Vôi hoá cột sống đề cập đến tình trạng hệ thống dây chằng bám vào cột sống, thân đốt sống tại các mấu gai, mấu ngang bị lắng đọng canxi. Hiện tượng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các gai đốt sống và gây đau nhức, tê mỏi, khói chịu. Khi vận động, các gai xương sẽ chèn ép lên hệ thống thần kinh, mạch máu và khiến người bệnh đau đớn dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.
Theo nhận định của các chuyên gia, vôi cột sống khởi phát do quá trình lão hoá tự nhiên và tác động của một số yếu tố như hoạt động quá tải, nhiễm trùng,... Tuỳ thuộc vào vị trí phát triển, bệnh lý được chia thành 2 dạng chính:
- Vôi hoá cột sống cổ: Tổn thương xảy ra tại vùng cột sống cổ do chịu áp lực từ sức nặng của đầu và vận động đột ngột của các động tác như ngửa, gập, xoay, cúi đầu.
- Vôi hoá cột sống lưng: Cột sống lưng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong chống đỡ toàn bộ sức nặng phần trên của cơ thể nên thường dễ bị chấn thương, thoái hoá. Đồng thời, thói quen mang vác nặng, ngồi quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ biến đối cấu trúc của cột sống lưng, dẫn đến lắng đọng canxi và hình thành vôi cột sống.
Các chuyên gia cho biết, ở nhóm đối tượng có độ tuổi trung niên và cao tuổi thường dễ bị vôi hoá cột sống cao hơn so với người bình thường. Hơn nữa, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý nhiều hơn so với nữ giới do thường xuyên lao động nặng nhọc. Vôi hoá cột sống là bệnh lý có các triệu chứng tương tự với bệnh gai cột sống. Số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng 40% bị gai cột sống tiến triển thành vôi hoá cột sống.
Tổn thương do vôi hoá cột sống gây ra không chỉ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bên cạnh đó, bệnh lý còn gây chèn ép lên dây thần kinh, mạch máu và dẫn đến tình trạng ù tai, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,... Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, vôi hoá cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây bại liệt vĩnh viễn.