Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì? Các Thực Phẩm Người Bệnh Không Nên Ăn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh chàm kiêng ăn gì là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Bởi một chế độ ăn uống khoa học là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp kiểm soát tình trạng viêm da, ngứa ngáy, bong tróc do bệnh chàm gây ra. Để có một thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh có thể tham khảo bài viết dưới đây. 

Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Bệnh chàm kiêng ăn gì để điều trị bệnh hiệu quả?

Bệnh chàm hay còn được gọi là bệnh chàm – Eczema là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến hiện nay. Bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như ngứa ngáy, da bong tróc, dày sừng, nổi mẩn đỏ… rất khó chịu. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh chàm không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt sự bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Bên cạnh các biện pháp điều trị phổ biến như dùng thuốc Tây hay thuốc Đông y theo chỉ định của bác sĩ, một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?

Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều loại thực phẩm tiêu cực làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh chàm cũng như quá trình điều trị bệnh. Có thể kể đến một số loại thực phẩm như:

1. Thức ăn có chứa nhiều chất béo

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo được chia làm 2 dạng chính là chất béo có hại và có lợi. Một số chất béo có lợi như omega – 3, omega – 6 haycác loại axit béo no… Đây đều là những dưỡng chất cần thiết có trong một số loại thực phẩm như các loại hạt, cá, dầu thực vật… tốt cho sức khỏe.

Còn các loại chất béo có hại trong một số loại thực phẩm như thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… sẽ cung cấp một lượng chất béo có hại cao cho cơ thể. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan nội tạng như tim, gan, thận… Nếu bệnh chàm phát triển trên những bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch… sẽ càng khiến bệnh diễn tiến nặng, điều trị phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo cao còn làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da. Sự rối loạn của hoạt động này có thể làm tích tụ độc tố dưới da, khiến những triệu chứng dưới da bùng phát nghiêm trọng.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Người bệnh chàm da nên kiêng các loại thức ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ

2. Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa

Sữa là loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất, khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những loại sữa có nguồn gốc động vật sẽ có hàm lượng đạm rất cao. Đây chính là một trong những nguyên nhân khởi phát triệu chứng tình trạng dị ứng, viêm nhiễm, ngứa ngáy… Vì vậy, người bệnh chàm nên kiêng sử dụng các loại sữa động vật và các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai…

3. Thực phẩm nhiều đường

Đường là nguồn nguyên liệu giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể sản sinh năng lượng giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Có rất nhiều trường hợp cơ thể thiếu đường khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, chân tay run rẩy, hoa mắt…

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh chàm thì việc dung nạp quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Bởi môi trường ngọt nhiều năng lượng là môi trường rất thuận lợi để phát triển các ổ vi khuẩn. Vì vậy, khi bị chàm mà ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến các triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

4. Thực phẩm giàu tinh bột

Ngoài thực phẩm nhiều đường thì thực phẩm giàu tinh bột cũng là một trong những thứ cần kiêng khi mắc bệnh chàm. Lượng tinh bột dư thừa không được cơ thể tiêu hóa để chuyển thành năng lượng vô tình khiến chức năng gan bị suy giảm, lâu dần dẫn đến suy gan và tăng nặng triệu chứng bệnh chàm.

Tuy nhiên, không nên vì vậy mà người bệnh cắt hoàn toàn tinh bột ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày. Thay vào đó chỉ nên cung cấp một lượng tinh bột vừa đủ để duy trì năng lượng để cơ thể hoạt động vừa hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh chàm eczema.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường để tránh tăng nguy cơ gây bệnh

5. Thực phẩm còn sống, hôi tanh

Những loại thực phẩm tanh, sống có tính hàn và chứa nhiều chất kích ứng như histamine có thể làm tăng nặng nguy cơ bùng phát bệnh chàm. Khi cơ thể hấp thụ những loại thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ các chất dị ứng. Đặc biệt, khi bị chàm Eczema nếu không kiêng loại thực phẩm này sẽ nhanh chóng làm khởi phát các triệu chứng như ngứa ngáy, da ửng đỏ, bong tróc da…

Một số loại thực phẩm tanh sống người bệnh chàm nên kiêng như các loại hải sản (tôm, cua, cá, mực…), trứng sống hay các loại gỏi sống, sashimi…

6. Mật ong nguyên chất

Mật ong được biết đến là loại nguyên liệu tốt cho sức khỏe, tuy nhiên trong mật ong lại có chứa hàm lượng cao chất Odium Lauryl Sulphate làm khởi phát quá trình dị ứng. Vì vậy, khi bị chàm da nên hạn chế sử dụng mật ong để tránh khiến bệnh chàm ngày càng nghiêm trọng hơn.

7. Nội tạng động vật

Loại thực phẩm tiếp theo mà người mắc bệnh chàm cần kiêng đó là nội tạng động vật. Cơ thể hấp thụ quá nhiều dưỡng chất từ nội tạng động vật sẽ nhanh chóng làm tăng nặng triệu chứng ngứa ngáy, thậm chí nếu nặng hơn có thể khởi phát phản ứng viêm da, nhiễm trùng, tích tụ dịch mủ, nổi mụn nước…

8. Rượu bia, chất kích thích

Một số loại chất kích thích như rượu bia, cà phê… đều là những chất có thể làm suy giảm chức năng gan, thận, kéo theo làm chậm quá trình đào thải độc tố trong cơ thể. Khi cơ thể tích tụ độc tố, đặc biệt là bên dưới da có thể tác động trực tiếp đến vùng da bị tổn thương, làm tăng nặng các triệu chứng do chàm.

Không những vậy, sử dụng nhiều chất kích thích sẽ làm giảm hoặc thay đổi công dụng của các loại thuốc trị bệnh chàm. Vì vậy, người mắc nên tránh sử dụng những loại chất kích thích này trong quá trình điều trị bệnh và cả quãng thời gian về sau nhằm phòng tránh tái phát bệnh hiệu quả.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích để tránh làm tăng nặng triệu chứng và phòng ngừa tái phát hiệu quả

Người mắc bệnh chàm nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần kiêng trong quá trình điều trị bệnh chàm, cũng có rất nhiều loại thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng đóng vai trò tích cực trong cải thiện các triệu chứng bệnh chàm da như:

1. Các loại hạt, ngũ cốc

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong một số loại hạt như ngũ cốc, yến mạch, hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân… có chứa rất nhiều vitamin khoáng chất, đặc biệt là axit béo có khả năng cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh chàm. Trong đó, nhóm thực phẩm này còn giúp kích thích cơ thể sản sinh Prostaglandin giúp ức chế tình trạng viêm da, giảm đau, ngứa ngáy… hiệu quả.

2. Cá béo

Đây là một trong những loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày của người mắc bệnh chàm. Trong các loại cá béo có khả năng làm tăng ARA, omega – 3 cực kỳ tốt cho làn da. Đặc biệt, omega – 3 là dưỡng chất rất quan trọng cần bổ sung vì cơ thể con người không tự nhiên sản sinh loại chất này.

Bổ sung đầy đủ axit béo như omega – 3 và omega – 6 sẽ giúp ức chế quá trình viêm nhiễm, chống lại các tác nhân gây dị ứng và hỗ trợ quá trình hấp thụ dưỡng chất. Một số loại cá béo bạn nên sử dụng như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu… với lượng 250mg/ ngày.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá ngừ… giàu omega-3 làm tăng khả năng chống viêm, chống lại các tác nhân gây dị ứng

3. Dầu anh thảo chữa bệnh chàm

Trong dầu anh thảo có chứa hàm lượng cao omega – 6 (axit gamma – linolenic) được đánh giá có khả năng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng chàm da như nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước… Hằng ngày, sử dụng dầu anh thảo với liều 2 – 4g trong các bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

4. Dầu hạt lanh

Đây là một trong những loại thực phẩm cực kỳ tốt trong điều trị triệu chứng của các bệnh lý da liễu nói chung, trong đó có bệnh chàm. Trong dầu hạt lanh có chứa hàm lượng cao axit béo, hỗ trợ quá trình ức chế hình thành protaglandin nhằm cải thiện nhanh chóng triệu chứng viêm da, sưng đỏ, ngứa ngáy…

Đối với những người mắc bệnh chàm, nên sử dụng 1 muỗng canh dầu hạt lanh để chế biến thức ăn hoặc dùng bột hạt lanh nêm nếm thức ăn. Ngoài ra, sử dụng tinh chất dầu hạt lanh để thoa lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

5. Các loại rau xanh

Theo một số nghiên cứu, trong rau xanh có chứa hàm lượng cao dầu rosmarinic với khả năng chống oxy hóa và kháng histamine cao, hỗ trợ làm giảm phản ứng viêm và nồng độ histamine trong cơ thể, từ đó cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, dị ứng do bị chàm.

Bên cạnh đó, hàm lượng cao vitamin và khoáng chất trong rau xanh còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại mọi bệnh tật. Một số rau xanh người bệnh chàm nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày như: cải bina, bông cải xanh, rau ngót, rau cải, củ cải đường, bắp cải tím, cà rốt…

6. Các loại thực phẩm có chứa men vi sinh

Trong khoa học hiện đại, men vi sinh có tên gọi là probiotic, đây là những loại vi sinh vật sống bên trong đường ruột và duy trì nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi bổ sung các loại thực phẩm chứa probiotic sẽ giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, kiểm soát  sức khỏe đường ruột và phòng ngừa tái phát bệnh.

Một số loại thực phẩm giàu probiotic nên sử dụng thường xuyên như: kim chi, súp miso, sữa chua, phomat mềm và các loại thực phẩm hoặc đồ uống lên men phổ biến khác. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh có cơ địa dị ứng với một số nguồn thực phẩm giàu men vi sinh vừa kể trên thì không nên sử dụng để tránh làm bùng phát các triệu chứng bệnh.

7. Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một trong những loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh chàm da hiệu quả. Kẽm có tác dụng thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương trên da, hỗ trợ kích thích quá trình sản sinh các tế bào trong quá trình tổng hợp protein.

Một số loại thực phẩm giàu kẽm phổ biến như: thịt heo, thịt gà, gạo nâu, đậu hà lan, chocolate đen, bột yến mạch, hạt bí… Tuy nhiên, dù những loại thực phẩm này bổ sung kẽm hiệu quả nhưng người bệnh cần lưu ý tránh lạm dụng bổ sung quá mức vì có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe. Liều lượng kẽm tối đa nên ăn là dưới 30mg/ ngày.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Thực phẩm giàu kẽm có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn

8. Thực phẩm giàu vitamin từ hoa quả tươi

Vitamin là một trong những dưỡng chất quan trọng có tác dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng chàm da, hỗ trợ tái tạo và phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Một số loại trái cây giàu vitamin như:

  • Vitamin A: Loại vitamin này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm da. Một số loại thực phẩm phổ biến như cà rốt, cam, xoài…
  • Vitamin C: Có khả năng tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là chống lại quá trình sản sinh histamine trong cơ thể để ức chế các triệu chứng của bệnh chàm. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dứa, cà chua…
  • Vitamin B: Hàm lượng cao vitamin B trong một số loại thực phẩm như rau chân vịt, ngũ cốc… có khả năng duy trì một sức khỏe tốt, hỗ trợ tái tạo làm lành những vùng da bị tổn thương…
  • Vitamin E: Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng tự bảo vệ da khỏi những tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, đây cũng là loại vitamin có khả năng cấp ẩm, chống khô da và làm mềm da. Một số loại thực phẩm giàu vitamin E như hạt hướng dương, giá đỗ, đậu tương, hạt hướng dương…

Một số vấn đề người bệnh cần lưu ý khi bị bệnh chàm

Bên cạnh việc người bệnh quan tâm đến vấn đề bị chàm nên kiêng ăn gì thì cũng cần chú ý xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Cụ thể như một số nguyên tắc sau đây:

  • Trong sinh hoạt hằng ngày nên tránh sử dụng các loại hóa chất, mỹ phẩm có khả năng gây kích thích đến làn da của bạn.
  • Tùy vào những triệu chứng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh nhẹ có thể sử dụng các loại nước lá, còn trường hợp bệnh nặng sẽ phải sử dụng các loại thuốc Tây điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Ưu tiên sử dụng những loại sản phẩm vệ sinh da như sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội… có chiết xuất từ thiên nhiên để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, giặt giũ chăn mền gối nệm để loại bỏ các ổ vi khuẩn, nấm men trú ngụ phát sinh gây bệnh.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày để cấp ẩm cho làn da, làm mềm dịu, chống khô rát và bong tróc da.
  • Che chắn cẩn thận bằng cách bôi kem chống nắng hoặc mặc áo khoác, đội nón, đeo kính, găng tay để tránh sự tiếp xúc của tia UV đến làn da mỗi khi đi ra ngoài.
  • Hạn chế tối đa việc dùng tay hay vật cứng nhọn chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương để tránh tình trạng viêm nhiễm, lở loét và hình thành bội nhiễm.
  • Ưu tiên mặc các loại trang phục có chất liệu mềm mại, thấm hút, thoáng mát và tránh gây cọ xát lên vùng da bị tổn thương.
Bệnh chàm kiêng ăn gì?
Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày, nhất là vào mùa đông để phòng ngừa tái phát triệu chứng bệnh chàm

Tóm lại, để xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh chàm. Bên cạnh ăn uống, người bệnh cũng nên thăm khám tại bệnh viện da liễu chuyên khoa để được tư vấn phương án điều trị chuyên sâu, không nên lơ là hoặc tự ý điều trị để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

cach chon dung dich ve sinh phu nu

Cách Chọn Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Phù Hợp, An Toàn Nhất

Sử dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hàng ngày đã trở thành...
rua mat bang dung dich ve sinh phu nu

Tại Sao Nên Tránh Rửa Mặt Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ?

Hành trình tìm kiếm làn da khỏe mạnh và tươi sáng thường khiến chúng ta...
goi dau bang dung dich ve sinh phu nu

Gội Đầu Bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Trị Nấm Lợi Hay Hại

Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm mà đại đa số chị em...