Táo bón là tình trạng phổ biến, hầu hết mọi người đều phải trải qua các triệu chứng này tại một thời điểm nhất định trong đời. Tình trạng này tuy không quá nghiêm trọng nhưng cần có biện pháp xử lý phù hợp để phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, đa phần người bệnh hiện nay lại rất chủ quan, cho rằng bệnh không có gì đáng lo ngại. Từ đó không tìm cách điều trị, khiến bệnh dai dẳng và âm thầm dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Phòng nghiên cứu bệnh Tiêu Hóa của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh táo bón nhằm mục đích:
Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, cung cấp cho người bệnh những kiến thức hữu ích, khoa học xoay quanh bệnh táo bón. Từ đó giúp người bệnh hiểu đúng về táo bón và chủ động phòng ngừa, điều trị.
Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp nhất.
III. Ý nghĩa của nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu được thực hiện đều là những vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Vì thế nghiên cứu vừa đem lại giá trị trên mặt lý thuyết, vừa giúp ích trực tiếp cho người bệnh trong quá trình tìm kiếm cách xử lý táo bón, ngăn chặn nguy cơ biến chứng, chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Táo bón là gì?
Táo bón đề cập đến tình trạng gặp khó khăn đại tiện với các biểu hiện đặc trưng như phân khô cứng, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần. Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như thức ăn di chuyển đến ruột chậm khiến đại tràng hấp thụ nhiều nước, phân trở nên khô cứng.
Táo bón đề cập đến tình trạng gặp khó khăn đại tiện với các biểu hiện như phân khô cứng, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần
Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này còn liên quan đến hiện tượng tắc nghẽn bên trong ruột già. Nếu xảy ra do nguyên nhân này cần được chăm sóc y tế kịp thời để tránh phát sinh rủi ro.
Thực tế nhận thấy, táo bón cấp tính (táo bón không thường xuyên) là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, ở người bị táo bón mãn tính có thể gây ra nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, bệnh lý ở thể mãn tính nếu không được chăm sóc đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ, áp xe hậu môn và những biến chứng liên quan khác.
Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng táo bón, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách. Các phương pháp điều trị thường tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, mức độ nghiêm trọng của tình trạng táo bón.
Triệu chứng phổ biến của người bị táo bón
Có thể nhận thấy, thời gian và tần suất đại tiện ở mỗi người không giống nhau, tuy nhiên tình trạng táo bón xảy ra khi đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài tuần là táo bón mãn tính.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh lý:
Đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần
Phân khô cứng, vón cục
Đau hậu môn hoặc căng thẳng đi đại tiện
Cảm giác căng cứng bụng, đầy hơi, chướng bụng, ngay cả sau khi đi ngoài
Có cảm giác tắc nghẽn ở trực tràng, phân không thể ra khỏi hậu môn
Đôi khi cần dùng tay ấn bụng hoặc dùng ngón tay để đẩy phân ra ngoài.
Số liệu thống kê nhận thấy, khoảng 40% người cao tuổi bị táo bón, trong đó có khoảng hơn 60% người cao tuổi
Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Đầy hơi, chướng bụng
Đau, chuột rút ở bụng
Chán ăn
Buồn nôn
Nguyên nhân gây táo bón
Tình trạng táo bón xảy ra khi những chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua hệ thống tiêu hóa, không thể được loại bỏ thông qua trực tràng. Điều này có thể khiến kết cấu phân khô cứng.
Dưới đây là một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh lý:
1. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn
Thực tế nhận thấy, người thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn thường có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với người bình thường. Chất xơ có nhiệm vụ thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên, nhất là khi bổ sung đủ nước.
Người thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn thường có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với người bình thường
Trường hợp bị táo bón thường có chế độ ăn uống ít chất xơ như:
Các loại rau
Trái cây
Ngũ cốc
Các loại quả mọng
Các loại đậu
Các thực phẩm ít chất xơ, bao gồm:
Nhóm thực phẩm giàu chất béo như trứng, thịt, phô mai
Những thực phẩm chế biến qua nhiều công đoạn như bánh mì trắng
Thực ăn nhanh như khoai tây chiên, các loại đồ ăn chế biến sẵn
Chất xơ bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Những chất xơ hòa tan có thể tan hoàn toàn trong nước, đồng thời tạo thành một chất gel mềm đi qua hệ thống tiêu hóa, từ đó giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan gần như giữ toàn bộ cấu trúc khi đi qua hệ thống tiêu hóa. Từ đó giúp làm tăng trọng lượng, kích thước phân, giúp dễ dàng đại tiện.
2. Không uống đủ nước
Uống đủ nước là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ táo bón cũng như hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Những chất lỏng có thể hỗ trợ thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn, đồng thời giúp phân đi qua trực tràng tốt hơn. Những chất lỏng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa nên bổ sung hàng ngày như nước ép trái cây, nước lọc, súp, canh,...
Trường hợp uống ít nước có thể dẫn đến mất nước và gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra, người thường xuyên sử dụng bia rượu, nước có gas, thức uống chứa caffeine có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.
3. Thiếu các hoạt động thể chất
Ít vận động được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một số nghiên cứu nhận thấy, ở người thường xuyên vận động, tập luyện ít bị táo bón hơn, nhất là ở người cao tuổi.
Ít vận động được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác
Tương tự, những người ngồi nhiều, dành nhiều thời gian trên giường cũng có thể gặp phải tình trạng này.
4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Bệnh lý cũng có thể khởi phát khi sử dụng một số loại thuốc như:
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, imipramine)
Thuốc chẹn kênh canxi thường được dùng để giảm nhịp tim, hạ huyết áp (diltiazem, nifedipine)
Thuốc kháng axit chứa nhôm (Amphojel, Basaljel)
Thuốc kháng axit chứa canxi như Tums
Thuốc lợi tiểu (hydrochlorothiazide, furosemide)
Thuốc bổ sung sắt thường được dùng ở người bị thiếu máu, sắt, phụ nữ mang thai
5. Hội chứng ruột kích thích
Người bị hội chứng ruột kích thích thường có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với người bình thường. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng táo bón dao động theo thời gian.
Hội chứng ruột kích thích thể táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp
Ngoài táo bón, bệnh nhân còn có gặp một số triệu chứng như:
Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng
Đầy hơi chướng bụng
Đau bụng
Căng thẳng thường xuyên
Thay đổi tần suất đại tiện cũng như tính chất của phân
6. Quá trình lão hóa tự nhiên
Số liệu thống kê nhận thấy, khoảng 40% người cao tuổi bị táo bón, trong đó có khoảng hơn 60% người cao tuổi. Có thể nhận thấy, khi cơ thể lão hóa, tỷ lệ mắc phải tình trạng này càng cao.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia nhận thấy, khi cơ thể lão hóa sẽ cần nhiều thời gian để thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng ít vận động, tập luyện nên có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn so với người trẻ.
Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể xảy ra do tình trạng y tế, dùng thuốc điều trị bệnh, hấp thụ ít chất xơ cũng làm tăng nguy cơ gây khởi phát các triệu chứng bệnh lý.
7. Lạm dụng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng thường được dùng trong những trường hợp gặp khó khăn khi đại tiện. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, tuy nhiên việc dùng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và làm tăng nguy cơ bị táo bón nếu ngừng dùng thuốc.
Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc nhuận tràng còn dẫn đến một số rủi ro như:
Mất cân bằng điện giải
Mất nước
Tổn thương các cơ quan nội tạng
Ngoài ra, một số trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu có ý định sử dụng thuốc nhuận tràng, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất.
8. Các vấn đề về trực tràng
Theo các chuyên gia, một số tình trạng ở trực tràng có thể gây cản trở, hạn chế sự di chuyển của phân, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý.
Những vấn đề về trực tràng có thể gây táo bón, bao gồm:
Thoát vị cơ
Khối u/ ung thư
Viêm túi thừa
Có mô sẹo bên trong trực tràng
Bệnh viêm ruột
Hẹp đại trực tràng
9. Các điều kiện y tế khác
Một số điều kiện y tế khác có thể làm tăng nguy cơ phát sinh hoặc khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Cụ thể:
Tắc ruột là tình trạng xảy ra khi xuất hiện khối u chặn/ chèn ép một phần của hệ thống tiêu hóa
Những tình trạng liên quan đến chất điện giải, nội tiết tố, chức năng thận như nhiễm độc đường tiết niệu, suy giáp, viêm đường tiểu, tăng calci huyết
Bệnh celiac, viêm ruột và các tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa khác
Các phương pháp điều trị ung thư như thuốc giảm đau opioid, hóa trị
Táo bón có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp táo bón thường không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng như tổn thương ở hệ thống tiêu hóa hoặc ung thư trực tràng cần được điều trị y tế nhanh chóng.
Bệnh lý nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ
Bên cạnh đó, táo bón mãn tính nếu không được can thiệp sớm và chăm sóc đúng cách có thể gây ra một số rủi ro như:
Sưng tĩnh mạch hậu môn: Táo bón gây sưng, đau và viêm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn gây ra bệnh trĩ.
Rách da hậu môn: Rách da hậu môn có thể gây nứt hậu môn, dẫn đến đau rát, khó chịu.
Không thể đưa phân ra khỏi hậu môn: Táo bón gây tích tụ phân ở hậu môn, phân bị kẹt trong ruột, dẫn đến tắc ruột.
Sa trực tràng: Căng thẳng khi đi ngoài có thể khiến một phần của trực tràng bị nhô, căng và lồi ra khỏi hậu môn.
Đừng để tình trạng bệnh nguy hiểm hơn - Liên hệ chuyên gia để được giúp đỡ!
Chẩn đoán tình trạng táo bón
Đa số các trường hợp bị táo bón đều có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và dùng thuốc nhuận tràng không kê đơn. Tuy nhiên, tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Nếu các triệu chứng bệnh lý kéo dài, không cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng cách. Để xác định tình trạng táo bón, bác sĩ có thể đề nghị khám sức khỏe tổng quát.
Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm
Khám sức khỏe thường bao gồm khám trực tràng, kiểm tra nồng độ chất điện giải cũng như chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân.
Đánh giá chức năng của cơ cơ thắt hậu môn: Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ chèn ống mềm, hẹp vào hậu môn và trực tràng rồi thổi phồng như quả bóng ở đầu ống. Thiết bị này sẽ được kéo qua cơ vòng. Thủ thuật này giúp bác sĩ xác định khả năng phối hợp của cơ khi phân di chuyển qua ruột.
Đánh giá tốc độ cơ thắt hậu môn: Xét nghiệm này được thực hiện thông qua áp kế hậu môn trực tràng. Từ đó, giúp bác sĩ đo khoảng thời gian ruột đẩy một quá nóng đầy nước ra ngoài cơ thể.
Đánh giá tốc độ duy chuyển thức ăn qua ruột: Trong xét nghiệm này, bác sĩ có thể cho người bệnh nuốt viên nâng đã được đánh dấu bằng các mảng bám phóng xạ hay thiết bị ghi âm không dây. Viên nang này sẽ ghi lại thông tin trong ruột từ 24 - 48 giờ, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh lý thông qua kết quả xét nghiệm.
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện những xét nghiệm chuyên môn nhằm loại bỏ nguy cơ ung thư cũng như những tổn thương nghiêm trọng khác. Một số xét nghiệm thường được áp dụng trong chẩn đoán táo bón, bao gồm:
Xét nghiệm máu
Nhằm xác định những vấn đề toàn thân như nồng độ canxi trong máu cao, rối loạn tuyến giáp từ đó xác định được mức độ viêm nhiễm.
Kỹ thuật nội soi
Bác sĩ sẽ dùng ống mềm có camera và đèn ở đầu và đưa vào hậu môn, phần dưới của ruột kết để kiểm tra những vấn đề liên quan.
Chụp X-quang
Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ các định tình trạng tắc ruột, tích tụ phân ở ruột kết đồng thời đánh giá được mức độ bệnh nặng nhẹ.
Chụp cộng hưởng từ
Bác sĩ dùng gel cản quang đưa vào trực tràng của bệnh nhân và dùng máy MRI để đánh giá các tình trạng liên quan có thể dẫn đến táo bón
Các phương pháp điều trị táo bón
Các phương pháp điều trị táo bón tùy thuộc nhiều vào nguyên nhân khởi phát, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tình trạng sức khỏe và đối tượng mắc bệnh. Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân áp dụng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà trước khi tiến hành điều trị y tế và can thiệp ngoại khoa.
Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Các biểu hiện táo bón cấp tính có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Bên cạnh đó, việc duy trì các biện pháp này còn phòng ngừa táo bón và các vấn đề thường gặp ở đường ruột.
Các biểu hiện bệnh lý có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bệnh lý tại nhà như sau:
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn: Thêm chất xơ thông qua chế độ ăn uống có thể giúp tăng trọng lượng của phân, giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Theo đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh lý. Chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyến khích bệnh nhân tiêu thụ khoảng 14 gram chất xơ cho mỗi 1.000 calo mỗi ngày vào thực đơn hàng ngày để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, việc tăng lượng chất xơ đột ngột có thể gây chướng bụng, đầy hơi. Do đó, bệnh nhân nên bắt đầu thu nạp chất xơ từ từ và tăng dần lên.
Tập luyện thể dục, thể thao: Hoạt động thể chất có thể làm tăng hoạt động của những cơ quan trong ruột, từ đó khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, bạn nên dành thời gian để tập luyện hầu hết các ngày trong tuần hoặc ít nhất từ 3 - 4 buổi/ tuần. Nếu mới bắt đầu tập luyện hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động thể chất, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn về chương trình tập luyện cho người bị táo bón.
Đại tiện ngay khi có nhu cầu: Nên tập thói quen đại tiện mỗi ngày và đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, không sử dụng điện thoại, đọc sách báo và vội vàng khi đại tiện.
Dùng thuốc nhuận tràng
Trường hợp tình trạng táo bón tiến triển nặng, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng để cải thiện, hỗ trợ việc đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng để cải thiện, hỗ trợ việc đại tiện diễn ra thuận lợi hơn
Dưới đây là một số loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng trong điều trị bệnh:
Chất xơ bổ sung: Những chất xơ bổ sung có thể làm tăng trọng lượng phân, phân cũng mềm hơn và dễ đi ra khỏi cơ thể. Một số chất xơ bổ sung thường bao gồm psyllium, canxi polycarbophil, methylcellulose,...
Chất kích thích ruột: Chất kích thích ruột thường bao gồm bisacodyl, sennosides có thể co ruột và đẩy phân ra ngoài.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Những loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn bằng cách tăng tiết chất lỏng từ ruột, kích thích nhu động ruột. Một số nhuận tràng thẩm thấu bao gồm magie hydroxit đường uống, polyethylene glycol, magie citrat,...
Các chất bôi trơn: Chất bôi trơn như dầu khoáng giúp phân di chuyển qua ruột kết và hậu môn dễ dàng hơn.
Chất làm mềm phân: Một số loại thuốc làm mềm phân như docusate natri, docusate canxi có tác dụng làm ẩm phân thông qua cơ chế hút nước từ ruột.
Thuốc đạn: Những loại thuốc đạn đặt hậu môn hỗ trợ làm mềm phân và giúp đại tiện dễ dàng hơn. Trong đó, bisacodyl thường được sử dụng vì có tác dụng bôi trơn hậu môn và cấp ẩm cho phân.
Các loại thuốc kê đơn
Trong trường hợp không đáp ứng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kê đơn để cải thiện triệu chứng, nhất là trường hợp bị táo bón mãn tính, Hội chứng ruột kích thích thể táo bón.
Chất chủ vận thụ thể serotonin 5- HT 4 có thể được chỉ định để giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn
Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:
Thuốc hút nước vào ruột: Trường hợp bị táo bón mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hút nước vào ruột để làm tăng tốc độ di chuyển của phân. Những loại thuốc thường sử dụng, bao gồm Lubiprostone, plecanatide và linaclotide.
Chất chủ vận thụ thể serotonin 5- HT 4: Chất này có thể được chỉ định để giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn.
Thuốc đối kháng với opioid tác dụng ngoại vi: Loại thuốc này thường được chỉ định để điều trị táo bón do thuốc giảm đau gây nghiện opioid. Những loại thuốc phổ biến thường được dùng trong điều trị bệnh lý, bao gồm naloxegol, methylnaltrexone.
Luyện tập cơ sàn chậu
Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể khuyến khích bệnh nhân tập luyện để phản hồi sinh học cơ sàn chậu, từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa chứng táo bón. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn học cách thắt chặt và thư giãn các cơ xương chậu đúng lúc trong quá trình đi ngoài để giúp phân đi ra hậu môn dễ dàng hơn.
Để luyện tập cơ xương chậu, bác sĩ có thể đặt một ống thông chuyên dụng vào hậu môn, đồng thời hướng dẫn người bệnh thắt chặt và thư giãn các cơ sàn chậu. Một máy tính sẽ được dùng để đo độ căng, đồng thời phát tính hiệu ánh sáng hoặc âm thanh để giúp bệnh nhân biết khi nào phù hợp để thả lỏng cơ sàn chậu.
Can thiệp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật điều trị táo bón được chỉ định trong trường hợp táo bón tiến triển nghiêm trọng hoặc những biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cân nhắc phẫu thuật trong trường hợp bệnh lý khởi phát do tắc trực tràng, tắc nghẽn ruột, thoát vị cơ ở hậu môn.
Trong các trường hợp được chỉ định can thiệp ngoại khoa điều trị táo bón, bác sĩ thường đề nghị cắt bỏ một phần đại trạng nhằm rút ngắn thời gian phân di chuyển qua ruột. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đại tràng thường ít được chỉ định.
Các biện pháp phòng ngừa táo bón
Tình trạng táo bón có thể gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý có thể kiểm soát tốt thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà và điều trị y tế trong trường hợp cần thiết. Mặc dù có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng này có thể phòng ngừa tốt.
Bổ sung từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng táo bón:
Bổ sung từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê, trà đặc, các thức uống chứa cồn, nước có gas để tránh tình trạng mất nước.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, mận khô,... Bên cạnh đó, hạn chế các loại thực phẩm ít chất xơ như sữa, phô mai, thịt đỏ và các loại thực phẩm chế biến sẵn.
Mỗi tuần nên dành ít nhất 3 - 4 buổi để tập luyện thể dục để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa tình trạng táo bón.
Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu. Bởi việc trì hoãn càng lâu, phân càng khô, cứng và gặp khó khăn khi ra khỏi hậu môn.
Dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc theo thông tin từ nhà sản xuất trong thời gian ngắn. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng vì có thể khiến tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề hơn.
Bạn có thể cân nhắc bổ sung men vi sinh vào chế độ dinh dưỡng để cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón.
Hầu hết các trường hợp bị táo bón không quá nghiêm trọng và có thể được khắc phục thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và đi kèm một số biểu hiện bất thường khác, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đội ngũ nghiên cứu là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng các công trình/ sản sản nghiên cứu của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc. Tại viện đã quy tụ đầy đủ đội ngũ nghiên cứu đều là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT và nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác. Họ vừa có trình độ chuyên môn giỏi, học hàm học vị cao, vừa tinh thông y thuật, am hiểu về các phương pháp khám chữa bệnh/ chăm sóc sức khỏe bằng YHCT. Hơn nữa còn có tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật công nghệ. Hứa hẹn sẽ đồng hành đem đến những công trình nghiên cứu giá trị nhất.
Nơi công tác:
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc – Tradimec
Chức vụ: GĐ chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc
Sinh năm: 1958
Địa chỉ: Hà Nội
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội và Học bác sĩ chuyên khoa cấp 1 tại trường ĐH Y Hà Nội
Trải qua hơn 40 năm học tập, nghiên cứu và khám chữa bệnh, bác sĩ Tuyết Lan đã trở thành “Cây đại thụ” trong làng YHCT, được người bệnh trong - ngoài nước tin tưởng tìm đến.
Mặc dù đã ở độ tuổi được nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống nhưng bác sĩ Tuyết Lan vẫn tiếp tục cống hiến, luôn nỗ lực hết mình để cống hiến cho sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân với nhiều vai trò khác nhau: Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc và công tác tại Viện Y dược dân tộc cổ truyền.
Mỗi bệnh lý đều có nguyên nhân - triệu chứng khác nhau, để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ Bạn vui lòng nhập và gửi thông tin phía dưới. Chuyên gia sẽ chủ động liên hệ lại Bạn sớm nhất có thể!!!