Suy nhược thần kinh là chứng bệnh đang ngày càng phổ biến. Bệnh hình thành và phát triển do nhiều nguyên nhân. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nặng nề như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, có thể dẫn đến hành vi tự làm tổn hại bản thân, thậm chí tự sát.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Phòng nghiên cứu bệnh Thần kinh của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về suy nhược thần kinh này nhằm mục đích cung cấp nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy về vấn đề:
Các loại suy nhược thần kinh, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm cơ thể phải đối diện khi bị bệnh.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.
III. Ý nghĩa của nghiên cứu
Toàn bộ những thông tin trên được đánh giá cao cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Độc giả hoàn toàn có thể an tâm về độ chính xác và đáng tin cậy bởi đều được tham vấn từ chuyên gia/bác sĩ đầu ngành, hoàn toàn có thể ứng dụng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh.
Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh còn có nhiều tên gọi khác như hội chứng Da Costa, “trái tim người lính”, hội chứng căng thẳng, rối loạn thần kinh tim, suy nhược bán cấp,... Hội chứng có các biểu hiện tương tự như bệnh tim, tuy nhiên thông qua thăm khám thực thể thường không phát hiện có sự bất thường nào về mặt sinh lý.
Suy nhược thần kinh là gì?
Có thể nói, suy nhược thần kinh là một trong số các bệnh lý liên quan đến hiện tượng rối loạn chức năng vỏ não và trung khu dưới vỏ não. Nguyên nhân thường là do não bộ của người bệnh làm việc quá tải, không có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.
Phân loại suy nhược thần kinh
Bệnh suy nhược thần kinh thường dễ gặp ở người trẻ và trung niên. Người bệnh trải qua nhiều triệu chứng bất thường, tuy nhiên chúng khá giống với một số bệnh lý thông thường khác nên nhiều người chủ quan không điều trị sớm. Đây là một trong những bệnh lý về thần kinh không thể xem nhẹ, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
Dựa vào các biểu hiện mà người bệnh gặp phải, các chuyên gia phân chia suy nhược thần kinh thành các thể bệnh riêng. Phổ biến nhất là thể nhược. Khi mắc thể bệnh này, người bệnh cảm thấy cơ thể không còn hứng thú, yêu thích hay ham muốn làm một việc nào đó.
Ngoài ra còn có 2 thể bệnh khác:
Thể trung gian: Cảm xúc của người bệnh lúc này có chiều hướng thay đổi thất thường., vui có lúc buồn vô cớ
Thể cường: Đa số bệnh nhân không thể tự chủ trong cảm xúc và hành động, dễ bị kích thích, ức chế trước một sự việc bình thường xảy ra.
Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh chủ yếu bắt nguồn từ các căng thẳng trong tâm lý, áp lực cuộc sống diễn ra trong thời gian dài không được cải thiện, cứu chữa. Ngoài ra một số yếu tố khác có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này, kể đến như:
Căng thẳng áp lực, gặp cú sốc tâm lý,... là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Người bệnh gặp sang chấn tâm lý
Sang chấn tâm lý khiến người bệnh sẽ trải qua nhiều cảm xúc khác nhau, suy nghĩ tiêu cực lâu ngày dẫn đến tình trạng kiệt quệ tinh thần.
Do ảnh hưởng bởi các bệnh lý
Chịu ảnh hưởng bởi một vài bệnh lý như viêm xoang mãn tính, viêm loét dạ dày, viêm túi mật,... khiến người bệnh suy nhược thần kinh.
Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất
Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể dẫn đến thiếu hụt năng lượng khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả.
Mất ngủ kéo dài
Suy nhược thần kinh còn có thể là hệ lụy do mất ngủ kéo dài, người thường xuyên phải làm việc nhưng không đảm bảo được chất lượng giấc ngủ.
Lạm dụng chất kích thích
Tình trạng suy nhược cũng có thể là hậu quả của quá trình nghiện rượu, lạm dụng chất kích thích trong thời gian dài gây ra.
Nguyên nhân khác
Môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, không khí khói bụi, nóng nực, điều kiện sống không đảm bảo,... cũng khiến người bệnh ngày càng xuống tinh thần.
Các triệu chứng nhận biết suy nhược thần kinh
Triệu chứng suy nhược thần kinh rất đa dạng, bạn đọc nên tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết để sớm chủ động trong việc thăm khám và điều trị cho bản thân hoặc người thân, bạn bè xung quanh. Một số triệu chứng điển hình như:
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Người bệnh gặp tình trạng ngủ không ngon giấc, thức giấc giữa đêm hoặc mất ngủ trong thời gian dài khi bị suy nhược thần kinh. Do cơ thể không có thời gian phục hồi, não bộ không được nghỉ ngơi khiến cho chức năng của não ngày càng suy giảm.
Mệt mỏi cơ thể
Do tinh thần không tốt, trạng thái cơ thể mệt mỏi thường xuyên khiến người bệnh dễ phát sinh các cơn nóng giận vô cớ, khó chịu với người xung quanh. Bên cạnh mệt mỏi, người bệnh lúc này còn bị khó thở, cảm giác tim đập nhanh hơn, hồi hộp dẫn đến đau dạ dày,...
Rối loạn lo âu
Tình trạng này có thể xuất hiện khi bạn gặp các sự việc gây căng thẳng đầu óc, biết trước một mối đe dọa nguy hiểm sắp xảy ra. Tuy nhiên với suy nhược thần kinh, người bệnh thường không nhận biết đươc nguyên nhân làm phát sinh tình trạng rối loạn lo âu.
Ngại giao tiếp
Người rối loạn thần kinh thường ngại ngùng khi giao tiếp với người xung quanh, thậm chí có xu hướng trốn tránh tiếp xúc với người khác. Nguyên nhân là do não bộ bị rối loạn serotonin tạo cảm giác lo âu, căng thẳng, đặc biệt là khi người bệnh ở nơi đông người.
Suy giảm trí nhớ, kém tập trung
Vỏ não và các trung khu thần kinh dưới vỏ não bị suy giảm chức năng cản trở sự tập trung của người bệnh trong mọi việc, đặc biệt là khi đứng trước các vấn đề mới. Triệu chứng này gây ra ảnh hưởng lớn cho người bệnh trong công việc, sinh hoạt, học tập.
Hoảng loạn
Hiện tượng này cảnh báo mức độ suy nhược thần kinh đã chuyển biến nặng hơn. Lúc này người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, không kiểm soát được tinh thần và hoạt động của cơ thể.
Các triệu chứng khác
Ngoài những biểu hiện kể trên, người bệnh có thể kèm theo một vài triệu chứng khác, như các triệu chứng về xương khớp ; triệu chứng thần kinh; triệu chứng tiêu hóa.
Mức độ nguy hiểm của tình trạng suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh có xu hướng gia tăng theo sự phát triển của cuộc sống hiện đại, đối tượng bệnh nhân ngày càng đa dạng và trẻ hóa. Mặc dù không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh như các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo khác. Tuy nhiên tình trạng suy nhược kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng không chỉ tinh thần mà còn cả thể chất của người bệnh.
Thần kinh suy nhược kéo dài không chỉ ảnh hưởng tinh thần mà còn gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe thể chất
Theo đó, khi hệ thống thần kinh gặp vấn đề, các cơ quan khác trong cơ thể cũng đồng loạt bị tác động, trong đó nặng nề nhất là hệ thống tim mạch. Người bệnh có thể bị co mạch, tăng huyết áp đột ngột, loạn nhịp tim, tức ngực và đau nhói tim,... Ngoài ra, một số hậu quả khác có thể xảy ra như:
Mất ngủ kinh niên
Rối loạn thần kinh khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ và thường không có giấc ngủ ngon và sâu giấc, dễ giật mình giữa đêm, khó khăn để trở lại giấc ngủ.
Trầm cảm, tự sát
Người bệnh dễ bị rối loạn cảm xúc và hành động, một số trường hợp tự làm hại bản thân và những người xung quanh, đặc biệt là nguy cơ tự sát khi thấy nhiều áp lực.
Mệt mỏi, dễ té ngã
Thần kinh gặp vấn đề khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi cơ thể, không có sức sống, thường xuyên thấy chóng mặt, hoa mắt. Đây là những nguy
Để lại thông tin - Chuyên gia đầu ngành sẽ hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ!!!
Cách phương pháp điều trị chứng suy nhược thần kinh
Để điều trị chứng suy nhược thần kinh, thông qua thăm khám bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc hỗ trợ hoặc áp dụng trị liệu tâm lý để giúp bệnh nhân sớm quay trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, một số người còn dùng thuốc Đông y để bồi bổ cơ thể và cải thiện chức năng vỏ não. Dưới đây là những hướng can thiệp thường được áp dụng:
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng, hiệu quả giúp người bệnh sớm ổn định tinh thần. Dựa vào tình trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Một số dạng như:
Dùng thuốc Tây điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa
Thuốc tuần hoàn não: Tăng cường lưu thông máu giúp não bộ ổn định hoạt động. Ngoài ra thuốc còn giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu phục hồi chức năng não bộ, cải thiện sớm tình trạng suy nhược thần kinh. Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến như ginkgo biloba, piracetam,...
Thuốc an thần: Tùy vào biểu hiện của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc có kèm thuốc an thần để hỗ trợ điều trị. Đặc biệt dùng khi người bệnh có dấu hiệu mất ngủ nặng, tuy nhiên cần thận trọng bởi thuốc an thần gây tác dụng phụ khá mạnh. Ngoài ra, người bệnh cũng không được tự ý mua và dùng thuốc, chỉ tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc giảm đau: Thuốc có tác dụng giảm đau đầu, đau khớp, cơ,... dưới tác hại của suy nhược thần kinh. Mặc dù vậy, loại thuốc này cũng có khả năng phát sinh tác dụng phụ cao, người bệnh có nguy cơ bị suy gan, thận, rối loạn tiêu hóa,... trong quá trình dùng thuốc.
Ngoài các dạng thuốc chính kể trên, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn dùng thêm một số viên uống hỗ trợ nhằm cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong quá trình sử dụng, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn điều trị, không tự ý thay đổi liều dùng, thời gian sử dụng, kết hợp thuốc bừa bãi có thể gây tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.
Điều trị bằng Đông y
Ngoài dùng thuốc Tây, nhiều người bệnh đã lựa chọn điều trị suy nhược thần kinh bằng Đông y. Bởi thuốc có nguyên liệu chủ yếu từ thảo dược thiên nhiên quý hiếm, độ an toàn, lành tính cao, ít phát sinh tác dụng phụ. Ngoài chữa trị các vấn đề về thần kinh, thuốc còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, sửa chữa một số vấn đề khác của cơ thể.
Uống thuốc Đông y cải thiện sức khỏe, thần kinh, giúp ngủ ngon, bồi bổ cơ thể
Thầy thuốc sẽ bốc thang thuốc phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, thuốc sẽ được thêm hoặc bớt các vị khác nhau. Tham khảo một số thang thuốc được chỉ định như:
Bài thuốc 1: Sử dụng các vị gồm 12g hoài sơn, thỏ ty tử, ngưu tất, lộc giác cùng với kỷ tử, mỗi vị liều lượng bằng nhau. Ngoài ra, thang thuốc còn kết hợp thêm 8g mỗi vị sơn thù, táo nhân, quy bản, bá tử nhân. Sắc thuốc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bài thuốc 2: 12g mỗi vị bạch truật, hoàng kỳ, đẳng sâm, 6g mỗi vị long nhãn, viễn trí, mộc hương, quy đầu và phục thần. Thuốc sắc uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bài thuốc 3: Thang thuốc gồm có các vị như 12g sinh khương, quy đầu, bạch thược, bạch linh và bạch truật, kết hợp với 8g mỗi vị uất kim, trần bì, thanh bì, lấy 6g hoàng cầm, 6g bạc hà, 6g hương phụ thêm vào. Sắc lấy nước uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, thông thường người bệnh sẽ được kết hợp châm cứu, bấm huyệt để khai thông kinh mạch, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thần kinh. Trong quá trình điều trị bằng Đông y, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau có nguy cơ gây tương tác nguy hiểm.
Hỗ trợ bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian dùng thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ người bệnh ổn định tinh thần, tâm lý và khắc phục tình trạng suy giảm thần kinh. Tham khảo ngay một số cách như sau:
Các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả
Dùng cây đinh lăng: Trong loại cây này chứa các chất cần thiết cho cơ thể và não bộ, chẳng hạn như vitamin, lysine, methionine, cysteine,... Tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn, ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Do đó, bạn có thể sử dụng lá cây đinh lăng phơi khô làm gối ngủ hoặc chế biến món ăn từ loại cây này.
Dùng cây trinh nữ: Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ chứa các chất giúp làm dịu thần kinh, hỗ trợ chữa suy nhược hiệu quả, giúp người bệnh an thần. Ngoài ra, dưỡng chất trong thảo dược còn giúp cải thiện miễn dịch, giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Bạn dùng nước nấu từ cây trinh nữ uống sáng, tối trước bữa ăn.
Dùng trà tâm sen: Tâm sen có tác dụng an thần tốt, thường được dùng cho bệnh nhân bị mật ngủ kinh niên, suy nhược thần kinh. Người bệnh có thể dùng trà tâm sen hàng ngày giúp cải thiện hệ tim mạch, huyết áp, tinh thần tốt hơn.
Bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, tuy nhiên do thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả không cao. Vì thế phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn cho các thuốc đặc trị và khó có khả năng chữa trị dứt điểm tình trạng này.
Chăm sóc khi bị suy nhược thần kinh
Bên cạnh áp dụng các biện pháp chữa suy nhược thần kinh, người bệnh nên kết hợp chăm sóc sức khỏe từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp hơn. Cụ thể, một số vấn đề trong khâu chăm sóc người bệnh bị suy nhược thần kinh cần lưu ý như:
Dành thời gian thư giãn nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cung cấp thực phẩm tốt cho não bộ như bí đỏ, các loại đậu, ngũ cốc, hải sản,.. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, nạp thêm dưỡng chất từ các loại sữa chứa protein. Bên cạnh đó người bệnh cần kiêng những món ăn dầu mỡ, cay nóng hoặc các thức uống, thực phẩm chưa chất kích thích ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, chịu áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên dành thời gian thư giãn nghỉ ngơi, giúp đầu óc phục hồi thông qua một chuyến du lịch ngắn hạn, các hoạt động ngoài trời giải tỏa áp lực.
Tâm sự với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý về các vấn đề khó giải quyết để được tư vấn cách khắc phục. Đồng thời thông qua cách làm này một phần cũng có thể giúp người bệnh giảm bớt gánh nặng tinh thần.
Xây dựng thói quen lành mạnh, không thức quá khuya, làm việc quá muộn. Nên chú ý đến giấc ngủ, cố gắng ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian tái tạo, phục hồi.
Tập luyện thể dục vừa sức giúp cơ thể giải phóng năng lượng tiêu cực, cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đây là hoạt động được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thực hiện nhằm giúp cơ thể phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần hiệu quả hơn.
Suy nhược thần kinh là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Tuy nhiên nếu người bệnh không sớm điều trị có thể gặp phải nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về mặt tinh thần mà còn gây hại sức khỏe. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ hoặc đưa người thân, bạn bè thăm khám và điều trị sớm, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
Đội ngũ nghiên cứu là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng các công trình/ sản sản nghiên cứu của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc. Tại viện đã quy tụ đầy đủ đội ngũ nghiên cứu đều là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT và nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác. Họ vừa có trình độ chuyên môn giỏi, học hàm học vị cao, vừa tinh thông y thuật, am hiểu về các phương pháp khám chữa bệnh/ chăm sóc sức khỏe bằng YHCT. Hơn nữa còn có tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật công nghệ. Hứa hẹn sẽ đồng hành đem đến những công trình nghiên cứu giá trị nhất.
Nơi công tác:
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc – Tradimec
Chức vụ: Nguyên Trưởng khoa Nội BV YHCT Trung Ương
Họ tên đầy đủ: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm sinh: 1960
Nơi sinh: Hà Nội
Trình độ học vấn: Tiến sĩ, Bác sĩ
BS Vân Anh dành nhiều tâm sức nghiên cứu và phát triển các phương thuốc từ cung đình Triều Nguyễn. Đồng thời không ngừng nỗ lực, tiếp thu những điều mới từ Y học hiện đại để tìm ra phương pháp chữa bệnh toàn diện nhất. Với cương vị là Viện trưởng Viện Y dược cổ truyền dân tộc và Giám đốc chuyên môn tại Nhất Nam Y Viện, bs Vân Anh luôn thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân.
Mỗi bệnh lý đều có nguyên nhân - triệu chứng khác nhau, để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ Bạn vui lòng nhập và gửi thông tin phía dưới. Chuyên gia sẽ chủ động liên hệ lại Bạn sớm nhất có thể!!!