Bệnh Á Sừng Có Di Truyền Không? Giải Đáp A-Z

Bệnh á sừng có di truyền không là vấn đề thắc mắc của không ít người bệnh. Đây là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng ngoại hình và tâm lý của người bệnh. 

Bệnh á sừng là gì?

Á sừng là tình trạng lớp sừng da chưa được chuyển hóa hoàn thiện và vẫn còn nguyên phần nhân tế bào nguyên sinh, chúng nằm chồng chất lên nhau tạo thành những mảng sừng dày cùng nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, bong tróc vảy da tại các vị trí điển hình như ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân…

Bệnh á sừng có di truyền không?
Bệnh á sừng đặc trưng với các triệu chứng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy

Các chuyên gia da liễu cho biết á sừng là một trong những căn bệnh điển hình thuộc nhóm viêm da cơ địa. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra á sừng như: thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp, chất thải độc hại, nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt chất dinh dưỡng…

Những triệu chứng bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào nếu gặp các tác nhân gây hại. Tùy vào thời tiết nóng hay lạnh mà triệu chứng của bệnh á sừng sẽ khác nhau.

  • Vào mùa hè những tổn thương trên da như nổi mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy gần giống với bệnh tổ đỉa. Kèm theo đó là tình trạng bong tróc da trong lòng bàn tay, móng lồi lõm, xù xì.
  • Vào mùa đông thì da khô ráp nghiêm trọng, thậm chí khiến da nứt nẻ, chảy máu, đau rát và dễ nhiễm trùng.

Bệnh á sừng có tính chất mạn tính và thường xuyên tái phát với những triệu chứng dai dẳng. Vì vậy, việc điều trị á sừng chủ yếu là xử lý khắc phục triệu chứng chứ không thể trị khỏi bệnh tận gốc được.

Bệnh á sừng có di truyền không?

Những tổn thương bên ngoài da do bệnh á sừng gây ra rất khó chịu, ngứa ngáy, bong tróc, đau rát… và cứ tái đi tái lại nhiều lần khiến người bệnh băn khoăn không biết liệu bệnh á sừng có di truyền không?

Theo các chuyên gia, bản chất của bệnh á sừng có liên quan đến sự rối loạn về hoạt động của tuyến bã nhờn cũng như chức năng dưỡng ẩm tự nhiên của làn da. Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây hại có thể làm khởi phát các triệu chứng bệnh.

Hầu hết các trường hợp bệnh á sừng có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Tức là giữa những người có cùng huyết thống mà có thể trạng và cơ địa gần giống nhau sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh á sừng hơn những người bình thường.

Bệnh á sừng có di truyền không?
Bệnh á sừng có tính chất di truyền giữa các thành viên có cùng chung huyết thống

Theo thống kê của các chuyên gia da liễu, tỷ lệ người bệnh bị á sừng do di truyền chiếm đến 45% trong tổng số ca mắc. Nếu bố hoặc mẹ bị á sừng hay các bệnh lý da liễu khác như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, hen xuyễn, viêm mũi dị ứng… thì thế hệ con cháu đời sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 30%.

Bệnh á sừng có tính chất di truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác khiến người bệnh có tâm lý e ngại. Tuy nhiên, người bệnh không cần phải quá lo lắng vì căn bệnh này không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì vậy, người bệnh không cần tự ti về những tổn thương trong cơ thể vì chúng sẽ không truyền nhiễm sang cho những người xung quanh.

Biện pháp chữa trị và phòng ngừa tái phát bệnh á sừng

Ngay khi khởi phát các triệu chứng bệnh á sừng, người bệnh nên chủ động thăm khám tại bệnh viện da liễu càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và tư vấn điều trị bằng phương pháp phù hợp. Nguyên tắc chính trong điều trị bệnh á sừng là xử lý triệt để các triệu chứng, sau đó ổn định chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh lâu dài.

Để cải thiện các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc như:

  • Thuốc bạt sừng, bong vảy, tạo vảy như Diprosalic, Acid Salicylic…
  • Thuốc chống nấm, thuốc kháng sinh nếu cơ thể có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm
  • Thuốc chống nấm như thuốc mỡ Nizoral, Griseofulvin, dẫn xuất Imidazol…
  • Vài trường hợp bệnh nặng hơn sẽ được kê đơn thêm các loại thuốc uống như thuốc kháng histamine, thuốc chứa corticoid…
Bệnh á sừng có di truyền không?
Các loại thuốc bôi chữa á sừng có tác dụng xử lý các triệu chứng ngoài da và ngăn ngừa nhiễm trùng

Bên cạnh chữa bệnh á sừng bằng các loại thuốc Tây y, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện một số biện pháp chăm sóc sau để duy trì sự ổn định của làn da, phòng ngừa tái phát bệnh:

  • Tuyệt đối không tự ý chọc mạnh hay cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương. Hạn chế dùng bàn chải nhọn, lông cứng để chà lên da vì có thể làm xây xát lớp sừng, tạo điều kiện thuận lợi để các ổ vi khuẩn được hình thành và phát triển.
  • Chú ý giữ vệ sinh làn da hằng ngày, để khô thoáng và tránh ngâm rửa da quá nhiều. Vì vùng da bị á sừng vốn đã bị bở do chuyển hóa dang dở nếu ngâm nước quá lâu làm ẩm da sẽ càng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
  • Tránh dùng tay tiếp xúc trực tiếp với các loại gia vị trong chế biến thức ăn như ớt, tiêu, muối, dầu mỡ… Vì những chất này càng bám nhiều ào da sẽ càng khiến cho lớp sừng bị tróc vảy và thô ráp hơn.
  • Hết sức cẩn thận khi tiếp xúc với các loại dụng cụ được mạ Nickel hay các loại đồ bằng da như giày dép, quần áo…
  • Sử dụng găng tay để tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các loại hoá chất trong nước rửa chén, nước tẩy rửa, thuốc trừ sâu…
  • Vào mùa đông nên chủ động bảo vệ da bằng cách mặc áo khoác, đeo găng tay, mang tất vớ, khẩu trang… Còn vào mùa hè nên giữ cho da sạch sẽ, khô ráo, bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày và che chắn cẩn thận bằng kem chống nắng, che chắn da trước khi ra ngoài để hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực từ ánh nắng mặt trời.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp duy trì các hoạt động hằng ngày mà còn giúp tăng cường khả năng thải độc, cân bằng độ ẩm trên da, cấp ẩm, giảm thiểu tình trạng mất nước.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin khoáng chất từ các loại rau, củ, trái cây tốt cho làn da như cà chua, rau ngót, các loại đậu, giá đỗ, bí đỏ, đu đủ, cam bưởi, cà rốt, bơ… để tăng cường sức khỏe cho làn da.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, vận động lành mạnh và kiểm soát căng thẳng, áp lực hằng ngày để tăng sức đề kháng cho làn da, chống lại mọi bệnh tật.
  • Chủ động điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm khuẩn hay các bệnh lý về da khác theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh á sừng có di truyền không?
Tắm rửa hằng ngày, giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, khô ráo là cách hiệu quả phòng ngừa tái phát bệnh á sừng

Mong rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc đã tìm được lời giải đáp về vấn đề “bệnh á sừng có di truyền không?”. Thực tế bệnh có tính chất di truyền nhưng không có khả năng lây lan. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan, thay vào đó nên chủ động thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt tại các bệnh viện da liễu đáng tin cậy.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng của...
Viêm họng hạt có mủ trắng nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm Họng Hạt Có Mủ Trắng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ trắng là tình trạng viêm ở đường hô hấp mãn...
Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử...