Bệnh Á Sừng Da Đầu: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Tái Phát
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh á sừng da đầu là bệnh da liễu dễ mắc nhưng lại khó trị khỏi dứt điểm. Vì bản chất của bệnh là tái phát thường xuyên nếu gặp các tác nhân dị ứng. Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh nhưng bệnh lại rất dai dẳng, triệu chứng rất khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ngoại hình và tâm lý của người bệnh.
Xem chi tiết: Bệnh Á Sừng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Bệnh á sừng da đầu là gì?
Á sừng da đầu là bệnh da liễu phổ biến thuốc nhóm viêm da cơ địa lành tính không nguy hiểm đến tính mạng con người. Đây là tình trạng da đầu đột ngột bùng phát các triệu chứng như da đầu khô ráp, ngứa ngáy, bong tróc da, ửng đỏ, đau rát… Bệnh có tính chất mạn tính, dễ tái đi tái lại gây ra nhiều sự khó chịu và bất tiện cho người bệnh.

Các triệu chứng bệnh thường bùng phát chủ yếu vào mùa thu và mùa đông vì nhiệt độ, độ ẩm thấp, hanh khô. Trong tất cả các vị trí dễ bị á sừng thì da đầu là vị trí dễ bị nhất vì đây là vùng da rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Vì triệu chứng khá giống với bệnh vảy nến nên nhiều người thường nhầm lẫn trong việc chẩn đoán, dẫn đến điều trị sai hướng khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn ngày càng tăng nặng hơn.
Theo nghiên cứu thì bệnh vảy nến da đầu cũng có biểu hiện đặc trưng là bong nhiều vảy trắng và da ửng đỏ. Tuy nhiên, nguyên nhân gây vảy nến là do sự rối loạn của quá trình chuyển hóa các tế bào thượng bì, trong khi á sừng da đầu là do các dị nguyên xâm nhập và gây bệnh.
Cụ thể một số triệu chứng để phân biệt á sừng da đầu và vảy nến da đầu như:
- Bệnh á sừng chủ yếu gây khô ráp da, ngứa ngáy, da bong tróc từng mảng lớn và nứt nẻ. Còn bệnh vảy nến thì không gây đau rát, ít ngứa và chỉ làm bong vảy, đỏ da.
- Những tác nhân dị ứng thời tiết hanh khô, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm, hóa chất… là nguyên nhân làm khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng da đầu. Còn bệnh vảy nến chỉ bùng phát nghiêm trọng do một số yếu tố tác động cơ học hoặc do tinh thần quá căng thẳngl.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng da đầu
Những triệu chứng của bệnh á sừng da đầu thường rất rõ rệt và dễ nhận biết. Cụ thể như:
- Khô da đầu, ngứa ngáy: Hầu như các trường hợp bị bệnh á sừng da đầu đều gặp phải triệu chứng này. Bề mặt da đầu khô ráp kéo dài làm kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn, da đầu vừa khô vừa bết dính làm rối loạn hệ vi sinh da đầu và gây ra ngứa ngáy dữ dội.
- Xuất hiện vảy trên da đầu: Bề mặt da đầu xuất hiện các lớp vảy trắng dính chặt vào chân tóc và nằm xếp san sát vào nhau. Những lớp vảy này dễ bị bong ra khi da đầu quá khô, nhất là vào thời tiết hanh khô.
- Đỏ da: Những mảng vảy trắng do bệnh á sừng gây ra bám chặt vào da đầu, khi chúng bong tróc ra hoặc người bệnh cố tình gỡ ra sẽ khiến da ửng đỏ. Hoặc ngứa ngáy khiến người bệnh gãi, cào xát mạnh cũng có thể khiến da đỏ bừng lên, thậm chí là chảy máu.
- Rụng tóc: Da đầu bị tổn thương, khô ráp và bị các mảng vảy trắng bám vào gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng tóc. Tóc bị hạn chế thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến cho nang tóc dần yếu đi, khô xơ và dễ gãy rụng.

Bạn có biết: Da Đầu Khô Bong Tróc, Ngứa Ngáy Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị
Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng da đầu
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh á sừng da đầu. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra nhận định rằng bệnh có liên quan mật thiết đến một số yếu tố như di truyền, cơ địa và các tác nhân gây hại khác như:
- Do di truyền: Cũng tương tự nhiều bệnh lý da liễu khác, bệnh á sừng da đầu có tính chất di truyền cao. Những thành viên trong gia đình có mối quan hệ cận huyết như ông bà, cha mẹ, anh chị em… thường có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
- Do cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng thường có nguy cơ mắc các bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, vảy nến, tổ đỉa, á sừng… và các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, sốt, hen suyễn…
- Do ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, hanh khô, nhiệt độ và độ ẩm thấp khiến bệnh á sừng da đầu dễ bùng phát hơn so với bình thường. Bởi hanh khô sẽ khiến da đầu mất đi độ ẩm tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Do tiếp xúc với các loại hóa chất: Các loại hóa chất độc hại của ngành công nghiệp hay thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa chất kích ứng mạnh như dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm, keo xịt tóc… cũng là nguyên nhân làm khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng.
- Do thiếu hụt dưỡng chất: Trong chế độ ăn uống hằng ngày nếu thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin khoáng chất như vitamin A, C, E, D… là nguyên nhân khiến da đầu yếu đi, không đủ điều kiện phát triển toàn diện, từ đó gây khô ráp và yếu đi, da bong tróc dần.
- Uống ít nước: Cung cấp không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là nguyên nhân khiến da khô ráp, suy giảm sức đề kháng tự nhiên, từ đó dễ làm bùng phát các triệu chứng như nhiễm khuẩn, nấm men và khởi phát bệnh á sừng.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên thì còn một số tác nhân gây bệnh á sừng như môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh kém, nhiễm nấm men, vi khuẩn…

Bệnh á sừng da đầu có thể bùng phát bởi rất nhiều tác nhân. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị kịp thời, người bệnh nên chủ động thăm khám tại bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và tư vấn phương hướng điều trị kịp thời.
Bệnh á sừng da đầu có nguy hiểm không?
Á sừng da đầu hay bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng đều gây ra những triệu chứng ngoài da. Bệnh không có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự hoạt động của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng máu, bội nhiễm, hoại tử da… rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, những tổn thương trên bề mặt da không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, tuyệt đối không nên lơ là, hãy tập trung điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn lây lan rộng khắp toàn thân sẽ rất khó chữa và ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý.
Phương pháp điều trị bệnh á sừng da đầu
Như đã biết, bệnh á sừng da đầu là bệnh da liễu lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại dễ gây nhiều ảnh hưởng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, do bản chất của bệnh rất dai dẳng và dễ tái phát do cơ địa di truyền nên gần như không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Vì vậy, việc điều trị á sừng da đầu chủ yếu dựa trên nguyên tắc cải thiện triệu chứng, ổn định tình trạng da và phòng ngừa tái phát. Một số phương pháp điều trị cụ thể như:
1. Chữa á sừng da đầu bằng thuốc Tây y
Tùy theo từng trường hợp bệnh á sừng nặng hay nhẹ, phạm vi tổn thương lớn hay nhỏ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau:

- Thuốc bạt sừng, bong vảy: Loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong nhóm này là Acid Salicylic. Khi bôi thuốc lên da đầu sẽ giúp làm mềm các mảng vảy bám trên da đầu, khiến chúng mềm ra và dễ bong tróc. Không những vậy, Acid Salicylic còn giúp sát khuẩn, phòng ngừa những rối loạn có thể xảy ra trong quá trình tái tạo tế bào da mới. Liều dùng cơ bản bôi 2 lần/ ngày hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chống nấm: Với những trường hợp bị á sừng da đầu do nhiễm nấm sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống nấm điều trị tại chỗ như Clotrimazol, Miconazol, Griseofulvin, dẫn xuất Imidazol hay Nystatin… Ngoài ra, hiện nay cũng có một số loại dầu gội chống nấm chứa thành phần hoạt chất chống nấm như Ketoconazol 2% hay Selenium sulfide, người bệnh có thể chọn lựa sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống. Tùy theo mức độ bệnh á sừng da đầu nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc hiệu quả nhất.
- Nhóm thuốc chứa steroid: Thuốc có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng viêm nhiễm da đầu nhanh chóng. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như Fucicort hoặc Gentrizone…
- Thuốc chứa corticoid: Một số loại thuốc thông dụng thuộc nhóm này như Betnoval, Diprosalic hoặc Hydrocortisone… Thuốc có khả năng chống viêm mạnh và nhanh nhưng lại rất dễ gây ra tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức. Vì vậy, hầu như những trường hợp sử dụng loại thuốc này đều dùng dưới 7 ngày theo liều hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này thường được điều chế dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi điều trị ngoài da. Thuốc được sử dụng chủ yếu để làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy da đầu.
- Dẫn xuất vitamin D3: Đây là thuốc dạng bôi ngoài da có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của những tế bào da bất thường, có nguy cơ nhiễm khuẩn gây bệnh. Loại thuốc được dùng phổ biến như Calcipotrio 0.005% và thường phải dùng từ 2 tuần trở lên mới đạt được kết quả rõ rệt.
- Thuốc mỡ chứa vitamin A: Một số loại phổ biến trong nhóm này như Isotrex, Erylick hoặc Differin. Thuốc có khả năng ức chế quá trình sừng hóa trên da và làm kích thích phục hồi những tế bào da khỏe mạnh.
Lưu ý: Mặc dù sử dụng các loại thuốc tân dược (bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống) đem lại hiệu quả cao nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều tác dụng ngoài ý muốn, nhất là khi người bệnh không tuân thủ liều dùng, tự ý thay đổi loại thuốc hoặc lạm dụng thuốc. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa những rủi ro ngoài ý muốn.
Xem thêm: Điểm Danh TOP Các Loại Thuốc Trị Á Sừng Và Kem Bôi Phổ Biến Hiện Nay
2. Chữa á sừng da đầu bằng Đông y
Vì e ngại tác dụng phụ của các loại thuốc tân dược nên có rất nhiều người bệnh thường tìm đến những bài thuốc Đông y lành tính mà vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn. Theo quan niệm trong Đông y, các vị thuốc dược liệu tự nhiên phát huy công dụng trị bệnh từ sâu bên trong cơ thể, tác động đến căn nguyên gây bệnh và hỗ trợ bồi bổ cơ thể.
Áp dụng các bài thuốc Đông y giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả, phòng ngừa tái phát lâu dài mà lại rất lành tính, an toàn cho sức khỏe. Cũng tương tự như các loại thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y chữa á sừng cũng được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, thuốc ngâm rửa gội đầu để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh.
Nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh những rủi ro ngoài ý muốn, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện hay hiệu thuốc Đông y uy tín, có tiếng để được thăm khám, chẩn đoán điều trị với phương thuốc phù hợp, hiệu quả.
Tham khảo thêm: Gợi Ý Một Số Bài Thuốc Đông Y Điều Trị Á Sừng Hiệu Quả
3. Áp dụng các mẹo dân gian chữa bệnh á sừng da đầu
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều biện pháp chữa bệnh á sừng da đầu hiệu quả và an toàn, cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da đầu dần dần mà không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược.

Một số bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến và có hiệu quả như:
- Lá trầu không: Theo y học dân gian, lá trầu không được biết đến với nhiều công dụng chữa các bệnh lý nhiễm trùng với khả năng sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên hiệu quả. Dùng một nắm lá trầu không, rửa sạch. Vò cho hơi nát rồi cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước, 1 thìa muối trong khoảng 10 phút. Lọc lấy phần nước lá ra thau và dùng để gội đầu.
- Bồ kết: Từ lâu bồ kết được biết đến với công dụng nuôi dưỡng tóc rất tốt. Không chỉ giúp tóc mượt mà, óng ả mà các dược chất trong bồ kết còn có tác dụng làm mềm da đầu, giảm khô ráp và cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả.
- Nước cốt chanh: Pha nước cốt chanh cùng nước sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1, sa đó dùng tăm bông thấm hỗn hợp này thoa đều lên da đầu. Giữ khoảng 20 phút thì gội đầu sơ lại bằng nước sạch.
ĐỪNG BỎ LỠ: Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Trầu Không Tốt Cho Sức Khỏe
Một số lưu ý trong chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh á sừng da đầu
Bệnh á sừng da đầu là bệnh lý dễ tái phát bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ áp dụng một chế độ chăm sóc và phòng ngừa tái phát phù hợp để duy trì sức khỏe ổn định.
- Tránh để da đầu tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc nhuộm tóc, gel xịt tóc… nhất là trong thời gian chữa bệnh.
- Hạn chế đến những nơi chứa nhiều hóa chất, tuy nhiên nếu do tính chất công việc bắt buộc thì người bệnh không được quên sử dụng các vật dụng che chắn, đồ bảo hộ lao động.
- Trong chăm sóc da đầu chú ý chọn lựa sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp. Ưu tiên những sản phẩm dịu nhẹ, chiết xuất dược liệu để tránh gây kích ứng và tổn thương da. Bên cạnh đó, trong quá trình gội đầu nên nhẹ tay, massage nhẹ nhàng thay vì dùng tay cào gãi quá mạnh.
- Không nên dùng tay gỡ lớp vảy sừng bám trên da đầu, hãy để chúng tự bong ra nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, lưu ý rửa tay thường xuyên nếu bạn có thói quen dùng tay để sờ lên đầu.
- Không đội nón hay quấn khăn kín đầu trong thời gian quá lâu để tránh tình trạng da đầu đổ nhiều mồ hôi, bí bách và hình thành các tác nhân gây bệnh làm tổn thương da đầu.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Trong đó, nên tạo thói quen ăn uống giàu vitamin từ các loại vitamin khoáng chất như A, E, C, D trong rau xanh, củ quả, trái cây, các loại hạt, cá hồi, trứng, sữa… Đây đều là những loại thực phẩm không chỉ tốt cho quá trình phục hồi sừng da mà còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tự làm lành của những tổn thương trên da đầu.
- Có lối sống sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi, thư giãn, vận động thể chất hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch chống lại mọi bệnh tật.

Trên đây là những thông tin khái quát về căn bệnh á sừng da đầu. Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ và áp dụng đúng cách điều trị sao cho hiệu quả, an toàn. Bên cạnh đó, khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám tại bệnh viện da liễu để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Bài viết dành cho bạn
- Bệnh Hắc Lào Có Để Lại Sẹo Không? Làm Thế Nào Để Điều Trị Triệt Để?
- Bị Lang Ben Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!