơn thuốc bôi tổ đỉa cho trẻ em, bố mẹ cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng do bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, không tự ý mua thuốc ở ngoài cho trẻ sử dụng để giảm thiểu các nguy cơ rủi ro.
- Dung dịch thuốc tím Methyl hoặc Milian: Trẻ em bị tổ đỉa mức độ nặng, xuất hiện các đốm mụn nước đang rỉ dịch, lở loét và có thể bị bội nhiễm bất kỳ lúc nào sẽ được chỉ định sử dụng loại thuốc này. Những loại dung dịch này có khả năng ức chế sự phát triển của các ổ khuẩn, điều trị tình trạng bội nhiễm, và phòng ngừa nhiễm khuẩn.
- Các loại dung dịch ngâm rửa: Để tăng hiệu quả điều trị, giảm ngứa nganh, làm khô các đốm mụn nước mọc chi chít trên da và hỗ trợ loại bỏ các loại vi khuẩn trên da.
- Thuốc kháng histamine H1: Trong một vài trường hợp da có triệu chứng ngứa ngáy nặng, kéo dài và bùng phát liên tục sẽ được kê đơn nhóm thuốc Histamine thế hệ 1, điển hình như Clorpheniramin có khả năng làm giảm cơn ngứa ngáy khó chịu.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Với những trường hợp bệnh diễn tiến sang mức độ nặng, xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt cao, mệt mỏi, đau rát… sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt nhằm giúp trẻ dễ chịu, thoải mái hơn, đồng thời cải thiện các triệu chứng nặng của bệnh tổ đỉa.
Lưu ý:
- Dù cho trẻ sử dụng thuốc bôi hay thuốc uống chữa bệnh tổ đỉa, bố mẹ cũng phải hết sức chú ý tuân thủ theo đúng liều dùng do bác sĩ chỉ định.
- Đối với dạng thuốc bôi, trước khi sử dụng nên làm sạch vùng da bị tổ đỉa của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Sử dụng thuốc Tây cho trẻ để điều trị tổ đỉa chỉ dùng trong thời gian ngắn, dưới 4 tuần. Nếu hết thời gian sử dụng mà triệu chứng bệnh vẫn chưa khỏi hãy thông báo cho bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị bằng phương pháp hiệu quả hơn.
2. Cách điều trị tổ đỉa ở trẻ em bằng mẹo dân gian
Làn da của trẻ vốn rất nhạy cảm, mỏng manh dễ dị ứng nên rất dễ bị tác động bởi tác dụng phụ của các thành phần corticoid, kháng viêm… trong thuốc Tây. Vì vậy, nếu trẻ chỉ mắc bệnh mức độ nhẹ, nên ưu tiên điều trị bằng các biện pháp dân gian tại nhà, dễ thực hiện mà lại an toàn, lành tính, không chứa độc tố.
Bài thuốc chữa tổ đỉa cho trẻ bằng lá khế
Lá khế là loại lá được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị hầu hết các bệnh lý da liễu như vảy nến, á sừng, tổ đỉa… Dược tính trong lá khế dù không cao như các loại thuốc Tây nhưng lại có khả năng cải thiện triệu chứng nổi mẩn ngứa, kết vảy, khô da… do bệnh tổ đỉa gây ra. Theo ghi chép trong y học cổ truyền, loại lá này có tính bình, tính mát, ôn sinh với đặc tính sát khuẩn mạnh, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
- Dùng nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt.
- Giã nhuyễn lá khế, cho nước cốt chanh vào trộn đều lên rồi bôi lên vùng da của trẻ bị tổ đỉa. Lưu ý trước khi bôi lên phải vệ sinh da của trẻ trước bằng dung dịch sát khuẩn.
- Đợi khoảng 1 tiếng sau, bã lá khô lại thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
Lưu ý: Trẻ bị tổ đỉa ở chân – tay nên kiên trì áp dụng mẹo này 1 – 3 lần/tuần tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Nếu thấy da trẻ bị khô ráp sau mỗi lần đắp lá khế, hãy kết hợp bôi dầu dừa và massage để hỗ trợ giảm khô, bong tróc, ngứa ngáy, giảm mụn nước hiệu quả.
Lá trầu không kết hợp với rau răm trị chàm tổ đỉa ở trẻ em
Theo ghi chép trong Đông y, lá trầu không có khả năng làm giảm tần suất tái phát bệnh tổ đỉa, là tác nhân kích thích mầm bệnh ẩn trồi lên để điều triệt để. Còn lá rau răm có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, giảm ngứa ngáy và đau rát khi các đốm mụn nước bị vỡ ra. Vì vậy, nhiều người thường kết hợp 2 loại dược liệu này để tăng hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 10 lá trầu không và một nắm lá trầu không tươi. Sơ chế sạch sẽ, ngâm vào thau nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút để diệt sạch vi khuẩn.
- Cho 2 loại lá này vào cối giã nhuyễn, đun sôi nồi nước và cho bã của 2 loại lá này vào nấu lên.
- Nấu khoảng 5 phút khi nước sôi bùng lên rồi tắt bếp, đổ nước ra thau, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa tay, chân cho trẻ.
- Để tăng hiệu quả điều trị cho bé bị tổ đỉa ở chân – tay, cha mẹ dùng bã lá đắp lên vùng da bị tổ đỉa để giúp vết thương nhanh lành hơn.
Lưu ý: Khuyến khích nên áp dụng mẹo này từ 3 – 5 lần/tuần, khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm thì thực hiện với tần suất ít lại 1 -2 lần/tuần và dừng hẳn khi đã khỏi bệnh. Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh nếu kiên trì áp dụng 6 – 8 tuần sẽ giúp đạt được kết quả điều trị rõ rệt.
Lá bàng chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Theo ghi chép trong Y học cổ truyền, trong lá bàng có chứa các thành phần như sponin, tanin, phytosterol, flavonoid… Đây đều là những hoạt chất phổ biến trong các loại thuốc Tây y. Tuy nhiên, thay vì dùng thuốc Tây gây ra nhiều tác dụng phụ thì sử dụng lá bàng sẽ lành tính, an toàn hơn rất nhiều. Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa bằng lá bàng hỗ trợ tiêu viêm, kháng khuẩn, làm se lớp niêm mạc, đẩy hết dịch mủ bên trong mụn nước ra ngoài, giảm ngứa ngáy, đau rát và ức chế sự lây lan của các tổn thương trên da.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 10 lá bàng tươi, rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Nấu sôi nồi nước 1 lít rồi cho lá bàng vào, thêm vào 1 thìa muối hạt và đậy kín nắp lại nấu khoảng 10 phút cho đến khi nước ngả sang màu vàng thì tắt bếp.
- Đổ nước ra thau, đợi cho nước nguội bớt thì dùng khăn sạch thấm nước lá lau rửa lên vùng da bị tổ đỉa của trẻ.
- Sau khi lau rửa xong thì chườm khăn trực tiếp lên da, đợi khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn sạch.
Lưu ý: Để tổ đỉa ở chân trẻ em (tay) được cải thiện tốt nhất, cha mẹ nên thực hiện mẹo này 1 – 2 lần/tuần kết hợp với việc bôi các loại thuốc có tác dụng kích mầm bệnh ẩn để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
3. Thanh bì Dưỡng can thang – Điều trị tổ đỉa ở trẻ em AN TOÀN, chấm dứt ngứa ngáy, PHỤC HỒI DA toàn diện
Với hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nỗ lực nghiên cứu, đi đến hoàn thiện bài thuốc chữa viêm da trứ danh Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc kết tinh giá trị Y học bản địa và Y học cổ truyền qua cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày, bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông cùng hàng chục phương thuốc cổ phương.
Bằng tất cả kinh nghiệm, đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã thực hiện nhiều nghiên cứu, thử nghiệm để hoàn thiện Thanh bì Dưỡng can thang. Từ đây, bài thuốc mang công thức HOÀN CHỈNH, gia giảm phù hợp với cơ địa người hiện thời, tạo bước ĐỘT PHÁ trong điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em. [Xem thêm nguồn gốc bài thuốc tại đây]
Bài thuốc chữa tổ đỉa, viêm da của Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu những ưu điểm sau:
Công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH & CHUYÊN SÂU
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT được phối chế theo công thức “3 trong 1” với sự kết hợp 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA trong cùng 1 liệu trình. Từ đây, bài thuốc đem lại những tác động sau:
- Cơ chế tác động kép TỪ TRONG RA NGOÀI, vừa loại bỏ căn nguyên bệnh, vừa điều trị triệu chứng.
- Triệt tiêu các triệu chứng ngứa ngáy, loại bỏ mụn nước cũ và ngăn hình thành mụn nước mới.
- Sát khuẩn, khoanh vùng tổn thương, ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm.
- Loại bỏ các mảng da khô do mụn nước vỡ để lại, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới, nhanh chóng phục hồi làn da cho trẻ.
- Tăng cường sức đề kháng cho làn da của trẻ, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, ngăn chặn tổ đỉa tái phát.

Quy tụ hơn 30 vị thuốc Nam, 100% chuẩn sạch GACP-WHO
Thanh bì Dưỡng can thang kết tinh hơn 30 vị thuốc Nam có tác dụng SÁT KHUẨN – CHỐNG NGỨA – TÁI TẠO DA tốt bậc nhất. Nổi bật nhất là tang bạch bì, phục linh, đơn đỏ, bồ công anh, mò trắng, ích nhĩ tử, ké đầu ngựa,…
100% dược liệu sử dụng trong bài thuốc chuẩn sạch GACP-WHO, được thu hái trực tiếp từ hệ thống vườn thuốc Nam rộng gần 100ha do Trung tâm Thuốc dân tộc trực tiếp phát triển. Do vậy, Thanh bì Dưỡng can thang đảm bảo AN TOÀN – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ, hoàn toàn phù hợp với làn da non nớt của trẻ.
Hiệu quả chuyên sâu chỉ sau 1 liệu trình
Với công thức “3 trong 1” vượt trội, bảng thành phần phối chế theo TỶ LỆ VÀNG, Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn trẻ em hết ngứa ngáy, bong tróc da do tổ đỉa. Trong đó, tỷ lệ trẻ lành bệnh sau 1-3 tháng là 95%, số ít trường hợp còn lại do cơ địa chậm hấp thu dược chất hoặc chưa kiêng khem khoa học nên cần thêm thời gian.

Hàng ngàn bệnh nhân tin dùng, báo chí, truyền hình đưa tin đánh giá cao
Từ khi ứng dụng vào thực tiễn, Thanh bì Dưỡng can thang được hàng ngàn phụ huynh lựa chọn cho con bởi tính an toàn, hiệu quả. Trong đó đông đảo bố mẹ đã có phản hồi tích cực về bài thuốc:
Mẹ em Phan Thuỳ Dương 13 tuổi Quốc Oai, Hà Nội cho biết: “Bé nhà chị bị tổ đỉa từ năm 10 tuổi, cả nhà cũng mua đủ thứ thuốc rồi dùng nước lá cho cháu rửa nhưng chỉ được vài bữa mụn nước lại mọc khiến con ngứa ngáy khó chịu. Được chị cùng công ty giới thiệu bên Thuốc dân tộc chữa viêm da tốt lắm nên chị đưa con đến khám rồi lấy thuốc. Cứ nghĩ Đông y phải vài tháng mới có hiệu quả nhưng không ngờ bé nhà chị dùng được hơn 1 tháng thấy đỡ nhiều rồi, tình hình này chắc hết liệu trình 2 tháng con sẽ khỏi hẳn”.
Một trường hợp khác là của em Trung Đức (10 tuổi, Vĩnh Phúc) cũng đã cải thiện tới 95% triệu chứng tổ đỉa nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bố em chia sẻ: “Dùng bài thuốc uống, bôi, ngâm rửa của bên Trung tâm được 1 tháng thì con nhà mình đỡ ngứa, không thấy mụn nước mới mọc thêm. Mình động viên, đồng hành cùng con dùng hết liệu trình 2 tháng thì bệnh phải khỏi được 95% rồi, mụn nước ở kẽ tay, kẽ chân không còn, các vùng da cũng đang bong ra rồi lành lại. Với tình hình này, mình tin là dùng hết 3 tháng thuốc con sẽ khỏi hẳn, không phải khổ sở vì bệnh tổ đỉa nữa”.
Không chỉ được bệnh nhân tin dùng, Thanh bì Dưỡng can thang còn được nhiều trang báo lớn, đài truyền hình đưa tin bảo chứng. Trong đó, chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 phát sóng vào 16/11/2019 đã giới thiệu bài thuốc là GIẢI PHÁP VÀNG trong điều trị tổ đỉa, viêm da, đảm bảo an toàn cho trẻ em.
Quý khán giả có thể theo dõi toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY hoặc xem qua video bên dưới:
LIÊN HỆ NGAY TRUNG TÂM THUỐC DÂN TỘC NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH
- Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- CS2 Hà Nội YHCT biện chứng: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hotline 1900638325 – Zalo: 0974.026.239
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Website: Thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc
ĐỪNG BỎ LỠ: Bài thuốc Nam “đệ nhất” đánh bay tổ đỉa từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả
Một số lưu ý trong điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao, hạn chế tối đa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trẻ em có làn da rất mẫn cảm, nếu sử dụng thuốc Tây phải có sự cho phép và kê đơn của bác sĩ. Điển hình nếu muốn sử dụng nizoral hay silkron phải dùng cho trẻ trên 5 tuổi để tránh tác dụng phụ.
- Chú ý vệ sinh vùng da bị tổ đỉa nói riêng và toàn thân thể nói chung bằng nhiều cách thức như tắm gội, vệ sinh tay chân hằng ngày, nhất là sau khi trẻ nghịch bẩn, ngâm tay chân vào nguồn nước bẩn hay tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa độc hại…
- Nước tắm cho trẻ có độ ấm vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây tổn thương cho da. Bên cạnh đó, nên cho trẻ tắm càng nhanh càng tốt, tránh chà xát mạnh vào da để tránh làm tăng nặng các triệu chứng bệnh tổ đỉa.
- Chú ý quan sát hoặc nhắc nhở trẻ không dùng tay cào gãi lên vùng da nổi mụn nước, bong tróc để tránh lây lan vi khuẩn tại vùng da bị tổn thương sang các vùng da khỏe mạnh khác.
- Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh của trẻ, giặt giũ mền gối, chăn drap, gối nệm của con thường xuyên. Giặt sạch quần áo, khăn mặt, khăn tay, khăn tắm… ít nhất mỗi ngày một lần bằng nước giặt chuyên dụng cho trẻ, ít chất tẩy rửa và dịu nhẹ không gây kích ứng cho làn da của trẻ.
- Bố mẹ nên hết sức cân nhắc điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, loại bỏ một số loại thực phẩm như hải sản (tôm, cua, cá biển, ốc…), thịt bò, trứng, sữa… nếu trẻ dị ứng với chúng. Thay vào đó, nên thêm vào thực đơn của con các loại rau củ quả tươi giàu chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất… nhằm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ để chống lại bệnh tật.
- Giữ ấm, che chắn cẩn thận cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh hoặc mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát khi bước vào mùa hè.

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là căn bệnh không quá nguy hiểm, nếu được điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng biến mất mà không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Bên cạnh điều trị theo đúng phác đồ do bác sĩ đưa ra, bố mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách, tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên cho trẻ để chống lại mọi bệnh tật.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!