Sỏi Niệu Quản

Sỏi niệu quản là loại sỏi hiếm gặp hơn so với sỏi thận. Tuy nhiên một khi mắc phải, dù kích thước to hay nhỏ cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, có thể gây ra những cơn đau dữ dội và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc chủ động tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cùng những thông tin liên quan sẽ giúp bạn phòng ngừa và có phương pháp điều trị nếu mắc phải.

Sỏi niệu quản là gì?

Sỏi niệu quản là loại sỏi di chuyển từ thận xuống đường niệu quản. Sỏi có hình bầu dục, bề mặt xù xì, đường kính dao động khoảng 1cm. Thông thường số lượng sỏi là 1 viên, nhưng một số trường hợp hình thành nhiều viên và tạo thành một chuỗi. Nó có thể nằm ở bất cứ đoạn nào trên niệu quản, trong đó 3 vị trí có đặc điểm hẹp sinh lý nên thường gặp như sau:

  • Đoạn nối thận vào niệu quản.
  • Đoạn nối niệu quản cùng với bàng quang.
  • Đoạn niệu quản nằm ngay phía trước động mạch chậu.

soi nieu quan
Sỏi niệu quản là loại sỏi di chuyển từ thận xuống đường niệu quản

Nguyên nhân sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản được tạo thành từ tinh thể trong nước tiểu kết tụ với nhau và thường hình thành trong thận trước khi di chuyển vào niệu quản. Nhưng không phải tất cả các viên sỏi đều được tạo từ tinh thể giống nhau. Một số loại tinh thể phổ biến tạo nên sỏi niệu quản như:

  • Canxi oxalat (chất vôi): Đây là loại tinh thể phổ biến nhất tạo ra sỏi. Thường xuất hiện do cơ thể mất nước, kết hợp chế độ ăn có thực phẩm chứa nhiều oxalate.
  • Acid uric: Loại sỏi Acid uric thường xuất hiện khi quá trình chuyển hóa purine tăng cao. Nguyên nhân do người bệnh ăn nhiều thực phẩm giàu purine như lòng bò, lòng heo, nấm,...
  • Struvite: Sỏi struvite hình thành do bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vi khuẩn gây tình trạng tích tụ amoniac trong nước tiểu sẽ dẫn tới hình thành sỏi. Loại sỏi này có khả năng tăng kích thước rất nhanh.
  • Cystine: Đây là loại sỏi hiếm gặp và thường hình thành sau khi thận đào thải quá nhiều chất cystine. Nguyên nhân gây tình trạng này thường do bẩm sinh đã mắc chứng rối loạn vận chuyển tại hấp thu cystine tại ống thận và niêm mạch ruột.

Sau các nghiên cứu chuyên sâu, chuyên gia cho biết một số nguyên nhân có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tại niệu quản như sau:

  • Do di truyền: Nếu trong gia định có thành viên bị sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, các thế hệ sau có tỉ lệ mắc cao.
  • Mất nước kéo dài: Nếu không uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi tại hệ tiết niệu.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Bệnh có nguy cơ hình thành cao ở những người ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, natri, protein động vật và vitamin C.
  • Béo phì: Một trong những yếu tố gia tăng khả năng hình thành sỏi tại niệu quản là béo phì, thừa cân.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc làm tăng khả năng hình thành sỏi như thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật, thuốc thông mũi, thuốc steroid.
  • Do biến chứng một số bệnh: Sỏi dễ hình thành ở những người mắc bệnh viêm ruột, bệnh gout, bệnh nhiễm trùng tiểu tái phát.

Triệu chứng sỏi niệu quản

Khi sỏi mới xuất hiện, người bệnh sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào. Nhưng sau 1 thời gian phát triển kích thước, sỏi gây ra một số triệu chứng khó chịu như:

  • Đau vùng hông và thắt lưng: Người bệnh gặp các cơn đau quặn, bắt đầu từ vị trí hỗ thắt lưng, sau đó lan xuống bụng dưới và tiến tới vùng sinh dục ngoài. Các cơn đau kéo dài thừ vài phút hoặc có thể đến vài giờ.
  • Tiểu rắt: Bên cạnh kích thước lớn, sỏi niệu đạo còn có bề mặt gồ ghề và cạnh sắc nhọn. Điều này khiến trầy xước và chảy máu niêm mạc niệu quản, gây tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng hoặc đỏ.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Một trong những triệu chứng bệnh là gây buồn nôn, nôn mửa do sỏi chèn ép lên dây thần kinh liên kết với đường tiêu hóa. Nếu kéo dài còn có thể gây nhiễm trùng ngược lên thận.
  • Sốt cao, ớn lạnh: Khi sỏi gây nhiễm trùng thận, niệu quản, bàng quang sẽ khiến người bệnh ớn lạnh, sốt cao.

Thuốc chữa sỏi niệu quản

Bài viết trình bày top 10 thuốc chữa sỏi niệu quản hiệu quả và an toàn nhất như sau:

  1. Rowatinex 1mg (Ireland):
    • Thành phần chính: camphene, pinene, cineol, athenol, olive oil, borneol, fenchone.
    • Tác dụng: Làm tan sỏi, giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.
    • Liều lượng: Người lớn 1-2 viên, 3 lần/ngày; Trẻ 6-14 tuổi 1 viên, 2 lần/ngày.
  2. Spasmaverine Sanofi:
    • Thành phần chính: alverine.
    • Tác dụng: Giảm đau, chống co thắt, đẩy sỏi ra khỏi niệu quản.
    • Liều lượng: 1-2 viên, 1-3 lần/ngày.
  3. Chophytol Rosa Phyto (Pháp):
    • Thành phần chính: actiso.
    • Tác dụng: Đẩy sỏi ra khỏi cơ thể, cải thiện chức năng tiết niệu.
    • Liều lượng: 1-2 viên, sử dụng 2-3 tuần hoặc theo chỉ định.
  4. No-Spa Forte 80mg (Hungary):
    • Thành phần chính: drotaverin hydroclorid.
    • Tác dụng: Giãn cơ trơn, giảm đau, đẩy sỏi ra khỏi cơ thể.
    • Liều lượng: Người lớn 1 viên, 2-3 lần/ngày; Trẻ trên 12 tuổi 1 viên, tối đa 2 lần/ngày.
  5. Tetracyclin 500mg (Việt Nam):
    • Loại: Kháng sinh.
    • Tác dụng: Ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, điều trị sỏi niệu quản.
    • Liều lượng: 500mg, 2 lần/ngày.
  6. Kali Clorid Nadyphar (Việt Nam):
    • Thành phần chính: kaliumchlorid 500mg.
    • Tác dụng: Bổ sung kali, điều chỉnh kali máu, hỗ trợ điều trị acid uric và sỏi cystin.
    • Liều lượng: 40mmol/ngày.
  7. Pymenospain (Việt Nam):
    • Thành phần chính: Drotaverin HCL 40mg.
    • Tác dụng: Chống co giật, giãn cơ trơn, đẩy sỏi ra khỏi cơ thể.
    • Liều lượng: Người lớn 1-2 viên, 3 lần/ngày.
  8. Xalgetz 0.4mg Getz (Pakistan):
    • Thành phần chính: tamsulosin 0.4mg.
    • Tác dụng: Giảm co thắt cơ trơn ở bàng quang, loại bỏ sỏi ở niệu đạo.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, có thể tăng theo chỉ dẫn bác sĩ.
  9. Buscopan:
    • Loại: Giãn cơ.
    • Tác dụng: Giảm co thắt đường tiết niệu, đường tiêu hóa, hỗ trợ loại bỏ sỏi niệu quản.
    • Liều lượng: 1-2 viên 10mg/ngày, tối đa 6 viên/ngày.
  10. Kim Tiền Thảo OPC (Việt Nam):
    • Thành phần chính: Cao đặc kim tiền thảo.
    • Tác dụng: Ức chế hình thành sỏi canxi oxalat, giảm quá trình ngưng tụ, đẩy sỏi ra khỏi cơ thể.
    • Liều lượng: 5 viên, 3 lần/ngày.

Phân loại sỏi niệu quản

Có 2 loại sỏi niệu quản bao gồm:

  • Sỏi cơ thể: Còn được gọi là sỏi nguyên phát, hình thành do sự rối loạn sinh hóa trong cơ thể.
  • Sỏi cơ quan: Còn gọi là sỏi thứ phát, hình thành do đường bài tiết tắc nghẽn dẫn đến ứ đọng nước tiểu hình thành sỏi.

Bệnh sỏi niệu quản có gây nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Sỏi niệu quản nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Thận, niệu quản ứ nước: Nếu sỏi niệu quản không được điều trị sẽ gây tắc nghẽn đường tiết niệu, khiến thận bị ứ nước ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Viêm đường tiết niệu: Sỏi cọ xát khiến niêm mạc tổn thương, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi gây viêm đường tiết niệu.
  • Thận ứ mủ, viêm thận: Ứ nước kéo dài khiến thận tích tụ nhiều độc tố, tác động vào các tổn thương vùng niêm mạch gây ứ mủ và viêm thận.
  • Suy thận cấp, mạn tính: Khi bệnh phát triển nghiêm trọng sẽ gây suy thận cấp, mạn tính. Lúc này, người bệnh cần chạy thận, ghép thận.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản sau dù đã được điều trị nhưng vẫn có nguy cơ tái phát. Vậy nên, việc xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là hướng

  • Bổ sung nước cho cơ thể: Đối với những người có tiền sử bị sỏi thận cần đảm bảo đào thải ra ngoài cơ thể khoảng 2.5 lít nước tiểu/ngày. Theo dõi nếu thấy nước tiểu có màu vàng nhạt chính là dấu hiệu cơ thể đã cung cấp đủ nước. Thay vì uống hoàn toàn nước lọc, bạn có thể kết hợp nước ép hoa quả, nước ép rau củ nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Để tránh bị sỏi niệu quản, bạn chú ý tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat như khoai tây, khoai lang, củ cải đường, đậu bắp, trà đặc, rau dền,...và thực phẩm chứa canxi như sữa, phomai, trứng, hải sản,...
  • Giảm đạm động vật: Chất đạm động vật sẽ làm giảm nồng độ của citrate - chất ức chế kết tinh tạo sỏi. Bên cạnh đó, chất purin trong nội tạng động vật có thể gây tăng nồng độ acid uric, hiến khoáng chất khó hòa tan, dễ gây hình thành sỏi.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá ảnh hưởng lớn đến chức năng lọc của thận, đồng thời khiến cơ thể dễ mất nước. Vậy nên, bạn cần hạn chế tối đa tiêu thụ những chất này.
  • Tích cực vận động: Mỗi ngày vận động từ 30 - 45 phút sẽ giúp tăng cường đề kháng, kiểm soát cân nặng. Nhờ đó ngăn ngừa hình thành sỏi tại niệu quản hiệu quả.

Sỏi niệu quản để càng lâu sẽ càng có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Vậy nên khi có bất cứ dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn cần nhanh chóng đến các bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bên cạnh đó, cần khám định kỳ sức khỏe 6 tháng/lần để chủ động nắm bắt sức khỏe của bản thân.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Tài liệu hướng dẫn thực hành CHỮA BỆNH BẰNG MỘT HUYỆT

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sách Quy Kinh Chuẩn Pháp

Sách Quy Kinh Chẩn Pháp của Thầy Đỗ Đức Ngọc [ĐỘC QUYỀN]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...
Sổ Tay Tìm Huyệt

Sổ Tay Tìm Huyệt – Công Dụng Và Cách Áp Dụng Chữa Bệnh [TẢI MIỄN PHÍ]

Hãy thao tác đơn giản theo các bước dưới đây để đọc và tải MIỄN...