Á Sừng Là Gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương Pháp Điều Trị

Á sừng là một dạng của bệnh viêm da cơ địa khá phổ biến. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều sự khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày do triệu chứng đặc trưng của bệnh là khiến da khô ráp, bong tróc, thậm chí nứt nẻ, chảy máu.

Bệnh á sừng là gì?

Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa có tên khoa học là Dermatitis plantaris sicca. Đây là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, chưa hoàn thiện, các tế bào còn chưa chuyển hóa hoàn toàn thành sừng. Ở trạng thái này, người bệnh rất dễ bị viêm nhiễm gây sưng phù, đau nhức do lớp sừng còn non yếu và kém chất lượng.

Bệnh á sừng
Á sừng là một dạng của bệnh viêm da cơ địa thường xảy ra ở bàn chân, bàn tay, ngón chân, ngón tay…

Bất kỳ vị trí nào trên da cũng có thể bị á sừng, trong đó phổ biến nhất là ở đầu ngón chân, ngón tay, gót chân… khiến những vùng da này bong tróc thành từng mảng lớn. Điển hình như:

  • Bệnh á sừng ở bàn tay, đầu ngón tay: Vì tay là bộ phận được sử dụng thường xuyên và tiếp xúc với nhiều thứ, đặc biệt là các hóa chất độc hại nên rất dễ bị tác động và tổn thương.
  • Bệnh á sừng ở chân, ngón chân: Những người phải mang giày thường xuyên, tiếp xúc với hóa chất hay cọ xát nhiều, nhất là vùng da gót chân sẽ làm tăng nguy cơ bị á sừng.
  • Bệnh á sừng ở da đầu: Thực tế có rất hiếm trường hợp bị á sừng ở đầu. Nhưng trong một số trường hợp như da đầu nhiều gàu, ngứa, gãi nhiều lần cũng làm tăng nguy cơ bị á sừng. Mặc dù không phổ biến như 2 trường hợp trên nhưng mức độ khó chịu lại gấp nhiều lần.

Thời điểm phù hợp để bệnh á sừng phát triển mạnh nhất là mùa đông. Lúc này, thời tiết hanh khô, độ ẩm và nhiệt độ xuống thấp, cộng thêm việc uống ít nước vô tình làm cho làn da bị yếu đi, khô hơn. Đây chính là thời điểm thuận lợi để bệnh á sừng phát triển. Tuy nhiên, bệnh á sừng vào mùa hè cũng rất đáng lo ngại vì gây ra những triệu chứng phức tạp như nổi mẩn đỏ, mụn nước ngứa ngáy, dễ nhiễm trùng, tay chân xù xì, nứt nẻ, chảy máu…

Bệnh á sừng thường tái phát như một chu kỳ, khỏi rồi lại tái phát và cứ lặp lại như vậy khi gặp yếu tố thuận lợi. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng từ già đến trẻ, từ nam đến nữ. Trong đó, phổ biến nhất là trẻ em và cũng là độ tuổi khi bị á sừng sẽ nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành nếu không được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Các chuyên gia hàng đầu về da liễu cho biết y học vẫn chưa kết luận chính xác nguyên nhân gây ra bệnh á sừng là gì. Tuy nhiên, thay vào đó thì các nghiên cứu chuyên sâu đã chứng minh rằng á sừng có liên quan và làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh như:

Bệnh á sừng
Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng
  • Do di truyền: Tỷ lệ người bệnh á sừng do di truyền trực tiếp từ bố mẹ là 45%. Vì vậy, hầu hết những người bị á sừng đều là do bẩm sinh.
  • Do thiếu hụt chất dinh dưỡng: Sự thiếu hụt một số loại vitamin cần thiết cho làn da như vitamin A, E, C, D chính là nguyên nhân khiến da yếu đi, suy giảm chức năng bảo vệ và hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, trong đó có cả bệnh á sừng.
  • Do rối loạn nội tiết tố: Đây là yếu tố nguy cơ gây bệnh xảy ra chủ yếu ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Như đã biết, khi mang thai lượng hormone tăng đột ngột, còn sau khi sinh xong thì giảm đột ngột khiến làn da cũng bị ảnh hưởng ít nhiều và làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng.
  • Do thay đổi thời tiết: Thời điểm giao mùa, từ thu sang đông khiến cho nhiệt độ và độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột. Làn da của chúng ta không kịp làm quen dẫn đến mất nước, không đủ độ ẩm. Lúc này, nếu người bệnh không chăm sóc, cấp ẩm và chăm sóc kỹ lưỡng sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
  • Do hệ miễn dịch yếu kém: Những người có hệ miễn dịch yếu kém và nhạy cảm quá mức trước những thay đổi đột ngột sẽ rất sẽ bị tác động ảnh hưởng bởi những tác nhân từ môi trường bên ngoài như phấn hoa, lông động vật, nguồn nước ô nhiễm… Từ đó, kéo theo làn da cũng bị ảnh hưởng theo và gây ra bệnhá sừng.
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh á sừng. Những người phải tiếp xúc nhiều với hóa chất như người nội trợ phải làm công việc nhà như rửa chén, giặt đồ… hay có tính chất công việc đặc thù của ngành công nghiệp như sản xuất nước tẩy rửa, các loại thuốc nhuộm, hóa chất… rất dễ gây ra bệnh á sừng.

Triệu chứng điển hình của bệnh á sừng

Như đã biết, các triệu chứng bệnh á sừng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, những phổ biến nhất phải kể đến gót chân, bàn chân, ngón chân, ngón tay, bàn tay…  Cụ thể trong giai đoạn đầu của bệnh do chỉ vừa khởi phát nên triệu chứng chưa quá phức tạp và có biểu hiện tương đồng với bệnh chàm.

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn kéo théo những triệu chứng của á sừng cũng biểu hiện rõ ràng hơn:

  • Khô da: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh á sừng. Khi sờ vào vùng da bị á sừng sẽ cảm nhận thấy tình trạng khô cứng, sần sùi với nhiều mụn nước li ti và dày hơn so với những vùng da bình thường. Nếu chỉ với dấu hiệu này thì có lẽ chúng ta sẽ dễ dàng nhầm lẫn với triệu chứng nứt nẻ đơn thuần vào mùa đông và lơ là trong điều trị.
  • Ngứa ngáy dữ dội: Khi bị á sừng thì chắc chắn sẽ bị ngứa dữ dội và thường xuyên. Càng ngứa người bệnh càng gãi nhiều và tạo ra những vết trầy xước thuận lợi cho sự tấn công xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn.
  • Đau rát, nứt nẻ, chảy máu: Vùng da bị á sừng khô cứng lại đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến nứt toác ra, rướm máu. Không những vậy những cơn ngứa ngáy khiến bạn phải gãi để giảm bớt sự khó chịu làm chảy máu, tạo vết thương hở khiến bệnh lâu khỏi hơn.
  • Thay đổi màu sắc móng: Xung quanh đầu móng tay, móng chân xuất hiện những đốm mụn nhỏ li ti và ngứa rát. Đồng thời, móng tay cũng dần chuyển đổi sang màu vàng, vùng da bên dưới móng bị rộp và gần như tách khỏi móng.
Bệnh á sừng
Khô da, ngứa ngáy, nứt nẻ, chảy máu… là những triệu chứng điển hình của bệnh á sừng
  • Da bị bong ra từng mảng: Từng mảng da tay, da chân bong ra, xù xì và cứng do tình trạng thô ráp kéo dài. Đây là lớp sừng được hình thành sau khi vùng da tại đây yếu đi. Chú ý nên tránh gỡ những lớp bong tróc này ra để tránh gây tổn hại đến lớp da màu hồng bên trong.
  • Xuất hiện các đốm mụn nước: Những đốm mụn nước này khi xuất hiện sau nhiều lần gãi ngứa, thậm chí dễ bị vỡ ra càng làm tăng mức độ ngứa và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong lớp biểu bì da.
  • Suy giảm thể chất: Ngứa ngáy kéo dài càng lâu càng khiến cho bạn ăn ngủ không ngon. Nếu không điều trị kịp thời làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất của người bệnh.

Bệnh á sừng có nguy hiểm không? Có lây không?

Theo các chuyên gia, bản chất của bệnh á sừng có liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn và khả năng dưỡng ẩm tự nhiên của làn da. Nhưng khi độ ẩm của da không còn đủ thì quá trình chuyển hóa sừng sẽ bị ngưng lại, từ đó gây ra các triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh á sừng là do cơ địa, do di truyền hoặc các yếu tố nguy cơ bên tác động vào. Và vì không xuất phát từ vi khuẩn, virus nên bệnh không có khả năng lây nhiễm như những bệnh lý khác như nấm da, ghẻ, chốc lở… Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với người bị á sừng.

Tuy nhiên, dù không lây nhiễm nhưng những người mắc bệnh á sừng không nên chủ quan. Việc lơ là trong điều trị khiến cho các tổn thương trên da ngày càng lan rộng và dễ bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tính thẩm mỹ và nặng nề hơn là gây nhiều biến chứng khó lường:

Bệnh á sừng
Bệnh á sừng không có khả năng lây lan từ người sang người

Bội nhiễm, nhiễm trùng da

Những vết á sừng khô nứt nẻ, ngứa ngáy, chảy máu do gãi nhiều tạo ra các vết thương hở sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, bội nhiễm da do vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh. Không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây ra tình trạng hoại tử da, tạo sẹo thâm vĩnh viễn làm mất thẩm mỹ.

Nhiễm trùng máu

Vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong da, lan rộng thông qua các vết nứt và đi vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Nếu không được điều trị kịp thời gây ra tình trạng viêm nhiễm các mô liên kết như viêm tủy xương, màng tim, bệnh tim mạch, biến dạng khớp, suy giảm chức năng vận động, bại liệt…

Suy giảm chức năng bảo vệ của da

Vốn dĩ trên bề mặt làn da của con người có một “lớp rào chắn” giúp bảo vệ các mô, cơ, tế bào bên trong để chúng thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, với những người bị bệnh á sừng, tại vùng da của một vài vị trí nhứ ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… sẽ bị yếu đi, nhạy cảm, dễ bị kích thích và giảm sút chức năng bảo vệ.

Phương pháp chữa bệnh á sừng

Trên thực tế, vẫn chưa có một biện pháp nào có khả năng trị khỏi dứt điểm 100% căn bệnh á sừng. Việc điều trị chủ yếu dựa vào việc xử lý triệu chứng và phòng ngừa tái phát thông qua những chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp ăn uống, sinh hoạt khoa học, không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng…

1. Điều trị bằng các phương pháp Tây y

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp luôn được ưu tiên sử dụng hàng đầu vì tính hiệu quả và tiện ích mà nó đem lại. Đối với những bệnh lý về da liễu như bệnh á sừng, bệnh tổ đỉa, vảy nến… thì loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc dạng bôi ngoài da hoặc dạng uống.

  • Thuốc salicylic acid 5%: Đây là loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến. Với thành phần chính salicylic acid 5% có tác dụng ức chế quá trình sừng hóa ngoài da và kích thích làn da nhanh chóng hồi phục, trở lại trạng thái ban đầu. Đồng thời, thuốc còn có khả năng kháng khuẩn mạnh, giảm viêm nhiễm tại những vùng da bị á sừng.
  • Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc kháng histamine giúp làm giảm thiểu sự tác động của các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào bên trong cơ thể, từ đó làm giảm thiểu tình trạng da bị sừng hóa, ngứa ngáy hay nứt nẻ… Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin, hydroxyzin… Dù đem lại hiệu quả khá tốt nhưng nhược điểm của nhóm thuốc này chính là dễ gây choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ…
  • Nhóm thuốc corticoid: Điển hình như thuốc Fexofenadin, Prednisolon và Certerizin… đang được sử dung phổ biến trong điều trị bệnh á sừng cấp độ nặng. Thuốc có khả năng giảm ngứa, làm dịu da nhanh chóng, đặc biệt là ức chế bong da và dưỡng ẩm để ngăn chặn quá trình da bị sừng hóa.
  • Thuốc kháng sinh và điều hòa hệ miễn dịch: Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này như pimeccromimus, tacrolimus… Tác dụng của thuốc chủ yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả.
  • Thuốc chống nấm: Với những trường hợp bị á sừng do nhiễm nấm thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như griseofulvin, nizoral hoặc imidazol…
Bệnh á sừng
Tùy vào từng trường hợp triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc Tây chữa bệnh á sừng, người bệnh cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn từ bác sĩ về liều dùng hằng ngày, thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, không tự ý đổi thuốc, đổi liều hay ngưng thuốc, không kết hợp với thuốc khác khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Chữa trị bệnh theo phương pháp Đông y

Theo các ghi chép trong Đông y, bệnh á sừng là một dạng bệnh mạn tính biểu hiện ra bên ngoài da do suy giảm chức năng tiêu độc của gan. Những chất độc hại tích tụ lâu ngày, không được đào thải sẽ gây ra một số rối loạn, viêm nhiễm và điển hình là bệnh á sừng.

Vì vậy, để giải quyết triệt để căn bệnh này bằng biện pháp Đông y sẽ tập trung chủ yếu vào bồi bổ và phục hồi chức năng gan, ổn định nội tiết tố, lấy lại sự khỏe mạnh cho làn da. Chữa bệnh á sừng theo Đông y là sử dụng các loại thảo dược, vị thuốc có trong tự nhiên, tác động trực tiếp vào nguồn căn gây bệnh, đảm bảo phát huy tác dụng rõ rệt, lâu dài và hạn chế nguy cơ tái phát.

Thông thường, trong liệu trình điều trị bệnh á sừng theo Đông y sẽ áp dụng dạng thuốc uống trực tiếp, thuốc bôi ngoài da và thuốc ngâm rửa. Trong đó, thuốc uống có nhiệm vụ bồi bổ chức năng gan, thanh nhiệt, giải độc và tác động mạnh đến nguồn căn gây bệnh. Còn thuốc bôi và thuốc ngâm rửa giúp cải thiện triệu chứng á sừng, làm sạch da, ức chế sự phát triển của các ổ khuẩn trên bề mặt da.

Bệnh á sừng
Chữa bệnh á sừng theo Đông y đem lại hiệu quả tối ưu, lành tính nhưng tác dụng của thuốc lại đến khá chậm

Gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa bệnh á sừng phổ biến như:

  • Bài thuốc uống số 1: Chuẩn bị huyền sâm, hà thủ ô, ké đầu ngựa, sinh địa và hỏa ma nhân mỗi thứ 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc uống số 2: Chuẩn bị rau má, hạ khô thảo, kinh giới, thổ phục linh, bồ công anh và đơn tướng quân mỗi loại 12g, 9g xích đồng, 10g trinh nữ hoàng cung. Sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc ngâm số 1: 240g cúc hoa dạ, 500g mang tiêu cùng xuyên tiêu, khô phàn mỗi loại 120g. Đun sôi tất cả các dược liệu đã chuẩn bị với một lượng nước lớn để lấy nước tắm.
  • Bài thuốc ngâm số 2: Chuẩn bị dã cúc khoa, khô phàn, hỏa tiêu và phác tiêu mỗi loại 6g. Đun sôi với một ít nước cho đến khi nước cạn sắc lại thì lọc lấy nước để rửa vùng da bị á sừng.

Thanh bì Dưỡng can thang tác động vào CĂN NGUYÊN, trị bệnh TỪ GỐC

Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế ĐỘC QUYỀN bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là một trong những bài thuốc Đông y chắt lọc tinh hoa y học cổ truyền, đem lại TÁC ĐỘNG SÂU, làm lành tổn thương nhanh chóng, không để lại sẹo và không tái phát. Đồng thời, Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế từ hơn 30 loại dược liệu SẠCH 100%, đáp ứng tiêu chuẩn GACP-WHO nên đảm bảo độ an toàn, không gây tác dụng phụ.

Bài thuốc là công thức độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc
Bài thuốc là công thức độc quyền của Trung tâm Thuốc dân tộc

Bào chế từ công thức độc quyền và mang đến tác động TOÀN DIỆN, Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 số phát sóng 19/11/2019 đánh giá là bài thuốc y học cổ truyền tốt, đem lại hiệu quả trong điều trị á sừng, vảy nến cùng nhiều bệnh viêm da tự miễn. Chi tiết phần giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang có tại phút 19:14 [Xem toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY].

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến của Thuốc dân tộc:

Kế thừa, chắt lọc những tinh hoa từ bài thuốc cổ phương

Trăn trở trước những bất tiện trong đời sống sinh hoạt của người bệnh, các bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã đi sâu thực hiện đề tài “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị viêm da tự miễn”.

Sau 3 năm, đội ngũ chuyên gia của Thuốc dân tộc đã chắt lọc được 30 vị thuốc có tính SÁT KHUẨN, THẢI ĐỘC và đi đến xây dựng công thức có khả năng đáp ứng nhiều thể viêm da theo nguyên bản bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Trên cơ sở đó, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện với sự gia giảm các dược liệu theo TỶ LỆ VÀNG, đảm bảo phù hợp với cơ địa người hiện đại.

[KÝ SỰ] Hành trình hoàn thiện Thanh Bì Dưỡng Can Thang:

GIẢI ĐỘC, TIÊU VIÊM, ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA qua 3 chế phẩm

Thanh bì Dưỡng can thang là sự kết hợp của 3 chế phẩm UỐNG – NGÂM RỬA – BÔI NGOÀI, qua đó đem lại TÁC ĐỘNG KÉP từ trong ra ngoài, vượt trội hơn hẳn dạng thức uống đơn thuần. Theo cơ chế này, bài thuốc giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh á sừng, trả lại cuộc sống sinh hoạt bình thường cho người bệnh.

  • Bài thuốc UỐNG: Tác động vào tận CĂN NGUYÊN gây bệnh á sừng, cải thiện hiệu quả chức năng gan thận, ổn định lại cơ địa, nâng cao thể trạng. Nhờ vậy mà quá trình điều trị cho hiệu quả lâu dài, tránh được nguy cơ tái phát.
  • Bài thuốc NGÂM RỬA: Đem lại khả năng KHÁNG KHUẨN, làm sạch vùng da bong tróc, rỉ dịch do bệnh á sừng. Đồng thời bài thuốc cũng tác động, làm mềm hóa vùng da tổn thương, tạo điều kiện cho tinh chất thuốc bôi thẩm thấu sâu vào trong lớp biểu bì, giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả toàn diện.
  • Bài thuốc BÔI: Cấp ẩm, tăng độ đàn hồi cho vùng da bị bệnh, loại bỏ tình trạng nứt nẻ. Nhờ điều này mà cơn đau rát ngứa ngáy, cảm giác khó chịu của bệnh á sừng được loại bỏ, giúp vùng da mới được tái tạo nhanh chóng.
Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm mang lại tác động kép
Bài thuốc bao gồm 3 chế phẩm mang lại tác động kép

Tuân thủ chứng luận trị của YHCT và cơ chế NỘI ẨM – NGOẠI ĐỒ (trong uống, ngoài bôi), Thanh bì Dưỡng can thang đem lại hiệu quả TOÀN DIỆN. Do vậy, bài thuốc nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bệnh nhân:

Sau 2 tháng dùng thuốc uống, bôi, ngâm rửa triệu chứng á sừng thuyên giảm rất nhiều
Sau 2 tháng dùng thuốc uống, bôi, ngâm rửa triệu chứng á sừng thuyên giảm rất nhiều
Hiệu quả điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang sau 2 tháng
Hiệu quả điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang sau 2 tháng
Vùng da khô ráp, tróc vảy được mềm hóa, lành tổn thương 
Vùng da khô ráp, tróc vảy được mềm hóa, lành tổn thương

Bệnh nhân Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh) chia sẻ: “Tôi bị á sừng từ lâu, cuộc sống sinh hoạt gần như đảo lộn. Dù đã dùng thuốc Tây, tự rửa nước muối tại nhà nhưng chỉ được thời gian ngắn là bệnh lại tái phát. Được người bạn giới thiệu, tôi tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc để khám và điều trị. Sau khoảng 1 tháng dùng thuốc uống, bôi, ngâm rửa tình trạng sần sùi ở lòng bàn tay, bàn chân đã thuyên giảm, cơn ngứa cũng được cải thiện. Kiên trì dùng thuốc thêm 2 tháng tiếp theo, tôi đã khỏi hẳn căn bệnh á sừng, đến nay không còn tái phát”.

>> Hành trình điều trị bệnh á sừng của bệnh nhân Nguyễn Thế Tình tại Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:

Được nhiều chuyên gia đầu ngành về YHCT đánh giá cao và nhận về không ít phản hồi tích cực từ người bệnh, Thanh bì Dưỡng can thang hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân. Hơn thế, bài thuốc còn được nhiều cơ quan báo chí đưa tin, nhận định là giải pháp y học cổ truyền hữu hiệu trong điều trị á sừng và viêm da tự miễn.

Theo đó, Soha.vn, 24h.com… đều đăng tải các bài viết với nội dung xoay quanh chủ đề Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu phác đồ “3 trong 1” giúp bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng á sừng, vảy nến. Đồng thời, các trang báo này cũng nhận định Thuốc dân tộc là đơn vị uy tín, đi đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng YHCT mà người bệnh nên tham khảo.

Thanh bì dưỡng can thang được đánh giá cho hiệu quả cao trong điều trị á sừng
Thanh bì dưỡng can thang được đánh giá cho hiệu quả cao trong điều trị á sừng

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc độc quyền của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bệnh nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ:

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Hotline: (024) 7109 66990983 059 582.
  • Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 66990932 064 179.
  • Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

3. Chữa bằng các mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc mẹo chữa bệnh á sừng sử dụng các loại thảo dược, lá cây mọc tự nhiên hoặc gia vị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Đặc điểm chung của những loại thảo dược này là lành tính, có chứa dược tính sát khuẩn tự nhiên và hỗ trợ làm lành vết thương.

  • Lá trầu không: Có tính ấm, vị cay nồng và lành tính. Nhờ chứa các tinh dầu có khả năng sát khuẩn tự nhiên, kháng viêm, giải độc, giảm đau tốt nên được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý ngoài da như bệnh á sừng, viêm da cơ địa, bệnh vảy nến
  • Lá lốt: Trong lá lốt có chứa một số dược chất kháng sinh tự nhiên, lành tính nên được dùng phổ biến nhằm cải thiện triệu chứng bệnh á sừng như giảm đau, giảm ngứa, vùng da bị á sừng nhanh chóng phục hồi.
  • Tỏi: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Allicin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Không những vậy, tỏi còn rất giàu vitamin C và selen giúp kích thích qáu trình tái tạo cấu trúc da mới, phục hồi chức năng của da, chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Chanh: Trong nước cốt chanh có chứa hàm lượng rất cao vitamin C tốt cho quá trình phục hồi chức năng bảo vệ của làn da và kích thích sự hình thành các tế bào mới do tổn thương bởi bệnh á sừng. Tuy nhiên, lưu ý với những vết thương á sừng bị hở không nên dùng chanh vì hàm lượng axit citric trong chanh sẽ gây đau rát.
  • Lá chè xanh: Hàm lượng cao chất chống oxy hóa cùng nhiều loại vitamin khoáng chất trong lá chè xanh giúp vùng da bị á sừng được sát khuẩn một cách tự nhiên, làm dịu, giảm đau, hạn chế bong tróc và kích thích quá trình phục hồi làn da hiệu quả.
Bệnh á sừng
Bôi dầu dừa là một mẹo hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng phục hồi làn da bị á sừng và dưỡng ẩm hiệu quả
  • Dầu dừa: Mỗi ngày bôi một ít dầu dừa lên vùng da á sừng sẽ giúp làm mềm, cung cấp các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin E để giảm thiểu bong tróc, nứt nẻ, tái tạo và làm lành các vết thương. Không những vậy, dầu dừa còn có khả năng kháng viêm, chống lại sự tấn công của vi khuẩn đến làn da, phòng ngừa tái phát bệnh á sừng hiệu quả.
  • Cây vòi voi: Đây là loại thảo dược có khả năng chữa các bệnh lý ngoài da được lưu truyền từ xa xưa. Với tác dụng chính là kháng viêm, tiêu độc, giảm đau và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.
  • Lá đinh lăng + lá huyết dụ: Sự kết hợp của lá đinh lăng và lá huyết dụ giúp nhân đôi khả năng chữa bệnh á sừng. Chỉ cần mỗi ngày sắc 2 loại lá này và lấy nước uống, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt về làn da bị á sừng của mình, bớt ngứa, bớt khô nứt và bắt đầu lành lại.

Lưu ý: Những mẹo chữa bệnh á sừng tại nhà thường đơn giản, dễ làm, không tốn kém mà đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những người mắc bệnh á sừng mức độ nhẹ, triệu chứng đơn giản như ngứa ngáy mà thôi. Không nên sử dụng các loại lá để đắp hoặc bôi trực tiếp lên vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng. Tốt nhất nê tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Hướng dẫn cách phòng ngừa

Theo các chuyên gia, ngoại trừ yếu tố di truyền thì còn lại những nguyên nhân khác chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những cách đơn giản sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với nước, các loại hóa chất, nước tẩy rửa mạnh. Vì đây là những tác nhân khiến da dễ mềm, dẫn đến bong tróc và tổn thương. Trường hợp tiếp xúc phải đeo găng tay, đi ủng cao su và đeo khẩu trang để bảo vệ.
  • Cân nhắc và chọn lựa kỹ lưỡng các sản phẩm cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày như bột giặt, nước rửa chén, dầu gội đầu, sữa tắm… Ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên của các thương hiệu nổi tiếng để hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng da.
  • Tránh những hoạt động chà mạnh gây ma sát lên vùng đầu ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột hanh khô hơn cũng dễ gây ra á sừng. Vì vậy, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày và giữ ấm cho cơ thể, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh để phòng tránh bệnh á sừng.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể, cắt móng tay, móng chân để tránh làm nơi trú ẩn cho vi khuẩn và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày và đặc biệt là sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi những tác động từ ánh nắng mặt trời.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học, ưu tiên những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng, vitamin khoáng chất để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt là vitamin E, A và C giúp nâng cao sức khỏe làn da.
  • Tập thể dục thể thao vận động hằng ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ giấc và thư giãn, thoải mái trong cuộc sống hằng ngày, tránh căng thẳng cũng là một cách tốt để cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Chủ động thăm khám và điều trị khi đang mắc các bệnh lý về da hay những bệnh do nhiễm khuẩn.
Bệnh á sừng
Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa hoặc đeo găng tay cao su để bảo vệ làn da

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh á sừng bạn cần biết để chủ động thăm khám, điều trị cũng như chăm sóc tại nhà sao cho hiệu quả nhất. Á sừng không phải bệnh nguy hiểm, chỉ là một bệnh lý da liễu phổ thông và hoàn toàn có thể khắc phục được nếu điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Bình luận (35)

  1. Lê Thương says: Trả lời

    Bệnh này chính là bệnh vẩy nến đúng không mọi người ? Người ta hay gọi tên đầy đủ của nó là vẩy nến á sừng luôn mà nhỉ ?

    1. Linh Anh Ng says: Trả lời

      Á sừng và vẩy nến là 2 bệnh khác nhau nha Thương ui. Bạn đọc bài này đi người ta có phân biệt rõ sự khác nhau của 2 bệnh này đấy https://vietmecgroup.com/vay-nen-a-sung.html

  2. Hoàng Bích Hương says: Trả lời

    Em đến stress với á sừng ở lòng bàn chân mọi người ạ. Em bị á sừng tính đến nay là được 5 năm rồi ạ . Em cũng kiêng dữ lắm: nước, xà phòng hầu như không dùng mà vẫn đau, ngứa với khó chịu kinh khủng khiếp đặc biết mỗi khi trời nồm, mưa 😭😭😭 Quanh năm chỉ có đi dép hoặc giày, nhiều khi muốn đi giày cao gót lắm mà đau quá, không thể. Tủi thân phát hờn. Em có đi khám da liễu và dùng đủ thứ thuốc rồi mà chả khỏi được, cứ dừng thuốc là bệnh lại bị lại. Anh/ chị nào đã từng bị bệnh này mà chữa khỏi rồi thì tư vấn giúp em với. Em cảm ơn nhiều lắm ạ.

    1. Youka Hachigatsu says: Trả lời

      Đắp bột đậu đỏ vài lần là hết đó bạn. Lâu lâu có tái lại tuỳ môi trường nhưng nếu chịu khó đắp thì da lúc nào cũng ổn ạ. Mình mua đậu đỏ ngoài chợ rửa sạch xong phơi nắng, rồi mang ra hàng xay thôi, không thì bạn có thể mua bột sẵn cũng được. tắm táp, rửa ráy sạch sẽ xong đắp bột đậu đỏ lên vùng da á sừng, để khoảng 15 – 20 sau đó rửa lại với nước là oke

    2. Ashley says: Trả lời

      Cậu qua TT Thuốc dân tộc khám xem sao. Ba mình và anh trai mình đều bị bệnh này qua đó chữa trị với dùng thuốc Thanh bì dưỡng can thang của họ mà khỏi dứt điểm luôn rồi đó

      1. Kim Mỹ says:

        TT này bác sĩ nào khám chữa da liễu giỏi hả bạn Ashley ? Mình muốn bác sĩ giỏi với chuyên môn cao chút để điều trị cho bệnh khỏi dứt luôn, chứ giờ nhiều bs mới ra trường, kinh nghiệm chưa có mấy, khám với kê thuốc lôm côm lắm

      2. Nguyệt bé says:

        Các bs ở TT Thuốc dân tộc đều là bs chuyên đa khoa y học cổ truyền Mỹ ạ nên bs nào khám cũng ok cả, phần lớn các bs ở đây đều dày dặn kinh nghiệm hết đó bạn. Nhưng trong đó mình thấy bs Tuyết Lan là có tiếng nhất, nếu bạn ở HN thì cứ book lịch khám với bs Lan nhé

  3. Peguin_09 says: Trả lời

    Tôi đã từng bị á sừng da đầu vào năm ngoái, trên đầu có các mảng sừng ban hồng, đóng vảy trắng, khô và rất ngứa ngáy. Ngoài ra, còn bị rụng tóc muốn hói cả đầu luôn. Suốt khoảng thời gian đó tôi stress vô cùng, mất ăn mất ngủ. Xong tôi qua TT Thuốc dân tộc khám và điều trị chỗ bs Tuyết lan vì tôi nghĩ các bệnh ngoài da dùng thuốc nam sẽ triệt để hơn thuốc tây. Bác khám cẩn thận lắm, hỏi tôi đủ thứ sau, rồi giải thích cho tôi hiểu lý do vì sao trước giờ tôi dùng nhiều thuốc vầy mà bệnh vẫn không hết, xong đó kê cho tôi 2 liệu trình cho 2 tháng thuốc thanh bì dưỡng can thang, gồm cao uống giải độc, thuốc bôi và lá ngâm rửa. Cao uống tôi uống khoảng 2 tuần thì da mới thải độc hết ra ngoài, xong dùng thuốc bôi bôi lên khiến các lớp sừng mềm dần và vẩy bắt đầu rụng hết, còn lá ngâm rửa thì mình chia ra gội đầu 3 lần/ tuần. Mình dùng hết 2 liệu trình thuốc đến TT tái khám thì bs bảo da đầu mình ổn hẳn rồi, có thể ngừng thuốc. Đến giờ là 1 năm rồi mà vẫn chưa thấy bệnh có dấu hiệu tái phát. Giờ mình đang chăm chỉ dùng dưỡng tóc và các loại xịt để phục hồi da đầu để tóc mọc trở lại, trộm vía mọc tua tủa tốt lắm rồi. Trời ơi mừng kinh khủng, khỏi bệnh cái ăn ngon ngủ yên hẳn ấy mọi người. Có chút xíu kinh nghiệm chữa bệnh như vậy thôi nhưng cũng tốn mất mấy năm của tôi, trộm vía may cuối cùng kiên trì cũng tìm được thuốc chữa được khỏi bệnh. Vậy nên tôi muốn chia sẻ lại kinh nghiệm này với mọi người, để mong những ai đã và đang vất vả tìm thuốc chữa á sừng như tôi ngày trước thì có thể tìm được thuốc tốt để sớm ngày khỏi bệnh. Chúc tất cả mọi người mau khoẻ nhé!

    1. Nguyễn Bảo Châu says: Trả lời

      sao cậu uống thuốc được 2 tuần mà biết được da đã thải độc hết ra ngoài ?? có dấu hiệu gì à ?

      1. Mai lé says:

        Bài thuốc này chia ra 3 giai đoạn điều trị rõ rệt á Châu, bệnh sẽ cải thiện theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu là giai đoạn thải độc sẽ mất khoảng 14 – 20 ngày, khi da thải độc thì các triệu chứng bệnh sẽ có vẻ nặng hơn, da đóng vảy nhiều hơn nhưng đó là hiện tượng bình thường không vấn đề gì cả. Thải độc xong da bắt đầu hồi hồi, ít mọc vảy mới và giảm ngứa, lúc này là biết ngay da đã thải độc hết và bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi đó bạn. Đợt trước mình dùng thuốc này và được bs tư vấn rất chi tiết từng giai đoạn luôn á, và đến lúc dùng cũng thấy bệnh tiến triển y như vậy thấy cũng yên tâm

    2. Trinh Phạm says: Trả lời

      @Peguin lá ngâm rửa của thuốc này đun lên xong gội đầu hay cứ pha thẳng trực tiếp vào nước thôi hả bạn ?

      1. Bùi Trang says:

        lá ngâm rửa nó là lá khô họ đóng gói vào rồi ấy bạn, cho nên mỗi lần dùng thì cho thẳng vào nước hoà tan rồi gội hoặc tắm rửa thôi chứ không phải đun điếc gì đâu. Tiện mà nhanh lắm

    3. Tiên Trần says: Trả lời

      Bị á sừng mà da đang chảy dịch thì bôi với ngâm rửa thuốc này có sợ xót không ạ ? trước em bôi mấy loại thuốc tây y mà nó xót muốn dựng người

    4. Chan Chan says: Trả lời

      Ôi mình cũng chữa á sừng bằng thuốc này và cũng khỏi hẳn luôn đó. Căn bản là 1 bài thuốc mà dùng cả uống lẫn bôi, điều trị từ trong ra ngoài nên bệnh mới triệt để được như vậy. Hiệu quả từ từ, chậm nhưng chắc

  4. Xíu Liti says: Trả lời

    Chữa á sừng bằng nước cốt chanh có mà xót chảy nước mắt à ? Bình thường bị bệnh này đã ngứa ngáy khó chịu rồi, bôi nước chanh lên chắc muốn cào rách da ra luôn ấy chứ

    1. Kiều Anh Vũ says: Trả lời

      Nếu vùng da bị á sừng của bác không bị xước xát, chảy dịch hay chảy máu thì bôi nước cốt chanh lên chả thấy xót hay gì đâu

  5. Khấu Thị Hương says: Trả lời

    Mọi người ai mà bị á sừng cứ kết hợp dầu dừa cùng với quả phi lao khô cực hiệu quả nhé. Trước tui bị á sừng ở lòng bàn tay cũng thử cách này mà khỏi đó. Cong thức tui làm theo link bài này chỉ https://vcep.vn/cach-chua-a-sung-bang-dau-dua-2335.html share cho mọi người tham khảo cùng lunn

    1. Phạm Nga says: Trả lời

      Quả phi lao khô này mua dược ở đâu bạn nhỉ ? chỉ mình chỗ mua với được không ? thấy quả này hiếm nơi bán lắm

  6. Ty Anh says: Trả lời

    Ai bị á sừng, tôi khuyên là không nên đụng chạm vào xà phòng hoặc các chất tẩy rửa. Thay vào đó, mọi người mua lá Xuyên tâm liên về đun lên rồi ngâm rửa hằng ngày, giúp sát khuẩn và giảm ngứa cực tốt luôn nhé

    1. Minn minn says: Trả lời

      Lá xuyên tâm liên mua ở đâu được hả bác ?? Lá này hình như chỉ các phòng khám đông y mới có thôi phải không ?

      1. Châu lee says:

        @Minn mua ở website củaTrung tâm dược liệu Vietfarm ấy bà ơi, chỗ đó chuyên dược liệu sạch, ti tỉ loại, chuyên cung cấp cho cả các địa chỉ khám chữa bệnh nữa nên rất yên tâm. Để tôi đưa bà link mua luôn https://vietmecgroup.com/xuyen-tam-lien.html

      2. Phùng Mai Phương says:

        mua luôn ở TT Thuốc dân tộc chứ việc gì phải tìm đâu xa, họ bán 200k/ kg lá xuyên tâm liên, mua về dùng được vài tháng liền, vì mỗi lần đun bốc ra có 1 nắm thôi

  7. Huyền Trân says: Trả lời

    Ai dùng Thanh bì dưỡng can thang rồi cho tớ hỏi 1 liệu trình bao gồm đầy đủ cả thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm rửa thì giá rơi vào tầm bao nhiêu ạ ? tại gia đình tớ cũng thuộc hộ khó khăn, cả bố và mẹ đều mất khả năng lao động, giờ chỉ có mình tớ đi làm cáng đáng các thứ nên tớ muốn hỏi qua giá để cân nhắc trước khi cho thằng em trai qua TT khám ấy. Mong mọi người giải đáp. Tớ cảm ơn.

    1. Diễm Sương Lê says: Trả lời

      nếu tính tổng 1 liệu trình gồm đủ 3 loại thuốc thì giá vào khoảng 1tr3 – 1tr4 bạn ạ. Đó là tính sơ sơ phác phác thì là vậy, còn nếu trường hợp ai mà bị nặng thì chắc sẽ phải dùng thêm liệu trình thuốc hoặc bổ sung liều lượng của loại này loại kia thì giá sẽ cao hơn nữa đó. Cứ xác định nếu bệnh nặng thì chữa trị xong xuôi cũng phải tầm 3 4tr. Với cả TT có hỗ trợ chi phí điều trị đối với bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đấy, cho nên bạn cứ đưa em trai qua khám rồi nói qua hoàn cảnh với bs xem sao. Cá nhân mình thấy họ khám chữa bệnh có tâm mà tận tình với người bệnh lắm

      1. nam says:

        kể ra nếu bệnh nặng mà điều trị cứ 2 – 3 liệu trình thuốc thì cũng mất 4 – 5 củ rồi còn gì, cũng chát phết

      2. Mie Ng says:

        Cũng chả chát lắm đâu ông, giờ khám chữa bệnh ở đâu chả vài triệu tiền thuốc, chưa kể khám khiếc rồi làm xét nghiệm, chụp chiếu cũng tốn khối tiền rồi. Nhưng thà bỏ tiền ra luôn 1 lần để bệnh khỏi dứt điểm hẳn còn hơn cứ tiếc tiền xong chữa trị không đến nơi đến trốn, bệnh tái đi tái lại lúc ý vừa mệt vừa chết tiền hơn

      3. Trần Thị Ly says:

        @Diễm Sương nhà tui cũng không phải hoàn cảnh khó khăn nhưng do ở xa với cả điều trị lâu dài nên Trung tâm họ có giảm 20% chi phí điều trị cho tui, cảm giác TT rất là tâm lý và đồng hành cùng người bệnh

  8. Jessie Lee says: Trả lời

    Thấy bảo bị á sừng phải kiêng ăn các loại hải sản hả các bác ?

    1. Mỹ Anh says: Trả lời

      Đúng rồi bác ạ, phải kiêng hải sản vì hải sản thuộc nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng, nó sẽ khiến cơ thể kích hoạt các phản ứng dị ứng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương ngoài da, một số loại hải sản còn chứa một lượng nhỏ các kim loại nặng, có thể gây độc cho cơ thể nữa á bác

      1. Phạm Thị Thảo says:

        Tưởng đơn giản mà hoá ra cũng phức tạp phết nhỉ, bệnh ngoài da mà ăn uống cũng phải cẩn thận thế này cơ đấy

  9. con cua cầu vồng says: Trả lời

    bị á sừng ở tay mà kiêng xà phòng các kiểu thì tay bẩn biết rửa bằng gì nhỉ ? có loại nước rửa tay nào nhẹ dịu với cái bệnh này không ? ai biết chỉ tôi với

  10. Ngọc Yến says: Trả lời

    Mình mách mọi người cái kem bôi Demovate tốt cho bệnh á sừng lắm nhé, bôi có tầm 3 hôm mà các lớp sừng mềm hẳn và vẩy cũng tróc dần ra, tốt lắm

    1. Lùn mini says: Trả lời

      kem này trước tôi cũng dùng, nó hiệu quả nhanh thật, có mấy hôm đã thấy phần da á sừng mềm rồi nhưng dừng bôi cái là lại thấy tiết vẩy và khô lại, tôi thấy nó không triệt để tí nào

    2. Phương Thuý says: Trả lời

      Demovate này nếu bị á sừng nhẹ thì còn khỏi được chứ bị nặng thì dùng chả ăn thua đâu

  11. Ngọc Hà says: Trả lời

    Qua khám á sừng ở TT Thuốc dân tộc thì nên chọn bác sĩ nào ạ ? Ai từng khám ở đây rồi cho mình xin ý kiến nha

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]

Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? là vấn đề được nhiều người bệnh...
Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên nhân và Hướng Chữa Trị

Viêm Tai Giữa Xung Huyết: Nguyên nhân và Hướng Chữa Trị

Viêm tai giữa xung huyết là một trường hợp của viêm tai giữa cấp tính....
Đau bụng đi ngoài liên tục là bị gì? 

Đau Bụng Đi Ngoài Liên Tục Là Bị Gì? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Đau bụng đi ngoài liên tục gây khó khăn trong sinh đời sống và công...