Bé Bị Chàm Sữa Ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

Sự xuất hiện của các đốm mụn nước li ti trên da, từng mảng da ửng đỏ trên mặt chính là những triệu chứng đầu tiên của bệnh chàm sữa. Vị trí xuất hiện triệu chứng bệnh chàm sữa phổ biến nhất là trên mặt và xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé bị chàm sữa ở mặt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ như thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, ngủ ít…

Trẻ bị chàm sữa ở mặt là gì?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là bệnh lác sữa thực chất là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng, một dạng phổ biến của bệnh viêm da cơ địa. Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở những chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bệnh thường tự biến mất khi trẻ lớn lên từ 2 – 4 tuổi. Tuy nhiên, khi trẻ đã hơn 4 tuổi mà bệnh chưa khỏi hẳn thì nguy cơ bệnh kéo dài dai dẳng suốt đời và chuyển thành chàm thể tạng là rất cao.

Bé bị chàm sữa ở mặt
Chàm sữa ở mặt đối với trẻ nhỏ chính là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng

 Bệnh chàm sữa ở mặt đặc trưng với các triệu chứng như da nổi mẩn đỏ, khô ráp, ngứa ngáy, xuất hiện các đốm mụn nước mọc chi chít trên da kèm theo ngứa ngáy dữ dội, da bong tróc vảy. Những triệu chứng này thường khởi phát từ mặt, chủ yếu là ở vùng da đối xứng 2 bên má, sau đó những tổn thương có thể lan dần xuống cằm, cổ hoặc toàn thân.

Bệnh chàm sữa ở mặt khiến trẻ thường xuyên quấy khóc vào ban đêm, kèm theo các vết nứt nẻ, khô ráp và thậm chí là rỉ máu khiến trẻ có xu hướng cào gãi mạnh thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Staphylococcus hoặc nhiễm virus herpes thông qua các vết nứt và khiến bệnh diễn tiến nặng hơn, khó chữa trị dứt điểm.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh chàm sữa ở mặt

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây khiến trẻ bị chàm sữa ở mặt, tuy nhiên bệnh được chứng minh có sự liên quan mật thiết giữa yếu tố di truyền, cơ địa nhạy cảm của trẻ và các tác nhân dị ứng bên ngoài. Cụ thể như sau:

  • Do di truyền: Tương tự như các dạng bệnh chàm da khác, bệnh chàm sữa có tính chất di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bố hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh lý về da thì đời con cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm sữa cao hơn.
  • Do trẻ có cơ địa nhạy cảm: Mỗi một đứa trẻ sẽ có cơ địa khác nhau và nếu chẳng may có một cơ địa nhạy cảm, trẻ sẽ rất dẽ mắc bệnh chàm sữa nếu tiếp xúc với bất kỳ tác nhân dị ứng nào.
  • Rối loạn quá trình trao đổi chất: Sự thay đổi đột ngột và rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể kéo theo sự suy giảm sức đề kháng của trẻ và cũng chính là nguyên nhân hàng đầu làm khởi phát các triệu chứng bệnh chàm sữa.
  • Do dị ứng thức ăn: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất nhạy cảm, dễ phản ứng với các loại thức ăn dị ứng như hải sản, thịt bò, sữa bò, sữa chua, phô mai… Vì vậy, người mẹ nên kiêng những loại thực phẩm này nếu đang trong giai đoạn cho con bú hoặc thay thế những loại thực phẩm này bằng các thực phẩm lành tính có hàm lượng dưỡng chất tương đương trong chế độ ăn uống hằng ngày của con.
Bé bị chàm sữa ở mặt
Trẻ bị chàm sữa ở mặt có liên quan đến tính di truyền, yếu tố cơ địa và các tác nhân gây dị ứng như thức ăn, thời tiết, môi trường…
  • Do dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh là một trong những điều kiện thuận lợi để những triệu chứng chàm sữa bộc phát trên mặt của trẻ.
  • Do trẻ tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: Những triệu chứng của bệnh chàm sữa ở mặt dễ dàng bùng phát khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa, xà phòng, thuốc nhuộm và các loại dung môi dùng trong công nghiệp…
  • Một số tác nhân khác: Ngoài những tác nhân vừa kể trên, trẻ em chàm sữa ở mặt còn dễ dàng khởi phát khi trẻ tiếp xúc với lông chó mèo, không gian sống không được vệ sinh sạch sẽ, từ đó khởi phát các triệu chứng bệnh chàm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm sữa ở mặt

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, đặc biệt là da mặt, cụ thể là da hai bên má. Vốn dĩ làn da mặt của trẻ nhỏ rất hồng hào, ửng đỏ nên khi các triệu chứng ban đầu của bệnh sữa xuất hiện bố mẹ thường không phát hiện được ngay. Còn khi xuất hiện thêm các triệu như nổi mẩn đỏ, bong vảy thì bố mẹ lại nhầm lẫn với bệnh nổi mề đay, rôm sảy…. dẫn đến việc chủ quan trọng điều trị khiến bệnh ngày càng diễn tiến nặng nề hơn.

Vì vậy, để sớm nắm bắt và biết được trẻ đang bị chàm sữa ở mặt, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi dựa trên các triệu chứng sau:

Bé bị chàm sữa ở mặt
Bé bị chàm sữa ở mặt đặc trưng với triệu chứng nổi mẩn đỏ li ti, ngứa ngáy và bong tróc vảy da…
  • Trên da mặt bắt đầu xuất hiện những mảng da ửng đỏ như vết hồng ban, phổ biến là ở các vị trí đối xứng hai má, nhưng cũng có thể là cằm hoặc trán.
  • Da xù xì khô ráp và có nhiều vảy nhỏ li ti tạo cảm giác khó chịu khi sờ tay vào.
  • Những đốm mụn nước li ti xuất hiện, mọc chi chít và san sát hoặc rải rác khắp vùng mặt của trẻ.
  • Mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ khi có tác động mạnh làm tiết ra chất dịch màu vàng, chúng khô lại và đóng thành các lớp vảy dày trên da mặt.
  • Những đốm mụn nước vỡ ra và dịch tiết chảy xuống miệng, cằm, cổ hay dính lên trán, lông mày… làm khởi phát các triệu chứng bệnh tại đây.
  • Da non bắt đầu hình thành tại các lớp vảy bong tróc nhưng chúng lại sẫm màu hơn so với những vùng da bình thường.
  • Kéo theo đó là những cơn ngứa ngáy dữ dội, dai dẳng lúc nhiều lúc ít. Đây chính là lý do vì sao bố mẹ cứ thấy trẻ thường xuyên đưa tay lên dụi hoặc gãi cho đỡ ngứa.
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ do ngứa ngáy, đau rát làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ bị chàm sữa ở mặt

Bệnh chàm sữa là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, xét về bản chất thì căn bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nhưng bố mẹ vẫn phải chủ động áp dụng các biện pháp điều trị để xử lý triệu chứng càng sớm càng tốt.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Hầu hết các triệu chứng ngoài da do bệnh chàm sữa ở mặt gây ra đều có thể được xử lý bằng các loại thuốc trị bệnh chàm. Trong đó, thuốc bôi trị bệnh chàm là nhóm thuốc được ưu tiên sử dụng cho trẻ nhỏ vì không gây ra nhiều tác dụng phụ như nhóm thuốc uống.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh chàm khác nhau, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc chọn lựa loại thuốc phù hợp lại không hề dễ dàng. Nhóm thuốc trị chàm sữa cho trẻ được chia làm 2 dạng chính là thuốc bôi chứa thành phần corticoid và kem dưỡng ẩm.

  • Thuốc bôi chứa corticoid

Loại thuốc này có tên đầy đủ là glucocorticoid. Thuốc có khả năng tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương, tiến hành kháng viêm, chống khuẩn, ngăn ngừa dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Nhóm thuốc bôi này phát huy hiệu quả cải thiện triệu chứng chàm sữa rất tốt.

Tuy nhiên, lưu ý cần sử dụng theo liều lượng quy định, tuyệt đối không lạm dụng để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn như làm rát, khô da, teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, nguy hiểm hơn nếu dùng thuốc quá mức có thể làm suy giảm chức năng tuyến thượng thận…

Bé bị chàm sữa ở mặt
Thuốc bôi chứa corticoid và kem dưỡng ẩm là những loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh chàm sữa ở mặt
  • Kem dưỡng ẩm

Bên cạnh sử dụng thuốc bôi để chống viêm, kháng khuẩn, các chuyên gia da liễu cũng khuyến khích sử dụng kết hợp các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ em. Kem dưỡng ẩm có tác dụng cấp ẩm, kiểm soát tình trạng đỏ da, khô da, giảm thiểu bong tróc, ngứa ngáy mà lại khá lành tính, an toàn cho làn da của trẻ.

Cơ chế hoạt động của kem dưỡng ẩm là tạo ra hàng rào bảo vệ da khỏi những tác động của môi trường. Đồng thời, ức chế quá trình thoát hơi nước, thúc đẩy quá trình phục hồi phục những thương trên bề mặt da. Vì vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn 2 lần/ ngày sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng chàm sữa, rút ngăn thời gian sử dụng thuốc corticoid.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý cần cân nhắc trong việc chọn lựa sản phẩm kem dưỡng ẩm, ưu tiên sản phẩm dịu nhẹ, sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến từ các thương hiệu lớn, uy tín để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.

2. Mẹo trị chàm sữa ở mặt cho bé hiệu quả

Bên cạnh biện pháp chữa bệnh bằng thuốc, bố mẹ cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian dùng các loại dược liệu tự nhiên vừa cải thiện hiệu quả triệu chứng chàm sữa mà lại rất an toàn, lành tính cho làn da của con.

Một số mẹo dân gian chữa chàm sữa ở mặt cho trẻ hiệu quả như:

  • Lá ổi: Trong lá ổi có chứa các dược chất có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và kiểm soát sự phục hồi của làn da như tanin, vitamin K, alpha limonene… Vì vậy, dùng lá ổi chữa bệnh cho trẻ sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng chàm sữa. Dùng một nắm lá ổi rửa sạch, nấu với nước khoảng 10 phút, đợi cho nước nguội bớt thì mẹ dùng khăn sạch thấm nước lá ổi lau mặt cho trẻ.
  • Lá sim: Đây là loại lá có tính đắng, sát khuẩn, khử trùng mạnh và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Nhờ đó mà những vết chàm sữa trên da của trẻ cũng dần dần biến mất mà không để lại sẹo. Dùng một nắm lá sim tươi, rừa sạch với nước và sắc với nước cho đến khi nước lá sim đặc sánh lại như cao thì dùng để bôi lên vùng da bị chàm sữa trên mặt của trẻ.
  • Lá trà xanh: Trà xanh là loại thảo dược quen thuộc với nhiều lợi ích cho sức khỏe với công dụng sát khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy, đối với trẻ bị chàm sữa ở mặt tắm nước lá trà xanh giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh. Chuẩn bị một nắm lá trà xanh, rửa sạch và đun lấy nước để cho trẻ ngâm mình, mẹ dùng khăn mỏng thấm nước lá trà xanh lau rửa nhẹ nhàng lên vùng da mặt bị chàm sữa của trẻ.
  • Lá trầu không: Cũng tương tự lá trà xanh, lá trầu không là loại dược liệu tự nhiên được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý da liễu nhu viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, á sừng, tổ đỉa… và cả bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hàm lượng cao các hoạt chất chống oxy hóa trong lá trầu không giúp ức chế sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn đến làn da của trẻ. Bên cạnh đó, hoạt chất tannin và phenal còn hỗ trợ làm giảm ngứa ngáy, kích thích tái tạo các tế bào mới. Sơ chế lá trầu không thành nước cốt và thoa đều lên vùng da bị chàm của trẻ hoặc nấu nước tắm đều được.
  • Khoai tây: Hàm lượng cao vitamin B và vitamin C trong khoai tây có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ làm dịu da, giảm ngứa, cấp ẩm hiệu quả. Mẹ dùng từ 4 – 5 củ khoai tây có màu vàng, không mọc mầm, rửa sạch và cho vào nồi nước sôi khoảng 1 phút để diệt khuẩn. Cắt khoai tây thành từng lát mỏng rồi giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt. Làm sạch vùng da bị chàm của trẻ rồi thoa nước cốt khoai tây hoặc bôi khoai tây nhuyễn lên vùng da bị chàm sữa cả trẻ.
Bé bị chàm sữa ở mặt
Lá sim có đặc tính sát khuẩn, khử trùng và làm lành các vết tổn thương do chàm sữa gây ra trên mặt trẻ

Lưu ý: Những mẹo dân gian trị chàm sữa ở mặt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ áp dụng cho những trường hợp mắc bệnh nhẹ, các triệu chứng ngoài da đơn giản, không có dấu hiệu chàm bội nhiễm, lở loét hay chảy dịch… Mặc dù sử dụng dược liệu tự nhiên, lành tính nhưng nếu trong quá trình sử dụng xảy ra bất kỳ phản ứng bất thường nào, bố mẹ cần dừng sử dụng ngay và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh chàm sữa ở mặt trẻ

Hầu hết các trường hợp bé bị chàm sữa ở mặt đều có thể tự khỏi khi trẻ dần lớn lên. Tuy nhiên, điều kiện để quá trình tự khỏi này diễn ra hiệu quả thì bố mẹ cần xây dựng một chế độ chăm sóc và chủ động phòng ngừa tái phát bệnh khoa học.

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ toàn thân cho trẻ bằng cách tắm gội hằng ngày, đặc biệt là vùng da mặt, da cổ. Sau khi tắm xong phải lau khô nước trên da để tránh gây ẩm ướt trên da.
  • Hạn chế tối đa tình trạng da mặt của trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như lông chó mèo, nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm hay thời tiết hanh khô… Bởi đây đều là những tác nhân dị ứng làm khởi phát triệu chứng bệnh chàm sữa.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ và sinh hoạt của trẻ bằng cách giặt chăn, drap, gối, nệm, không cho thú cưng vào phòng ngủ của trẻ, để đồ chơi của cons ở những nơi sạch sẽ và sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng.
  • Tạo thói quen bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ hằng ngày, kể cả khi trẻ không mắc bất kỳ căn bệnh da liễu nào. Khi bôi cần chú ý bôi kỹ vùng da mặt, vì đây là vùng da nhạy cảm và mỏng manh, dễ suy yếu và khởi phát các triệu chứng bệnh.
  • Nếu tác nhân dị ứng đến từ thực phẩm, bố mẹ nên tìm hiểu và loại bỏ loại thực phẩm đó ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày của con. Hoặc trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì người mẹ sẽ là người phải kiêng những loại thực phẩm này.
Bé bị chàm sữa ở mặt
Tắm gội cho trẻ hằng ngày, nhất là trên mặt vì đây là vùng da mỏng manh, nhạy cảm dễ bị tác động gây bệnh

Bé bị chàm sữa ở mặt là căn bệnh da liễu có tính chất tiến triển dai dẳng, dễ dàng tái đi tái lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng lại khiến con mệt mỏi, quấy khóc ngày đêm, bỏ ăn, bỏ bú… ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất chung của trẻ. Do đó, bố mẹ nên quan sát trẻ cẩn thận để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường trên da và có biện pháp điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm Khớp Cổ Chân: Dấu Hiệu Nhận Biết và Phương Pháp Điều Trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh xương khớp gây ảnh hưởng đến chức năng của...
Viêm họng hạt có mủ trắng nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm Họng Hạt Có Mủ Trắng Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Viêm họng hạt có mủ trắng là tình trạng viêm ở đường hô hấp mãn...
Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút Mạch U Xơ Tử Cung là gì? Nên Dùng Khi Nào?

Nút mạch u xơ tử cung là phương pháp điều trị bệnh u xơ tử...