Bệnh Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Có Thể Gặp

“Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý đường tiết niệu phổ biến và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận là một trong những bệnh lý về đường tiết niệu có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Sỏi thận là quá trình hình thành, tích tụ các khoáng chất (canxi, oxalat, muối urat, cystine, natri, phốt pho,…) trong thời gian dài ở thận. Các triệu chứng bệnh lý thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Điều này khiến người bệnh chủ quan khiến sỏi tăng kích thước và nghiêm trọng hơn.

Bệnh Sỏi Thận Có Nguy Hiểm Không? Các Biến Chứng Có Thể Gặp
“Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Về vấn đề “Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?” Các chuyên gia nhận thấy, mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân khởi phát, tình trạng sức khoẻ, mức độ triệu chứng, kích thước sỏi, dạng sỏi,…

Với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, sỏi có kích thước nhỏ thường không tác động nhiều đến sức khoẻ bệnh nhân. Nhất là khi các viên sỏi vừa hình thành, chưa rắn nhiều và có thể được bài tiết ra ngoài thông qua đường nước tiểu nhờ vào việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn và một số biện pháp chăm sóc tại nhà.

Trường hợp sỏi thận tiến triển nặng, sỏi có kích thước lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận, hoạt động tiểu tiện, lúc này người bệnh bắt buộc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sỏi thận nhỏ, có góc cạnh, hẹp niệu quản dẫn đến tình trạng cọ xát, tổn thương niệu quản nghiêm trọng, khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật điều trị.

Để nhận biết mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận cũng như can thiệp điều trị sớm nhất, người bệnh cần chủ động thăm khám khi nhận thấy các biểu hiện bất thường. Cụ thể như thường xuyên đau nhức hố lưng, đau bụng, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu ít, có mùi khó chịu, buồn nôn, nôn mửa. Thông qua các kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý cụ thể và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Các biến chứng bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những bệnh lý đường tiết niệu phổ biến và đáp ứng tốt các phương pháp điều trị nếu được thăm khám sớm và chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, với những trường hợp chủ quan để các biểu hiện bệnh lý diễn tiến nặng về các viên sỏi tăng kích thước có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp do bệnh lý gây ra.

1. Tắc nghẽn đường tiết niệu

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sỏi thận thường xuất hiện ở bể thận, đài thận nhưng không có vị trí cố định. Thay vào đó, các viên sỏi này có thể di chuyển dần xuống các ống hẹp hơn như niệu quản, niệu đạo thông qua dòng chảy của nước tiểu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tắc nghẽn đường tiết niệu.

Tắc nghẽn đường tiết niệu 
Với những trường hợp sỏi thận di chuyển đến niệu đạo, niệu quản sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu

Với những trường hợp sỏi thận di chuyển đến niệu đạo, niệu quản sẽ dẫn đến tình trạng thận ứ nước, giãn bể thận, đài thuận, ứ nước niệu quản,… Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bùng phát những cơn đau quặn thận và kèm theo tình trạng tiểu rắt và bí tiểu dai dẳng.

2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Sỏi thận tồn tại lâu ngày trong cơ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, mầm bệnh tấn công và gây tổn thương. Theo đó, những tác nhân gây bệnh này có thể gây nhiễm trùng thận và có khả năng lan rộng sang các vị trí khác (bàng quang, đường tiết niệu). Ngoài ra, những viên sỏi có kích thước lớn, cạnh sắc nhọn khi di chuyển sẽ gây cọ xát niêm mạc đường tiết niệu, từ đó dẫn đến tổn thương niệu quản, thận, xơ thận, viêm bể thận, teo thận,…

Với những trường hợp sỏi thận gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, người bệnh có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện như: Cảm giác nóng buốt khi đi tiểu, đau bụng dưới, nước tiểu có màu sắc bất thường (nâu, hồng, đỏ) kèm theo mùi hôi khó chịu và có váng.

3. Suy thận cấp/ mạn tính

Theo nhận định của các chuyên gia, trường hợp sỏi thận gây ra tình trạng thận ứ nước mức độ nặng (độ 2, 3) kèm theo nhiễm trùng sẽ làm phá huỷ các mô thận và suy giảm chức năng thận. Các biểu hiện suy thận nghiêm trọng được biểu hiện thông qua chỉ số lọc cầu thận dưới 10ml/ phút. Lúc này chức năng thận không thể phục hồi như ban đầu, bắt buộc người bệnh phải can thiệp ngoại khoa như lọc máu, chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống.

Suy thận cấp/ mạn tính 
Suy thận do sỏi thận gây ra có mức độ nguy hiểm cao, người bệnh bắt buộc can thiệp ngoại khoa để duy trì sự sống

Trường hợp bị sỏi thận gây ra biến chứng suy thận thường xuất hiện một số triệu chứng như phù nề tay chân, vị giác thay đổi, tiểu đêm nhiều lần, nước tuổi có chứa và lẫn máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,…

4. Biến chứng vỡ thận

Vỡ thận là một trong những biến chứng rất hiếm gặp ở người bị sỏi thận nhưng có mức độ nguy hiểm cao. Biên chứng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Giải phẫu ở thận cho thấy vách thận rất mỏng, nếu tình trạng ứ nước kéo dài có thể gây phù nề, sưng viêm và dẫn đến tăng áp lực thận quá mức dẫn đến vỡ thận đột ngột. Người bị vỡ thận cần được cấp cứu kịp thời để tránh rủi ro nguy hiểm.

[THAM KHẢO] Cách chấm dứt sỏi thận VĨNH VIỄN, Không gây biến chứng, không tái phát với Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Có ưu thế hơn hẳn so với những giải pháp chữa sỏi thận hiện nay, bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang luôn được giới chuyên gia nhận định có hiệu quả cao, an toàn đặc biệt là những trường hợp bị tái sỏi, sỏi khó điều trị. 

Liệu trình điều trị của bài thuốc được phát triển gồm 3 bài thuốc gồm:

Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang
Bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Trên thực tế, mỗi bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng bệnh khác nhau, cơ địa hấp thụ thuốc khác nhau nên thời gian điều trị sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân sẽ cảm nhận hiệu quả theo từng giai đoạn như sau:

  • Sau 10 – 15 ngày: Cố định vị trí sỏi, sỏi được bào mòn và đào thải qua đường tiết niệu, giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bệnh nhân ăn ngủ ngon hơn. 
  • Sau 1 tháng: Kích thước sỏi được giảm đi từ 2 – 5mm, thận được duy trì ổn định, không sưng viêm. 
  • Sau 2 – 3 tháng: Ổn định ngũ tạng, đào thải chất cặn bã, các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu được điều trị khỏi hoàn toàn. 

Theo kiểm nghiệm đến từ Viện NC & PT Y dược cổ truyền dân tộc: Có hơn 40.000 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh sau 1 liệu trình điều trị đầu tiên. Cụ thể:

Kết quả kiểm nghiệm bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang
Kết quả kiểm nghiệm bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang

Sở dĩ, bài thuốc đem đến hiệu quả vượt trội phần lớn nhờ vào việc nghiên cứu và phối kết hợp từ phía chuyên gia nghiên cứu: 

  • THÀNH PHẦN: Bài thuốc có hơn 30 vị thuốc quý kết hợp gồm Kim tiền thảo, Khổ sâm, Hoàng bá,  Chỉ xác, Hồng hoa,…. Toàn bộ dược liệu đã được kiểm định, đạt chuẩn GACP – WHO do Bộ Y Tế cấp phép.
  • CÔNG DỤNG: Phát huy sức mạnh theo cơ chế “kiềng ba chân” giúp vừa tán sỏi, tiêu viêm, ngăn nguy cơ tái phát.
Cơ chế 3 tác động trong điều trị sỏi thận
Cơ chế 3 tác động trong điều trị sỏi thận
  • ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG: Nhất Nam Tiêu Thạch Khang phù hợp với mọi đối tượng bệnh, điều trị những triệu chứng do bệnh sỏi thận – tiết niệu gây ra, sỏi kích thước lớn 30mm, sỏi san hô, sỏi khó điều trị ở người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ sau sinh.

XEM NGAY: Thực hư hiệu quả của Nhất Nam Tiêu Thạch Khang qua chia sẻ của người bệnh

Nhân Viên Văn Phòng Thoát Khỏi Sỏi Thận 9MM Chỉ Sau 2 Tháng

Dưới đây là một số đánh giá và kết quả điều trị từ phía bệnh nhân cung cấp sau quá trình điều trị với Nhất Nam Tiêu Thạch Khang:

Bệnh nhân đánh giá hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang
Bệnh nhân đánh giá hiệu quả của bài thuốc Nhất Nam Tiêu Thạch Khang
Kết quả siêu âm
Kết quả siêu âm

Bệnh nhân quan tâm tới phác đồ điều trị có thể liên hệ ngay tới Nhất Nam Y Viện để nhận tư vấn từ chuyên gia tại:

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Bệnh lý thường đáp ứng tốt các phương pháp chữa trị nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, sỏi thận có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như sức khoẻ tổng thể.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi thận 
Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước để hỗ trợ quá trình bài tiết, hạn chế tình trạng lắng đọng các cặn bã, khoáng chất trong thận

Do đó, bạn cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh lý. Cụ thể:

  • Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước để hỗ trợ quá trình bài tiết, hạn chế tình trạng lắng đọng các cặn bã, khoáng chất trong thận. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, thịt cá, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, chỉ bổ sung vừa đủ các thực phẩm chứa canxi, protein cần thiết cho cơ thể.
  • Dành từ 30 – 45 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao. Vận động thể chất không chỉ giúp nâng cao thể trạng, cải thiện chức năng bài tiết mà còn phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.
  • Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc Tây khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là kháng sinh. Bên cạnh đó, nên tham vấn chuyên khoa trước khi dùng các viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng để được hướng dẫn cụ thể.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích khác tác động xấu đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Hạn chế ăn quá mặn và tiêu thụ một số thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức, làm việc quá sức, thức khuya. Thay vào đó, bạn nên tập thói quen ngủ sớm, dành thời gian thư giãn,…
  • Loại bỏ thói quen nhịn tiểu, nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến các độc tố, cặn bã ứ đọng nhiều trong thận và gây nên sỏi thận.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để giúp kịp thời phát hiện các vấn đề sức khoẻ và điều trị sớm.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?” và một số vấn đề liên quan đến bệnh lý. Sỏi thận nếu không được thăm khám sớm và điều trị đúng các có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? là vấn đề được nhiều người...
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng

9+ Loại Sữa Dành Cho Người Đau Dạ Dày Được Khuyên Dùng

Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm...
Chữa đau dạ dày bằng lá mơ: Bài thuốc hay từ dân gian

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Mơ: Bài Thuốc Hay Từ Dân Gian

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ là một trong những bài thuốc hay có...