Nổi Mề Đay Có Tắm Được Không? Có Kiêng Nước Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nổi mề đay có tắm được không? Có kiêng nước không? Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là quan niệm dân gian trong việc phòng ngừa bệnh lý tiến triển nặng nề và tái phát. Tuy nhiên, thực tế những quan niệm này vẫn chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học. Việc kiêng tắm gội sẽ khiến da bài tiết mồ hôi quá mức, tạo điều kiện bã nhờn, nấm men, vi khuẩn phát triển.

Nổi mề đay có tắm được không, có kiêng nước không?

Nổi mề đay là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tình trạng này thường là hệ quả của dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với nọc độc côn trùng, không khí lạnh, dị ứng mỹ phẩm, mủ nhựa thực vật, rối loạn nội tiết tố,… Trên thực tế, mề đay mẩn ngứa thường khởi phát đột ngột và thuyên giảm nhanh chóng sau vài giờ. Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương da có thể kéo dài đến vài ngày và diễn tiến thành mãn tính.

Bệnh mề đay có tắm được không? Có kiêng nước không?
“Nổi mề đay có tắm được không? Có kiêng nước không?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Theo quan niệm dân gian, người bị nổi mề đay mẩn ngứa cần kiêng nước và kiêng tắm. Việc tiếp xúc với nước có thể khiến các nốt sẩn đỏ lan rộng, ngứa ngáy dữ dội và phù nề. Tuy nhiên, quan niệm này chỉ được lưu truyền trong dân gian và hiện vẫn chưa được minh chứng trên phương diện khoa học.

Vậy “Nổi mề đay có tắm được không? Có kiêng nước không?” Theo đó, việc kiêng nước và tắm rửa sẽ khiến da tiết nhiều mồ hôi, tích tụ các bã nhờn, bụi bẩn khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn, sưng nóng, ngứa ngáy khó chịu. Hơn nữa, kiêng tắm, kiêng nước còn khiến nấm và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

Do đó, trong thời gian bị nổi mề đay, người bệnh không nên kiêng tắm, kiêng nước theo quan niệm dân gian. Thay vào đó, cần vệ sinh cơ thể thường xuyên để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, nhiệt độ từ nước tắm còn giúp làm dịu vùng da bị tổn thương, sưng nóng, viêm đỏ để cải thiện độ ngứa ngáy ở da.

Bị nổi mề đay cần lưu ý gì khi tắm rửa?

Không giống với làn khỏe mạnh, vùng da bị nổi mề đay mẩn ngứa thường dễ bị viêm đỏ, kích ứng và ngứa ngáy khó chịu. Do đó, trong thời gian bị mề đay, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong tắm rửa:

1. Nhiệt độ nước tắm

Nước tắm có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến lớp màng lipid bị phá vỡ, gây ra tình trạng khô ráp da, bong tróc, kích ứng. Tình trạng này có thể kích thích vùng da bị tổn thương bị viêm đỏ, nổi các sẩn đỏ và có xu hướng lan rộng, phù nề nghiêm trọng.

Nhiệt độ nước tắm
Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần tắm với nước có nhiệt độ phù hợp từ 35 – 37 độ C

Do đó, khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh cần tắm với nước có nhiệt độ phù hợp từ 35 – 37 độ C. Với nhiệt độ nước ấm sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Chỉ nên tắm trong 10 – 15 phút

Người mắc những vấn đề da liễu nói chung và nổi mề đay mẩn ngứa nói riêng, chỉ nên tắm trong vòng 10 – 15 phút. Trong thời gian này đủ để loại bỏ mồ hôi, làm sạch bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trong nang lông làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da.

Ngược lại, những người có thói quen tắm quá 20 phút sẽ làm mất cân bằng độ ẩm của da, gây ngứa ngáy, nứt nẻ và khô ráp. Với những trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa, việc tắm quá lâu sẽ khiến những nốt sẩn phát triển, kết hợp thành những mảng lớn gây phù nề, viêm đỏ và ngứa ngáy.

3. Hạn chế chà xát mạnh

Trong lúc tắm, nhiều người có thói quen chà xát mạnh lên da để làm sạch da, loại bỏ bã nhờn, tế bào chết. Tuy nhiên, chính động tác cơ học này có thể bùng phát các triệu chứng mề đay vẽ nổi hoặc kích thích tổn thương da bùng phát dữ dội, gây ngứa ngáy và phù nề dai dẳng. Bên cạnh đó, thói quen này cũng có thể gây trầy xước da, chảy máu và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Hạn chế chà xát mạnh
Thói quen chà xát mạnh khi tắm có thể bùng phát các triệu chứng mề đay vẽ nổi hoặc kích thích tổn thương da bùng phát dữ dội, gây ngứa ngáy

Do đó, người bệnh cần thao tác nhẹ nhàng khi tắm nhằm làm sạch da và tránh kích thích tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa lan rộng. Bạn có thể sử dụng một số loại bông tắm có chất liệu mềm nhằm loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và tránh ma sát mạnh lên vùng da bị tổn thương.

4. Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc và làm sạch phù hợp

Những sản phẩm chăm sóc và làm sạch da như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết có thể gây kích ứng, dị ứng khiến các triệu chứng mề đay mẩn ngứa trở nên nặng nề và lan rộng. Do đó, khi da bị nổi mề đay mẩn ngứa, người bệnh nên kiểm tra bảng thành phần có trong những sản phẩm này.

Trường hợp nhận thấy sản phẩm chứa những thành phần dễ gây dị ứng, kích ứng như hương liệu, dầu khoáng, chì, cồn,… cần tránh dùng trong giai đoạn nổi mề đay mẩn ngứa. Nếu có thể, bạn nên thay những sản phẩm này bằng các sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên, thành phần an toàn, dịu nhẹ và có độ pH cần bằng.

5. Dưỡng ẩm da sau khi tắm

Sau khi tắm, làn da có xu hướng thoát hơi nước và trở nên khô căng, nhất là trong thời tiết khô hanh, lạnh. Do đó, bạn cần sử dụng những loại kem dưỡng sau khi tắm để giảm giảm tình trạng khô ráp da, tăng cường độ ẩm cho da, cải thiện bong tróc cũng như làm dịu hiện tượng kích ứng, dị ứng hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần giúp giảm ngứa (Menthol, Oat extract), sát trùng (Zinc), phục hồi (Glycerin, Niacinamide, Panthenol) nhằm cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm đỏ, đồng thời hỗ trợ tái tạo những mô tế bào bị hư tổn.

Dưỡng ẩm da sau khi tắm
Người bị nổi mề đay cần dùng kem dưỡng sau khi tắm để giảm giảm tình trạng khô ráp da, tăng cường độ ẩm cho da

Trường hợp tuân thủ những lưu ý trên nhưng tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa vẫn có xu hướng lan rộng. Lúc này, người bệnh có thể bị dị ứng nước vô căn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm mô bệnh học, test dị nguyên và chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.

Người nổi mề đay mẩn ngứa nên tắm nước lá gì để cải thiện?

Bên cạnh việc tắm rửa thông thường, trường hợp bị nổi mề đay cũng có thể tận dụng một số loại lá tắm có công dụng kháng dị ứng, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy để hạn chế tổn thương da, đồng thời cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Một số loại lá tắm được dùng để cải thiện tình trạng mề đay mẩn ngứa, bao gồm:

Cải thiện nổi mề đay với lá chè xanh

Lá chè xanh được biết đến là loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và tiêu cơm hiệu quả. Nhân dân thường tận dụng loại lá này để nấu nước và uống hàng ngày giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và kích thích hoạt động tiêu hóa.

Ngoài ra, bên cạnh tác dụng chống ngứa, tiêu viêm, lá chè xanh còn được dùng để nấu nước tắm để chữa chứng nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban, rôm sảy, sởi,… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng nhận thấy, trong lá chè xanh có chứa tanin, flavonoid, hoạt chất EGCG có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm, giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng kích ứng cũng như hỗ trợ phục hồi những vùng da bị tổn thương do bệnh lý gây ra.

Cải thiện nổi mề đay với lá chè xanh
Bên cạnh tác dụng chống ngứa, tiêu viêm, lá chè xanh còn được dùng để nấu nước tắm để chữa chứng nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá chè xanh tươi, mang ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi để ráo.
  • Cho thảo dược vào nồi, cho thêm 3 lít vào và đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp
  • Đậy nắp hãm thêm 20 phút nữa rồi đổ nước ra thau, lọc bỏ phần bã và hòa với nước lạnh
  • Dùng nước này để vệ sinh da và tắm mỗi ngày để giảm ngứa ngáy, tiêu viêm và cải thiện số lượng sẩn đỏ

Tắm nước lá kinh giới chữa mề đay

Lá kinh giới thường được dùng chế biến một số món ăn để kích thích vị giác, tăng hương vị của món ăn, giảm mùi tanh ở một số loại thực phẩm. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng kháng viêm, chống ngứa và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm phù nề, tiêu sẩn đỏ do những bệnh da liễu gây ra.

Tắm lá kinh giới mỗi ngày 1 lần trong vài ngày liên tục sẽ giúp cải thiện tổn thương da do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả trong chữa dị ứng thời tiết, rôm sảy, phát ban, viêm da cơ địa, sốt phát ban,…

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để ráo
  • Cho thảo dược vào nồi cùng 2 lít nước lọc và đun sôi
  • Đun tiếp 5 phút nữa rồi tắt bếp
  • Đến khi nước nguội bớt thì cho vào chậu đựng và pha thêm với nước lạnh
  • Dùng nước này để tắm hàng ngày để cải thiện mề đay mẩn ngứa. Bạn cũng có thể tận dụng bã chà xát nhẹ lên vùng da bị tổn thương để làm giảm ngứa ngáy, viêm đỏ.

Cải thiện bệnh lý với lá trầu không

Hoạt chất Menthol có trong lá trầu không có công dụng giảm viêm đỏ, làm mát da và cải thiện ngứa ngáy hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn mang lại hiệu quả trong ức chế vi khuẩn, nấm men và sát trùng. Việc nấu nước tắm từ lá trầu không sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm sẩn đỏ, tiêu viêm và phù nề.

Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong thảo dược này còn hỗ trợ phục hồi các tế bào da bị hư tổn, làm lành vết thương, ngăn ngừa thâm sẹo.

Cải thiện bệnh lý với lá trầu không
Hoạt chất Menthol có trong lá trầu không có công dụng giảm viêm đỏ, làm mát da và cải thiện ngứa ngáy hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu không, mang đi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và vò xát nhẹ
  • Đun sôi 2 lít nước và cho thảo dược vào
  • Đun tiếp 5 phút nữa rồi bắt bếp và đợi nước nguội
  • Đổ nước ra chậu đựng rồi hòa thêm 1 ít nước lạnh
  • Dùng nước này để vệ sinh da và tắm để làm sạch cơ thể, giảm ngứa ngáy do mề đay gây ra hiệu quả

Ngoài những thảo dược trên, người bị nổi mề đay mẩn ngứa cũng có thể tận dụng ngải cứu, lá tía tô, bạc hà,… để nấu nước tắm để cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Khi thực hiện, nên ngâm rửa dược liệu sạch với nước muối để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và kích ứng.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay có tắm được không? Có kiêng nước không?” và một số vấn đề liên quan. Việc tắm rửa, vệ sinh da đúng cách sẽ giúp loại bỏ sạch bã nhờn, mồ hôi, cải thiện ngứa ngáy, khô ráp da do bệnh lý gây ra. Ngoài việc vệ sinh cơ thể, người bệnh nên chú trọng đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để kiểm soát các triệu chứng mề đay mẩn ngứa nhanh chóng.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...