Bệnh Eczema Ở Trẻ Sơ Sinh: Biểu Hiện, Cách Điều Trị, Chăm Sóc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh là căn bệnh tiến triển rất nhanh, dễ dàng lây lan sang bất kỳ vùng da nào khác trên cơ thể. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như da ửng đỏ, từng mảng, ngứa ngáy, da khô bong tróc… Những triệu chứng này khiến phụ huynh dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý da liễu khác như viêm da tiết bã, viêm da cơ địa…
Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh là gì?
Eczema là thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng da bị kích ứng, ửng đỏ, nổi nhiều đốm mụn nước chứa dịch tiết. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, trong đó trẻ em bị eczema do viêm da dị ứng (một loại chàm eczema phổ biến) có tỷ lệ mắc cao nhất.

Độ tuổi trẻ dễ mắc bệnh nhất là từ 2 – 10 tuổi, tuy nhiên trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi cũng là đối tượng dễ bị eczema. Theo các chuyên gia, eczema là một dạng bệnh nhiễm nấm, dòng nấm phổ biến được tìm thấy là Trichophyton rubrum và Epidermophyton floccosum.
Một số dạng bệnh eczema ở trẻ sơ sinh phổ biến như:
- Viêm da dị ứng: Đặc trưng với các triệu chứng như da ửng đỏ, sưng phù, ngứa ngáy, khô ráo và bong tróc vảy… Nếu người bệnh thường xuyên cào gãi, chà xát mạnh sẽ khiến trên bề mặt da xuất hiện các vết nứt nẻ, nhiễm trùng thứ cấp và hình thành sẹo thâm.
- Viêm da tiết bã: Thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ dưới 3 tháng tuổi với các triệu chứng tương tự như bệnh chàm eczema dị ứng, nhưng điểm khác biệt ở đây là viêm da tiết bã thường không gây ngứa ngáy. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện chủ yếu trên da đầu hay còn được gọi là “cứt trâu”. Bệnh sẽ tự thuyên giảm sau khoảng vài tháng nếu phụ huynh biết cách chăm sóc.
- Viêm da tiếp xúc: Bệnh còn được gọi là bệnh chàm tiếp xúc xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như thời tiết thay đổi, phấn hoa, chất tẩy rửa độc hại… Đặc trưng một số triệu chứng như nổi mụn nước, ngứa ngáy, da khô xù xỉ nổi sần…
- Ngoài ra, chàm đồng tiền, chàm thể địa… cũng là một số dạng bệnh eczema phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh eczema
Tính đến nay, nguyên nhân gây bệnh eczema vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rất có thể có sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường. Điển hình như một số yếu tố sau:

- Di truyền: Bệnh eczema có tính chất di truyền, tức là nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh chàm hay các bệnh lý da liễu khác thì nguy cơ con cái của họ mắc phải bệnh eczema là rất cao.
- Môi trường: Bệnh chàm eczema nói chung và bệnh eczema ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia cho biết có sự liên quan mật thiết đến quá trình rối loạn hệ miễn dịch. Tình trạng này khiến cho làn da mất đi độ ẩm cần thiết, từ đó khởi phát nhanh chóng những triệu chứng bệnh eczema. Một số tác nhân có khả năng khởi phát nguy cơ dị ứng như môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, thực phẩm dị ứng, phấn hoa, lông chó mèo, nhiệt độ quá nóng hoặc quá khô, khói thuốc lá, quần áo có chất liệu sợi nhân tạo hoặc len…
- Sản sinh ít tế bào mỡ: Việc cơ thể tạo ra quá ít các tế bào mỡ Ceramides khiến làn da khô lại do mất nhiều nước và da yếu đi dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, triệu chứng bệnh chàm eczema ở trẻ sơ sinh thường bùng phát nặng nề hơn vào mùa đông, nhiệt độ và độ ẩm xuống thấp. Không những vậy mồ hôi hay nước bọt của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát các triệu chứng kích ứng trên má, cằm, cổ của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh eczema ở trẻ sơ sinh
Hầu hết những trường hợp trẻ sơ sinh bị eczema đều gặp phải triệu chứng điển hình như da khô ráp ngứa ngáy, khó chịu, ửng đỏ… và có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở các khớp tay, chân và má. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như:

- Đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: Xuất hiện các đốm nổi mề đay, ngứa ngáy tại da đầu, trán, má, thậm chí lan đến đầu gối, khuỷa tay và toàn thân.
- Đối với trẻ em từ 2 – 5 tuổi: Triệu chứng nổi mẩn ngứa thường xuất hiện ở khuỷa tay, cổ tay, mặt trong của mắt cá chân, phía sau đầu gối, quanh miệng hoặc mí mắt. Kèm theo đó là tình trạng da bong tróc vảy, khô ráp, dày sừng và có màu sậm hơn so với các vùng da bình thường khác. Nếu bệnh có xu hướng diễn tiến nặng, có thể hình thành các vết sẹo và bị lichen hóa.
- Đối với trẻ em trên 5 tuổi và trẻ trong độ tuổi dậy thì: Triệu chứng bệnh xuất hiện ở đầu gối, khuỷa tay là chủ yếu, trong một số trường hợp còn xảy ra ở cả bàn chân, phía sau tai và da đầu của trẻ. Đây cũng có thể là dấu hiệu xảy song song với các triệu chứng bệnh viêm da tiết bã, viêm da dị ứng…
Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh kéo dài trong bao lâu?
Đối với trẻ sơ sinh bị eczema, các triệu chứng có thể tự thuyên giảm và biến mất sau sau quá trình chăm sóc, điều trị đúng cách. Đối với nhiều trẻ em triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện khi trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, vì tính chất dai dẳng và dễ tái phát nên có triệu chứng có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.
Trong một số trường hợp, triệu chứng bệnh có thể được cải thiện nhưng vẫn có khả năng khởi phát trở lại khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, dễ dàng bộc phát triệu chứng khi gặp các yếu tố kích thích như bị stress kéo dài, sử dụng mỹ phẩm chứa chất kích ứng, thời tiết hanh khô…
Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh truyền nhiễm, không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Vì vậy, việc giữ trẻ bị bệnh eczema tránh xa những đứa trẻ khác là điều không cần thiết. Tuy nhiên, những tổn thương trên da của trẻ có khả năng lây lan trên chính cơ thể của trẻ.
Phương pháp điều trị bệnh eczema ở trẻ sơ sinh
Cũng tương tự như ở người lớn, bệnh eczema ở trẻ sơ sinh gần như không thể điều trị dứt điểm. Bởi đây là căn bệnh có tính chất dai dẳng, kéo dài và thường xuyên tái phát. Vì vậy, việc điều trị bệnh chủ yếu dựa vào việc xử lý triệu chứng, duy trì hiệu quả và phòng ngừa tái phát bệnh càng lâu càng tốt.
Một số biện pháp điều trị eczema ở trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến như:
1. Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà
Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh eczema mức độ nhẹ, triệu chứng chỉ vừa khởi phát, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà hiệu quả và lành tính như:

- Bôi kem dưỡng ẩm: Làn da của trẻ nếu được cấp ẩm, chăm sóc hằng ngày giúp xử lý và phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng bệnh eczema. Sau khi trẻ tắm xong, thấm khô người thì phụ huynh dùng tay thoa đều kem dưỡng ẩm lên da của trẻ, massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Làn da khỏe mạnh sẽ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh eczema.
- Cho trẻ tắm nước mát: Làm sạch làn da bằng nước mát là một trong những biện pháp hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy trên bề mặt da. Để tăng hiệu quả điều trị, bố mẹ có thể kết hợp với bột yến mạch để tắm cho trẻ.
- Liệu pháp bọc ướt: Khi bùng phát các triệu chứng ngứa ngáy hay đau rát dữ dội do eczema, phụ huynh có thể áp dụng ngay liệu pháp này. Cách thực hiện rất đơn giản, phụ huynh sử dụng một chiếc khăn sạch thấm nước và quấn cố định vào vùng da bị tổn thương để bù nước, hỗ trợ làm dịu da. Nên thực hiện liệu pháp này vào thời điểm sau khi tắm xong, tiến hành dưỡng ẩm và bôi thuốc lên điều trị xử lý vùng da bị tổn thương.
2. Điều trị bệnh eczema ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây
Những trường hợp trẻ bị eczema nhưng không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp tại nhà chứng tỏ bệnh đã diễn tiến nặng hơn, bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc điều trị để kiểm soát triệu chứng và tình trạng bệnh. Mặc dù thuốc Tây đem lại hiệu quả điều trị cao tuy nhiên lại dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ được sử dụng thuốc Tây dạng bôi, nếu sử dụng thuốc dạng uống phải có sự cho phép của bác sĩ, phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc bôi, thuốc mỡ chứa corticosteroids, steroid, cortisone: Đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu vì đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, thuốc rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng, sử dụng không đúng cách. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ muốn sử dụng thuốc cần chú ý phải dùng thuốc có nồng độ thấp.
- Kem bôi hoặc thuốc mỡ chứa Hydrocortisone: Có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và tình trạng viêm da. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc này quá mức trên da của trẻ để tránh gây mỏng da, teo da.
- Thuốc chống viêm: Có tác dụng thay đổi các phản ứng rối loạn của cơ thể nhằm kiểm soát tình trạng viêm da.
- Thuốc kháng histamine dạng uống: Thuốc có khả năng cải thiện nhanh chóng triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy và có tác dụng an thần, giúp trẻ dễ ngủ hơn. Đây là thuốc dạng uống nên chỉ được kê đơn cho trẻ bị eczema có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, chỉ dùng cho trẻ lớn.
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Chỉ khi nào bệnh eczema mức độ nặng, triệu chứng nghiêm trọng và không đáp ứng bất kỳ biện pháp điều trị nào mới được chỉ định dùng nhóm thuốc này.
3. Điều trị bệnh eczema ở trẻ sơ sinh AN TOÀN bằng Đông y
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, bệnh chàm phát sinh do ứ trệ phong nhiệt, thấp nhiệt gây uất kết khiến các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mảng mụn nước, khô ráp… bùng phát trên da. Do vậy, các bài thuốc Đông y sẽ điều trị eczema từ gốc, loại bỏ phong nhiệt, thấp nhiệt, triệt tiêu uất kết dưới da, từng bước GIẢI ĐỘC – PHỤC HỒI – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA cho trẻ.
Thanh bì Dưỡng can thang ĐẶC TRỊ ngứa ngáy, mụn nước, khô ráp do eczema, AN TOÀN cho bé
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc đặc trị viêm da của Trung tâm Thuốc dân tộc. Kế thừa nguyên bản cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày, bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, trải qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm bài bản, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện cả về thành phần và công thức cho phù hợp thể trạng và làn da non nớt của trẻ. Từ đây, bài thuốc trở thành giải pháp số 1 trong điều trị eczema ở trẻ sơ sinh, phù hợp xu hướng chữa bệnh thế kỷ 21. [Xem thêm nguồn gốc bài thuốc TẠI ĐÂY]
Bài thuốc được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đưa tin giới thiệu tới khán giả cả nước. Chương trình được phát sóng ngày 16/11/2019, quý khán giả có thể theo dõi trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc xem qua đoạn cắt video bên dưới:
Tuân thủ phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế từ 2 nhóm thuốc NGÂM RỬA và BÔI NGOÀI. Nhờ vậy, bài thuốc tạo tác động chuyên sâu, rút ngắn thời gian làm lành da, xóa mờ sẹo và ngăn chặn tái phát.

Bài thuốc ngâm rửa: Làm sạch sâu, dưỡng ẩm, chống khô da
Nhóm thuốc ngâm rửa kết tinh nhiều dược liệu có tác dụng chính là SÁT KHUẨN, DƯỠNG ẨM DA, thúc đẩy các vùng tổn thương nhanh chóng phục hồi.
🍀Thành phần: Dương xỉ, đơn đỏ, kinh giới, sài đất, trầu không,…
🍀Công dụng: Sát khuẩn da cho bé, tiêu diệt các loại vi khuẩn của vi nấm gây bệnh eczema đang khu trú trên da. Đồng thời, nhóm thuốc cũng đóng vai trò là “chất dẫn” tạo điều kiện cho thuốc bôi dễ dàng thẩm thấu, phát huy tối đa hiệu quả.
🍀Cách dùng: Thuốc được đóng thành từng túi nhỏ với định lượng tương ứng cho mỗi lần dùng. Phụ huynh sử dụng để ngâm rửa vùng da bị chàm của trẻ, nếu eczema toàn thân có thể pha thành nước tắm cho bé.
Bài thuốc bôi: CHẤM DỨT ngứa ngáy, khô ráp da, PHỤC HỒI toàn diện
Nhóm thuốc bôi được phối chế từ những dược liệu có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành da và xóa mờ sẹo,… cho hiệu quả cao trong điều trị eczema ở trẻ. Cụ thể như sau:
🍀Thành phần: Hoa cau non, Nấm trắng, Hoa mận trắng, Kim ngân hoa, Tang bạch bì…
🍀Công dụng: Tăng cường sát khuẩn, tiêu viêm, bổ sung thêm các dưỡng chất và vitamin dưỡng ẩm cho da, loại bỏ vùng da bong tróc, rút ngắn thời gian làm lành tổn thương, giúp làn da nhanh chóng phục hồi.
🍀Cách dùng: Nhóm thuốc được bào chế dưới dạng cao bôi đóng sẵn trong các hũ thuỷ tinh. Sau khi làm sạch da cho trẻ với bài thuốc ngâm rửa, phụ huynh lấy một lượng vừa đủ thuốc bôi thoa lên vùng da tổn thương của trẻ.
Đặc biệt, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO, chất lượng được kiểm duyệt gắt gao, đảm bảo AN TOÀN cho trẻ sơ sinh. Bài thuốc đáp ứng tiêu chí 3 KHÔNG: Không tác dụng phụ – Không nhờn thuốc – Không phụ thuộc thuốc.
Theo thống kê của Trung tâm Thuốc dân tộc, 95% trẻ đã khỏi dứt bệnh eczema chỉ sau 1-3 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang. Số ít trẻ còn lại do cơ địa chậm hấp thu dược chất hoặc phụ huynh chưa cho con kiêng khem khoa học nên cần thêm thời gian.

Từ khi được ứng dụng vào thực tiễn điều trị, Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn trẻ hết ngứa ngáy, da không còn khô ráp hay nổi mảng mụn nước. Rất nhiều bậc phụ huynh đã gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực:
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chỉ được kê đơn tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Liên hệ ngay để được ƯU TIÊN TƯ VẤN MIỄN PHÍ:
- Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- CS2 Hà Nội YHCT biện chứng: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hotline 1900638325 – Zalo: 0974.026.239
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Website: Thuocdantoc.org | Fanpage:
ĐỌC NGAY: Thanh bì dưỡng can thang ĐẶC TRỊ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ với 1 LIỆU TRÌNH
4. Quang trị liệu
Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng) là một trong những biện pháp điều trị hiện đại đang được nhiều người áp dụng. Đối với trẻ sơ sinh bị bệnh eczema toàn thân, diễn tiến nặng không đáp ứng điều trị bằng thuốc sẽ được chỉ định điều trị bằng quang trị liệu. Không chỉ điều trị bệnh chàm – Eczema, liệu pháp ánh sáng còn được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu khác như viêm da dầu tiết bã, viêm da cơ địa, á sừng…

Ưu điểm của quang trị liệu trong điều trị bệnh eczema ở trẻ sơ sinh nhưs:
- Giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy trên bề mặt da
- Kích thích quá trình sản sinh vitamin D trong cơ thể
- Nâng cao khả năng hệ thống chống khuẩn trên bề mặt da, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Tuy nhiên, dù hiệu quả nhưng liệu pháp này cũng tồn tại các nhược điểm như:
- Thúc đẩy quá trình lão hóa da
- Tăng mức độ nhạy cảm của làn da, dễ bị kích ứng, cháy nắng
- Dễ gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu
- Hình thành các khối u ác tính
- Trong quá trình điều trị quang trị liệu không đeo bịt che mắt chuyên dụng có thể gây đục thủy tinh thể.
Biện pháp phòng ngừa bệnh eczema ở trẻ sơ sinh
Chủ động phòng ngừa bệnh eczema ở trẻ sơ sinh cũng là một trong những biện pháp điều trị bố mẹ cần thực hiện ngay từ sớm. Bởi bệnh eczema không thể điều trị dứt điểm, chỉ có phòng ngừa tái phát mới có thể duy trì một làn da khỏe mạnh:
- Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng cách tắm rửa mỗi ngày, sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ, chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây tác dụng phụ, kích ứng cho làn da.
- Tiến hành dưỡng ẩm cho làn da non nớt của trẻ bằng các sản phẩm không mùi, không màu hoặc ưu tiên sử dụng những sản phẩm được bào chế dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ địa làn da nhạy cảm.
- Giữ làn da của trẻ luôn khô ráo, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và ưu tiên chất liệu cotton dễ thấm hút. Tránh cho trẻ mặc quần áo có chất liệu vải tổng hợp hoặc len vì dễ gây tổn thương cho làn da.
- Cắt ngắn móng tay của trẻ và cho trẻ đeo bao tay khi trẻ muốn gãi ngứa đễ tránh làm trầy xước, tổn thương làn da bị tổn thương của trẻ.
- Giữ trẻ luôn ở trong môi trường thoáng mát, không quá nóng cũng không quá lạnh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm không khí.
- Đối với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trẻ lớn thì uống nhiều nước hằng ngày và ăn uống khoa học để giúp da trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa tái phát bệnh.
- Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và xử lý điều trị kịp thời.

Bệnh eczema ở trẻ sơ sinh là bệnh lý da liễu phổ biến, không quá nguy hiểm. Những triệu chứng bệnh có thể được cải thiện khi trẻ lên 5 – 6 tuổi hoặc ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp tình trạng bệnh đeo bám dai dẳng, không tự khỏi và ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên da, hãy đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tiến hành điều trị bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!