Bé Khó Ngủ Thiếu Chất Gì? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Khó ngủ là tình trạng không chỉ phổ biến ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng thường hay gặp phải. Trẻ khó ngủ, thiếu ngủ, quấy khóc cả ngày lẫn đêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ. Vậy bé khó ngủ thiếu chất gì và làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bé khó ngủ thiếu chất gì?
Bé khó ngủ thiếu chất gì? Những loại thực phẩm giúp ngủ ngon tốt cho trẻ bố mẹ không nên bỏ qua

Bé khó ngủ thiếu chất gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giấc ngủ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như những yếu tố từ môi trường xung quanh hoặc có thể là dấu hiệu sức khỏe của trẻ gặp vấn đề làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể trạng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra hết các nguyên nhân nhưng vẫn không có kết quả, hãy thử cân nhắc kiểm tra về vấn đề dinh dưỡng, xem trẻ có đang bị thiếu hụt các loại vitamin hay khoáng chất nào hay không.

Thông thường, việc thiếu hụt một số loại chất sau đây có thể khiến trẻ bị mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ:

1. Thiếu canxi

Canxi là một trong những hoạt chất quan trọng trong sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Canxi tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh, kích hoạt các loại enzyme làm chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các cơ. Vì vậy trẻ bị thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xương khớp, khiến trẻ thường xuyên bị mỏi cơ, đau nhức khớp, từ đó hay quấy khóc, trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giật mình thức giấc giữa đêm…

Một số triệu chứng điển hình khi trẻ bị thiếu hụt canxi như rụng tóc vành khăn, chậm mọc răng, còi xương, thường hay bị chuột rút, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… Vì vậy, bố mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng canxi theo nhu cầu của trẻ, đối với nhũ nhi trong 6 tháng đầu đời cần bổ sung 200mg/ ngày, trẻ 7 – 12 tháng tuổi lượng canxi cần thiết là 260mg/ ngày, đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi là khoảng 700mg/ ngày và trẻ từ 4 – 8 tuổi là 1000 mg/ ngày.

Bé khó ngủ thiếu chất gì?
Canxi đóng vai trò rất quan trọng cho giấc ngủ của trẻ và sự phát triển thể chất nói chung

Đối với trẻ nhỏ còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức là đã đủ lượng canxi cần thiết và không cần bổ sung thêm từ bên ngoài. Không những vậy, những trẻ dưới 12 tuổi cũng không được các chuyên gia khuyến cáo bổ sung thêm canxi. Bắt đầu từ 1 tuổi trở đi, bố mẹ có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu canxi như sữa, sữa chua, đậu nành, phô mai, một số loại hải sản như cua, ghẹ, tôm… Lưu ý bố mẹ nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để kiểm tra chính xác hướng dẫn bổ sung canxi phù hợp.

2. Thiếu magie

Magie là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng góp phần vào sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hoạt chất này còn góp phần quan trọng vào sự hoàn thiện của não bộ, đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ tim mạch, giúp các cơ bắp được thư giãn, từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu giấc và hạn chế giật mình vào ban đêm.

Magie có khả năng kích thích cơ thể tăng sinh melatonin, một loại hormone giúp não bộ thư giãn, xoa dịu hệ thần kinh và điều hòa duy trì nhịp sinh học của cơ thể, kiểm soát đồng hồ sinh học của giấc ngủ. Hơn thế nữa, magie còn giúp sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh hóa học, làm dịu thần kinh, tăng sinh nồng độ GABA. Vì vậy, nếu thiếu hụt magie chắc chắn sẽ khiến giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng.

Trẻ bị thiếu magie thường biểu hiện với các triệu chứng như: mất ngủ kéo dài, khó ngủ, mí mắt co giật, mệt mỏi, buồn chán, nhịp tim bất thường, dễ mắc các bệnh về da, những trẻ lớn hơn có thể bị đau thắt lưng, đau nửa đầu… Để tăng cường bổ sung magie cho trẻ, bố mẹ nên tăng cường sử dụng một số loại thực phẩm như ngũ cốc, gạo lứt, thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại rau có lá màu xanh đậm như rau bina, các loại đậu, hạt…

3. Thiếu sắt

Sắt là chất rất quan trọng mà bố mẹ không được bỏ qua nếu muốn trẻ phát triển khỏe mạnh, có giấc ngủ ngon, sâu và không bị gián đoạn giữa đêm. Việc thiếu hụt chất sắt sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề như khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, thiếu ngủ, mất ngủ, suy giảm chức năng nhận thực của não bộ, tăng cảm giác lo lắng, bồn chồn…

Tùy vào độ tuổi của từng trẻ mà bố mẹ có thể bổ sung lượng sắt cần thiết, chẳng hạn ở trẻ từ 1 – 3 tuổi cần khoảng 7mg/ ngày, trẻ từ 4 – 8 tuổi bổ sung 10mg/ ngày. Một số loại thực phẩm giàu sắt và tốt cho trẻ như các loại thịt đỏ như bò, heo, gà cá, trứng, bông cải xanh, đậu nành…

Bé khó ngủ thiếu chất gì?
Nếu muốn trẻ có giấc ngủ ngon, dễ ngủ, ngủ xuyên đêm cần chú ý bổ sung lượng sắt cần thiết cho trẻ

4. Thiếu kẽm

Kẽm đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển về thể chất của trẻ, hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, ổn định hệ miễn dịch, phục hồi các tế bào tăng trưởng và đặc biệt quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

Việc thiếu hụt chất kẽm khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng, dễ gặp phải các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng. Hơn thế nữa, kẽm sẽ giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ của trẻ, nhất là ở những trẻ thường xuyên thức đêm, khóc đêm. Theo các chuyên gia, cần bổ sung đầy đủ nhu cầu kẽm của trẻ theo độ tuổi, điển hình là đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi là 3mg/ ngày, trẻ từ 4 – 8 tuổi là từ 5mg/ ngày. Một số loại thực phẩm giàu kẽm tốt cho trẻ như các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, cá hồi, sữa…

5. Thiếu protein

Một trong những chất thiếu hụt gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ chính là protein. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong protein có chứa nhiều acid amin – đây là thành phần cơ bản cấu tạo nên các tế bào trong cơ thể. Protein bao gồm 2 loại chính là protein động vật và thực vật đóng vai trò hình thành các dẫn chất thần kinh hóa học như endorphin, serotonin và GABA. Những chất này giúp xoa dịu não bộ, giữ cho tinh thần sảng khoái, bình tĩnh và ngủ sâu hơn. Chính vì vậy, nếu trẻ đột ngột bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì rất có thể trẻ đang bị thiếu hụt protein.

Trẻ thiếu hụt protein gây ra các triệu chứng như trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chậm phản ứng, giảm trí nhớ, kém tập trung, dễ bị tổn thương xương khớp dù va chạm nhẹ, rụng tóc, xuất hiện đốm nâu hoặc dải trắng trên móng tay, thường xuyên có cảm giác thèm ăn, uể oải khó chịu.. Một số loại thực phẩm giàu protein giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ như hạnh nhân, thịt gà, trứng, cá, thịt bò, sữa, bông cải xanh…

6. Thiếu chất béo

Cũng tương tự như chất protein, việc thiếu hụt chất béo khiến cơ thể trẻ mất cân bằng các chất dinh dưỡng. Chất béo đóng vai trò rất quan trọng, có khả năng hấp thụ các loại vitamin A, E…, đặc biệt là omega-3. Chất béo omega-3 có khả năng cân bằng hormone, ổn định tâm trạng và duy trì sự hoạt động của não bộ. Vì vậy, khi thiếu chất béo sẽ khiến trẻ dễ bị khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi…

Thiếu hụt chất béo khiến cơ thể trẻ biểu hiện với các dấu hiệu như: da khô xỉn, thường hay thèm ăn, đói bụng, phản ứng chậm, cảm lấy lạnh, đau nhức xương khớp… Để bổ sung chất béo cho trẻ thông qua các loại thực phẩm, phụ huynh nên ưu tiên chọn các loại thịt nạc, mỡ… có chứa nhiều acid béo bão hòa vừa tốt vừa giàu năng lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh mạch.

Bé khó ngủ thiếu chất gì?
Các loại thực phẩm giàu chất béo đặc biệt là omega-3 vừa tốt cho sự phát triển thể chất vừa hỗ trợ giấc ngủ sâu cho bé

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho trẻ nhỏ như phô mai, váng sữa, trứng gà, sữa, các loại hạt khô… vừa tốt cho sức khỏe vừa loại bỏ hết cholesterol xấu. Lưu ý khi bổ sung chất béo cho trẻ phụ huynh cần lưu ý cân đối giữa chất béo động vật và thực phẩm với tỷ lệ 7:3.

7. Thiếu các loại vitamin nhóm B

Theo các nghiên cứu khoa học, để có một giấc ngủ ngon cần đảm bảo bổ sung đủ các loại vitamin nhóm B như vitamin B3, B5, B6, B9 và B12. Những hoạt chất này có khả năng duy trì nồng độ axit amin tryptophan, hoạt chất này có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hormone melatonin tạo giấc ngủ ngon.

Đồng thời, các loại vitamin nhóm B còn rất quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng hoạt động của não, tăng khả năng hấp thu năng lượng và chuyển hóa các tế bào. Các phức hợp vitamin B có có khả năng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và thúc đẩy sự phát triển của các tế bào hồng cầu.

Chính vì vậy, việc thiếu hụt các loại vitamin nhóm B này, cụ thể vitamin B5 khiến giấc ngủ của trẻ gián đoạn vào ban đêm, thức giấc nhiều lần trong đêm, còn thiếu hụt vitamin B9, B12 khiến trẻ khó ngủ dẫn đến mất ngủ. Không những vậy, việc thiếu hụt loại vitamin này cũng dễ khiến cho trẻ gặp một số bệnh lý khác như tiêu chảy, viêm giác mạc, kết mạc, chậm phát triển, chốc mép,… với các triệu chứng như: khó ngủ, biếng ăn, sưng viêm lưỡi, cổ họng, nhạy cảm với ánh sáng, mắt có vệt đỏ, trẻ chậm phản ứng…

Lúc này, phụ huynh có thể bổ sung và chế biến các loại thực phẩm sau vào thực đơn ăn uống của trẻ như: nấm, trứng, sữa, thịt, cá, tim, gan, thận động vật…

8. Thiếu vitamin C

Vitamin C là một trong những hoạt chất đóng vai trò quan trọng đối với giấc ngủ. Cụ thể, vitamin C có khả năng tạo ra collagen – một trong những loại protein quan trọng giúp ổn định các sụn, xương, mạch máu và mô dưới da. Không những vậy, vitamin C còn tham gia vào quá trình chuyển hóa acid folic, tăng cường khả năng hấp thu chất sắt, từ đó khiến trẻ bị mất ngủ, khó ngủ, thiếu ngủ.

Trẻ bị thiếu vitamin C thường biểu hiện với một số dấu hiệu như: trên da trẻ bị đỏ bầm, dễ chảy máu, nướu sưng đỏ, sún răng, vàng răng, vết thương lâu lành, trẻ mệt mỏi, cả người nhức mỏi… Lúc này, bố mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm như: bông cải xanh, cam, chanh, dâu tây, cà chua, kiwi, bắp cải, măng tây, khoai lang…

9. Thiếu Melatonin

Melatonin là một trong những loại hormone quan trọng do cơ thể sản sinh ra nhằm kiểm soát và ổn định duy trì chất lượng giấc ngủ, là chìa khóa quyết định chu kỳ thức – ngủ của con người. Hormone này có khả năng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể chủ yếu dựa vào các yếu tố xung quanh như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ… Cụ thể khi đã tắt hết đèn, không còn tiếng ồn và nhiệt độ mát mẻ, thoải mái sẽ giúp cơ thể trẻ nhận biết được đến giờ đi ngủ, tự sản sinh ra melatonin khiến trẻ buồn ngủ, ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, nhiều trẻ gặp vấn đề khó ngủ, mất ngủ do thiếu hoạt chất melatonin từ thực phẩm khiến con bị thay đổi nhịp sinh học. Lúc này, bố mẹ nên ưu tiên bổ sung cho trẻ một số loại thực phẩm sau đây để kích thích tăng sinh melatonin tự nhiên cho cơ thể như: chuối, dứa, cam, ngô, lúa mạch, khoai tây, bột yến mạch…

Bé khó ngủ thiếu chất gì?
Các loại thực phẩm giàu melatonin hỗ trợ cải thiện nhịp sinh học của trẻ, giúp trẻ ngủ đúng giờ giấc và ngủ ngon, ngủ sâu hơn

Cách để khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ

Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1 – 5 tuổi rất dễ biếng ăn, thích uống sữa hơn là ăn các loại thực phẩm. Tình trạng này kéo dễ khiến trẻ mệt mỏi, chậm phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, để trẻ có giấc ngủ ngon, sâu và không quấy khóc giữa đêm, bố mẹ cần đảm bảo thực hiện đúng 2 cách sau:

Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ sẽ giúp ích rất nhiều cho thể trạng của con.

  • Tạo cho trẻ thói quen ăn đầy đủ 3 bữa chính vào các khung giờ cố định và thêm 1 – 2 bữa ăn phụ. Việc chia làm nhiều bữa ăn sẽ dạ dày nhỏ bé của trẻ hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn, đặc biệt phù hợp với những trẻ lười ăn.
  • Bố mẹ nên chế biến đa dạng các loại thực phẩm, tránh sử dụng lặp đi lặp lại một loại thực phẩm vì sẽ khiến trẻ nhanh chán, dẫn đến biếng ăn.
  • Đối với các dưỡng chất thiết yếu, nếu không biết trẻ đang thiếu hụt chất gì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo bổ sung đủ, không dư không thiếu.
Bé khó ngủ thiếu chất gì?
Tạo thói quen ăn uống khoa học, đủ chất và chia nhỏ thành nhiều bữa để cơ thể trẻ dễ hấp thụ dưỡng chất

Tạo thói quen và điều kiện tốt cho giấc ngủ

  • Xây dựng cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ đúng giấc, cố định giờ đi ngủ và thức dậy, giờ ngủ tốt nhất là 22 giờ và thức dậy vào 6h sáng để đảm bảo đủ từ 8 tiếng trở lên.
  • Điều chỉnh âm thanh, nhiệt độ và ánh sáng phòng ngủ của trẻ sao cho phù hợp. Không gian phòng ngủ sạch sẽ, mát mẻ, yên tĩnh và tối sẽ giúp trẻ dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… vào buối tối vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ thức – ngủ của trẻ. Não bộ bị kích thích quá mức khiến trẻ trằn trọc khó ngủ, hay giật mình, ngủ không ngon. Vì vậy, hãy yêu cầu trẻ đặt các thiết bị điện tử xuống ít nhất 2 tiếng trước giờ đi ngủ, thay vào đó hãy bật nhạc nhẹ, ru ngủ, kể chuyện hay tiếng ồn trắng (đối với nhũ nhi) để hỗ trợ giấc ngủ của trẻ.

Trên đây là những thông tin về vấn đề bé khó ngủ thiếu chất gì và cách cải thiện hiệu quả chất lượng giấc ngủ của trẻ. Để thực hiện tốt điều này, tốt nhất bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, không tự ý bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng chữa mất ngủ để tránh gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...