Trẻ Bị Viêm Amidan Sốt Cao Không Hạ Và Cách Xử Lý

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trẻ bị viêm amidan sốt cao nếu không được xử lý sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của trẻ em chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hại khuẩn xâm nhập, nhất là đường hô hấp. Bố mẹ nên tìm hiểu dấu hiệu và phương pháp xử lý để giúp trẻ tránh được các rủi ro nguy hại sức khỏe.

Trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ – Những thông tin cần biết

Sốt là một trong những triệu chứng viêm amidan ở trẻ em. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện. Khi đó, nếu gặp phải điều kiện thuận cho hại khuẩn xâm nhập như thời tiết thay đổi, môi trường sống ô nhiễm, ăn thức ăn gây dị ứng,… Amidan tiếp xúc ồ ạt vi khuẩn trở thành ổ viêm nhiễm.

Bé bị viêm amidan sốt cao - Những thông tin cần biết
Tình trạng sốt cao khi bị viêm amidan ở trẻ rất phổ biến

Trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ là một trong những triệu chứng điển hình khi ổ viêm kích thích tăng thân nhiệt. Đây được gọi là tình trạng nhiễm trùng amidan cấp tính, bé có thể sốt trên 38 độ C. Trường hợp viêm amidan mãn tính, các bé thường bị sốt vào buổi chiều, tuy nhiên thân nhiệt chỉ tăng nhẹ dưới 38 độ C.

Bên cạnh triệu chứng sốt cao, bố mẹ có thể nhận biết tình trạng viêm amidan ở trẻ em thông qua các dấu hiệu kèm theo như sưng, đau rát cổ họng, ho, khó nuốt dẫn đến tình trạng chán ăn, khô họng, môi lưỡi trắng bẩn, cơ thể suy nhược,….

Do đó, khi bố mẹ nhận thấy bé có các biểu hiện bất thường như sốt cao kèm theo triệu chứng khó chịu ở cổ họng hoặc toàn thân nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ. Nếu không được điều trị sớm nguy cơ viêm nhiễm lan rộng có thể phát sinh biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Mức độ nguy hiểm khi trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ

Trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ có nguy hiểm không? Vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, chuyên gia cho biết cơn sốt amidan xảy ra ở trẻ em thường kéo dài từ 1 – 4 ngày. Nếu trong khoảng thời gian này bố mẹ có biện pháp chăm sóc, khắc phục phù hợp bé sẽ sớm hạ sốt.

Mức độ nguy hiểm khi bé bị viêm amidan sốt cao
Cơn sốt có thể kéo dài vài ngày thậm chị vài tuần, ngoài ra còn có nguy cơ biến chứng nếu không được chăm sóc tốt

Ngược lại, tình trạng chăm sóc không đúng cách có thể khiến cơn sốt kéo dài hơn 1 tuần. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ mà còn dễ gây ra nhiều biến chứng khác. Chẳng hạn nguy cơ co giật cơ thể trẻ khi sốt cao, mất ý thức, rối loạn nhịp thở, thiếu oxy não, tăng rủi ro mắc bệnh động kinh,… Đặc biệt các biến chứng dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ có cơ địa nhạy cảm.

Chính vì mức độ nguy hiểm kể trên, bố mẹ nên tìm hiểu để sớm nhận biết các triệu chứng bất thường ở trẻ. Đồng thời kết hợp chăm sóc, điều trị đúng cách để kiểm soát triệu chứng khó chịu cho bé, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Nên làm gì khi trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ?

Vậy, bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ? Trước hết bố mẹ nên thật sự bình tĩnh, quan sát biểu hiện bất thường của con và tìm phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số việc phụ huynh nên thực hiện khi nhận thấy thân nhiệt của trẻ tăng cao kèm theo triệu chứng bất thường:

Chườm khăn lạnh cho bé

Chườm khăn lạnh hỗ trợ điều hòa thân nhiệt, giúp bé hạ cơn sốt. Đây là cách được nhiều bố mẹ áp dụng. Tuy nhiên khi thực hiện bạn nên lưu ý vắt khô khăn, không nên để cho khăn quá ướt tiếp xúc với cơ thể bé. Sau khi vắt thật khô nước dùng khăn mềm lau người, tập trung vào khu vực bẹn, nách, cổ để hạ nhiệt độ cơ thể.

Nên làm gì khi bé bị viêm amidan sốt cao?
Chườm khăn lạnh hạ thân nhiệt cơ thể là biện pháp hỗ trợ được nhiều người áp dụng

Thực hiện chườm khăn lạnh cho bé 3 – 4 lần thay khăn, dùng khăn mới nhúng nước vắt ráo và chườm lên trán, cổ, 2 bên nách của bé. Thay khăn thường xuyên, vì nhiệt độ cơ thể bé sẽ truyền qua khăn nhanh chóng.

Cho bé mặc đồ thoải mái

Khi thấy trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ, bố mẹ nên chọn mặc cho con trang phục thoải mái, rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Tránh sử dụng những bộ quần áo dày, giữ nhiệt, quá nóng và chật chội khiến thân nhiệt của trẻ càng tăng cao. Việc mặc đồ thoải mái giúp cơ thể trẻ có thể hoạt động dễ dàng hơn, thoát mồ hôi tốt, giảm khó chịu giúp con mau hạ sốt.

Sử dụng quạt hoặc máy lạnh

Nếu bé bị sốt vào thời tiết nóng nực, bố mẹ có thể sử dụng quạt hoặc mở điều hòa để giảm nhiệt độ môi trường, tránh tình trạng cơn sốt của con tăng lên. Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý, không mở nhiệt độ máy lạnh quá thấp, sử dụng quạt cách xa trẻ, không để quạt trực tiếp phả vào người trẻ. Các công cụ này chỉ sử dụng giúp tản bớt nhiệt môi trường.

Cho bé nghỉ ngơi và hạn chế vận động

Khi bị sốt, cơ thể bé khá nhạy cảm, mệt mỏi, nhất là khi trẻ có kèm theo các triệu chứng khó chịu. Lúc này các bé cần được nghỉ ngơi tuyệt đối để giữ sức và phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Bố mẹ cho con nằm trên giường, đầu kê gối mềm sao cho trẻ cảm thấy thoải mái nhất.

Nên làm gì khi bé bị viêm amidan sốt cao?
Lúc này nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các hoạt động thể chất quá sức

Một số trẻ có tính hiếu động, thích chạy nhảy, khi bé bị sốt bố mẹ có thể cùng chơi với con. Tuy nhiên nên chú ý chỉ cho con vận động nhẹ, không chơi những trò hoạt động chân tay mạnh. Tốt hơn hết khi thấy con có biểu hiện mệt mỏi trong người, nên cho bé nghỉ ngơi và xem xét các triệu chứng để có hướng xử lý sớm.

Bổ sung đủ nước cho bé

Cơ thể được cấu tạo với 70% là nước. Do đó, khi trẻ bị sốt cao, cơ thể cần được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Bố mẹ nên cho bé uống bổ sung nước lọc đun sôi để nguội thường xuyên để giúp con giảm sốt. Ngoài ra, các mẹ có thể xay, ép nước ép hoa quả tươi để cho con bổ sung thêm chất điện giải, vitamin.

Tăng cường đề kháng

Tình trạng nhiễm trùng ở amidan trẻ nhỏ có khả năng phát triển nhanh chóng nếu hệ miễn dịch của các bé tiếp tục bị suy giảm. Chính vì thế, bố mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua việc bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin, năng lượng trong thời gian con bị sốt, mệt mỏi. Chế biến món ăn ở dạng loãng như cháo, súp mềm, dễ nhai nuốt và tiêu hóa.

Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng

Trẻ em khi bị sốt thường có biểu hiện mệt mỏi, lười ăn, ăn không ngon, điều này làm cho cân nặng ngày càng sụt giảm. Vì trong giai đoạn viêm amidan, khu vực cổ họng bị sưng dẫn đến tình trạng khó nuốt, nuốt vướng và đau rát. Thế nên, trẻ thường không chịu ăn mặc dù được bố mẹ thúc ép.

Trong giai đoạn này, bố mẹ cần hết sức lưu ý dinh dưỡng cho bé, đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất nhưng cũng dễ ăn, dễ nuốt để giảm bớt áp lực cho cổ họng, giúp bé ăn uống thoải mái hơn. Nên đa dạng thực phẩm, bổ sung đầy đủ thịt cá, rau xanh qua các món chế biến như cháo, súp, canh,…

Nên làm gì khi bé bị viêm amidan sốt cao?
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, nấu các món mềm, dễ nuốt

Ngoài ra, nên cho trẻ ăn chín uống sôi hoàn toàn, hạn chế cho con ăn những món tái sống có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Đặc biệt hạn chế cho con sử dụng các thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ lạnh có thể kích ứng cổ họng tăng phản ứng viêm.

Sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn

Sử dụng thuốc hạ sốt là biện pháp giúp con giảm nhanh cơn khó chịu, hạ thân nhiệt. Tuy nhiên bố mẹ chỉ nên dùng khi được bác sĩ chỉ định để tránh tác dụng phụ của thuốc gây hại cho sức khỏe của bé. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sốt của trẻ để chỉ định thuốc phù hợp.

Một số dạng như thuốc kháng sinh loại bỏ vi khuẩn, thuốc hạ sốt giảm thân nhiệt,… Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng miếng dán hạ sốt cho con, kết hợp với lau người giúp giảm sốt. Sử dụng thuốc và các dược phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh dùng quá liều khiến trẻ đối mặt với các phản ứng không mong muốn, ảnh hưởng sức khỏe.

Giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng

Các biện pháp điều trị có thể loại bỏ các hại khuẩn tại ổ viêm amidan, tuy nhiên chúng có thể tiếp tục lưu trú tại các kẽ răng, mảng bám trên răng, sau đó tiếp tục tấn công và làm tái phát bệnh. Chính vì thế, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen đánh răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.

Đánh răng mỗi ngày 2 lần, kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, bố mẹ nên giúp trẻ vệ sinh mũi, họng đối với các bé bị nghẹt mũi, chứa nhiều dịch nhầy gây khó thở.

Nên làm gì khi bé bị viêm amidan sốt cao?
Tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng từ nhỏ để tránh nguy cơ hại khuẩn lưu trú gây tái phát tình trạng viêm

Sử dụng khăn sạch lau dịch mũi lỏng, nếu có dịch đặt nên dùng nước nhỏ mũi chuyên dụng để làm sạch cho con. Lưu ý dùng vừa đủ, nhẹ nhàng, đợi nước dung dịch nhỏ mũi ngấm rồi sử dụng tâm bông để lấy dịch ra khỏi mũi.

Trường hợp các bé nhỏ hơn không tự hỉ mũi ra ngoài, có thể sử dụng máy hút mũi để giúp lấy dịch ra cho con. Bố mẹ chỉ thực hiện với tần suất vừa phải, không lạm dụng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Không dùng miệng để hút gỉ mũi cho trẻ để tránh nguy cơ lan vi khuẩn từ miệng sang cơ thể trẻ nhỏ.

Bảo vệ cơ thể bé khi đi ra ngoài

Trẻ sau khi đã khỏi sốt vẫn có thể tái phát viêm amidan nếu tiếp tục tiếp xúc với tác nhân gây hại từ bên ngoài. Do đó, khi cùng trẻ đi ra ngoài, bố mẹ nên cho con đeo khẩu trang hoặc áp dụng các biện pháp che chắn khoa học giúp con phòng nguy cơ bị hại khuẩn xâm nhận đường hô hấp.

Đặc biệt là ở những nơi đông người, môi trường khói bụi, tác nhân dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa… Ngoài ra, bố mẹ nên chú ý giữ ấm cho con khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh, vệ sinh không gian sống để hạn chế rủi ro hại khuẩn tấn công đường hô hấp của trẻ nhỏ.

Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ?

Tình trạng trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ không nên chủ quan, bởi nếu không sớm điều trị trẻ có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Tùy vào mức độ viêm ở mỗi trẻ mà cơn sốt sẽ kéo dài 1 – 4 ngày hoặc lâu hơn. Vậy khi nào bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám? Nếu bạn nhận thấy con có dấu hiệu sau đây, hãy chủ động đưa con đến gặp bác sĩ sớm:

Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ?
Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ?
  • Cơn sốt cao không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có chiều hướng ngày càng gia tăng.
  • Trẻ có biểu hiện như co giật, chườm mát nhưng thân nhiệt vẫn không hạ.
  • Trẻ có dùng thuốc hạ sốt nhưng cơn sốt chỉ giảm vài ngày sau lại tiếp tục tái phát.
  • Bé có dấu hiệu thở gấp, nghẹt mũi khó khăn khi thở, trẻ phải thở bằng miệng. Trường hợp nặng khi thở trẻ bị co rút lòng ngực.
  • Khó chịu biếng ăn, sụt cân, quấy khóc thường xuyên nhất là vào ban đêm làm bé ngủ không ngon, mất ngủ.

Vậy, khi nhận thấy trẻ bị viêm amidan sốt cao không hạ, bố mẹ cần bình tĩnh kiểm tra các triệu chứng kèm theo để xác định mức độ viêm nhiễm của trẻ. Trường hợp áp dụng các biện pháp hạ sốt nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, cơn sốt tái phát thường xuyên,… bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, điều trị.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Công Bố: Phác Đồ Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Từ YHCT

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

Huyết Mạch Khang – TPBVSK hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...