Nấm âm đạo là một trong những dạng bệnh phụ khoa phổ biến. Có đến hơn 40% phụ nữ gặp phải phiền toái với bệnh lý này. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như ngứa rát, đau khi quan hệ, ra khí hư bất thường… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh không chỉ khiến chị em khó chịu, mệt mỏi mà còn làm suy giảm khả năng sinh sản về sau.
Việc điều trị nấm âm đạo không khó, nhưng không phải ai cũng biết cách chữa hiệu quả. Một phần vì người bệnh chủ quan, tự tìm hiểu, tự điều trị nhưng bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Từ đó dẫn đến sai lầm, khiến bệnh dai dẳng mãi không khỏi.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Trước thực trạng bệnh nấm âm đạo ngày càng có xu hướng gia tăng, việc điều trị còn nhiều bất cập, phòng nghiên cứu bệnh Sản – Phụ khoa của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về bệnh. Nghiên cứu này nhằm mục đích:
Cung cấp những kiến thức bệnh lý chuyên sâu, đảm bảo tính khoa học – đúng đắn và hữu ích để người bệnh tham khảo trong quá trình tìm hiểu về bệnh
Đề xuất các giải pháp chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.
Từ đó giúp người bệnh có lựa chọn đúng đắn và chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm cách xử lý khi bị nấm âm đạo, bảo vệ toàn vẹn sức khỏe Sản – Phụ khoa.
III. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh lý có tỷ lệ mắc khá cao, là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vì thế có ý nghĩa thực tiễn cao, trực tiếp giúp ích cho người bệnh trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh.
Đồng thời, các nội dung nghiên cứu về bệnh nấm âm đạo cũng có giá trị lớn về mặt lý thuyết. Tất cả các thông tin đưa ra đều được tổng hợp dưới sự kiểm duyệt, tham vấn chuyên môn của đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Do đó, đảm bảo độ chính xác cao, mọi đối tượng quan tâm đến bệnh đều có thể an tâm tham khảo.
Bệnh nấm âm đạo là gì?
Đây là tình trạng âm đạo bị nhiễm nấm gây ra viêm nhiễm, kích ứng, từ đó tiết dịch và ngứa ngáy dữ dội. Thông thường, sự tồn tại của các loại vi khuẩn trong cơ quan sinh dục chủ yếu là các loại có lợi, giúp cân bằng môi trường pH. Tuy nhiên, khi gặp một số điều kiện thuận lợi như rối loạn nội tiết tố hay nữ giới bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến môi trường axit âm đạo bị kiềm hóa sẽ rất dễ bị các nấm men có hại tấn công, dẫn đến viêm nhiễm và gây nấm âm đạo.
Nấm âm đạo
Các chuyên gia cho biết loại nấm phổ biến gây nấm âm đạo là Candida Albican. Đây là loại nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước khoảng 2 - 5µm. Loại nấm này có khả năng gây bệnh ở rất nhiều nơi trong cơ thể, trong đó phổ biến nhất là khu vực âm đạo.
Các bác sĩ cũng cho biết bệnh nấm âm đạo thường xuất hiện chủ yếu ở những phụ nữ đã có gia đình hoặc thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Một thống kê cho thấy có đến 75% trường hợp phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Nhìn chung bệnh lý này không khó điều trị, tuy nhiên dễ tái phát nhiều lần nếu không biết cách chăm sóc và phòng ngừa
Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo
Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính gây ra nấm âm đạo là do sự phát triển của nấm men Candida Albican. Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố tác nhân khác tạo điều kiệ cho loại nấm gây hại này hình thành, phát triển và tấn công gây viêm nhiễm.
Có thể kể đến một số yếu tố sau đây:
Do rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố khiến hàm lượng estrogen trong cơ thể suy giảm đột ngột, cơ thể của phụ nữ mất đi hàng rào bảo vệ trước sự tấn công gây hại của các loại nấm men. Đồng thời làm cho chỉ số pH trong âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó khiến âm đạo dễ bị mắc các bệnh về viêm nhiễm
Do thói quen sinh hoạt kém khoa học
Có thể kể đến một số thói quen xấu làm gia tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo như: Thường xuyên sử dụng đồ lót ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh âm đạo có chứa chất tẩy rửa mạnh, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, mặc quần lót bó sát, thụt rửa sâu âm đạo,....
Do quan hệ tình dục không an toàn
Việc thường xuyên phát sinh quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn chlamydia, từ đó gây bệnh nhiễm nấm âm đạo chlamydia.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, còn một số tác nhân khác dễ gây bệnh nấm âm đạo như: Lạm dụng thuốc kháng sinh, thói quen vệ sinh không đúng cách, suy giảm sức đề kháng, chế độ ăn uống thiếu khoa học,...
Dấu hiệu nhận biết nấm âm đạo
Khi bị nhiễm nấm âm đạo, chị em phụ nữ sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu tại cơ quan sinh dục sau:
Ngứa rát âm đạo, âm hộ
Hầu hết mọi trường hợp bị nấm âm đạo đều có triệu chứng ngứa ngáy, đau rát râm ran hoặc đau dữ dội khi tiểu tiện. Ngoài ra còn kèm theo nổi mẩn ngứa, sưng đỏ vùng kín. Việc dùng tay để gãi hoặc cọ xát sẽ khiến tình trạng nặng hơn.
Tiết dịch âm đạo bất thường
Khi bị nấm âm đạo cơ thể sẽ tiết dịch nhiều hơn để phản ứng lại với nấm men gây hại. Dịch âm đạo sẽ có sự thay đổi về màu sắc, như có màu trắng đục, lợn cợn như váng sữa, vón thành từng mảng như bã đậu. Có thể kèm mùi hôi, tanh, chua,...
Đau rát khi quan hệ
Triệu chứng đau rát âm đạo càng thể hiện rõ ràng hơn ở mỗi lần chị em quan hệ tình dục. Thậm chí một số trường hợp còn gây chảy máu âm đạo do sự cọ xát mạnh của dương vật vào vị trí âm đạo bị tổn thương do nhiễm nấm.
Âm đạo sưng tấy
Một số trường hợp bị nhiễm nấm phụ khoa nặng thường đi kèm với triệu chứng sưng tấy âm đạo. Nếu không được can thiệp cải thiện kịp thời có thể làm sưng luôn cả phần môi âm hộ bên ngoài, lan ra hai bẹn, đùi... khiến người bệnh khó chịu.
Tiểu tiện khó khăn
Tình trạng phát triển quá mức của các loại nấm gây hại tại âm đạo chắc chắn sẽ khiến cho chị em phụ nữ gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu...
Bệnh nấm âm đạo có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu của phòng nghiên cứu bệnh Sản Phụ khoa Viện Y Dược cổ truyền dân tộc, nấm âm đạo là căn bệnh phụ khoa có khả năng điều trị dứt điểm được.
Tuy nhiên, nếu chủ quan lơ là, không điều trị kịp thời, thay đổi cách chăm sóc sẽ khiến tình trạng nấm âm đạo càng nặng nề hơn, từ đó gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, biến chứng nguy hiểm như:
Suy giảm chất lượng cuộc sống: Chị em phụ nữ luôn trong tình trạng mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, khó chịu, dễ cáu gắt, giảm sự tự tin và khó tập trung vào công việc.
Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng.
Kéo theo các bệnh lý vùng kín khác: Như viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng...
Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Sự xuất hiện của vô số nấm men Candida trong âm đạo gây cản trở quá trình di chuyển của tinh dịch hoặc tiêu diệt/ làm suy yếu chất lượng tinh trùng. Từ đó làm suy giảm khả năng thụ thai, lâu ngày dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi: Làm tăng nguy cơ sinh non, khó chuyển dạ, nhiễm trùng ối ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khi sinh ra dễ mắc các bệnh về mắt, da, đường hô hấp...
Tăng nguy cơ ung thư: Như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung...
Để thông tin sẽ được chuyên gia đầu ngành hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ!!!
Cách chẩn đoán nấm âm đạo
Để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác người bệnh có đang mắc bệnh nấm âm đạo hay không sẽ dựa vào một số bước thăm khám lâm sàng và các kết quả xét nghiệm cụ thể.
Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường tại cơ quan sinh dục như: đau rát, ngứa ngáy, chảy máu, ra nhiều khí hư có mùi hôi tanh, sưng tấy, phù nề... nên sớm chủ động đến bệnh viện thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Một số cách chẩn đoán thường được áp dụng:
Khám lâm sàng
Thông qua tìm hiểu bệnh sử trước đó,đã lập gia đình hay đã quan hệ tình dục hay chưa, thăm hỏi tình trạng sức khỏe, triệu chứng thường gặp trong thời gian gần đây, thói quen sinh hoạt vùng kín hằng ngày...
Khám cơ quan sinh dục
Đây là bước cơ bản dùng để thăm khám chẩn đoán cho hầu hết các bệnh lý đường sinh dục. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt đặt vào trong âm đạo và quan sát, tìm kiếm các bất thường bên trong.
Xét nghiệm dịch âm đạo (khí hư)
Trường hợp thực sự mắc bệnh nấm âm đạo thực sự sẽ cho ra kết quả: Độ pH âm đạo bất thường, cao hơn 4 - 4.5 pH, đồng thời trong dịch mẫu có chứa các tế bào vi nấm.
Xét nghiệm soi tươi
Người bệnh sẽ được lấy bệnh phẩm. Nhân viên thực hiện xét nghiệm phết mẫu bệnh phẩm lên phiến kính, hòa lẫn với một giọt nước muối sinh lý, soi kính hiển vi thấy tế bào nấm men, có trường hợp thấy giả sợi.
Khám lâm sàng
Khám cơ quan sinh dục
Xét nghiệm dịch âm đạo (khí hư)
Xét nghiệm soi tươi
Phương pháp điều trị bệnh nấm phụ khoa
Nấm âm đạo không phải căn bệnh quá nguy hiểm và việc điều trị cũng không quá khó chỉ cần người bệnh phát hiện sớm, chủ động áp dụng các biện pháp điều trị tích cực. Gợi ý một số phương pháp điều trị nấm âm đạo hiệu quả được các chuyên gia chỉ định như:
Bài thuốc chữa viêm/ nấm âm đạo từ YHCT được chuyên gia khuyên dùng
Tư vấn cách chữa bệnh phụ khoa, nấm âm đạo trên VTV2 Sống khỏe mỗi ngày
Bác sĩ YHCT chữa nấm âm đạo uy tín, tận tâm, được nhiều chị em tin tưởng
Chữa trị bằng các cách tại nhà
Đối với những trường hợp bị nấm âm đạo nhẹ, bệnh vừa khởi phát và chưa có biến chứng nên ưu tiên điều trị cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Ưu điểm của các cách này là đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng, an toàn và hạn chế tác dụng phụ cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách phổ biến:
Vệ sinh vùng kín bằng nước muối pha loãng
Nước muối pha loãng có đặc tính sát khuẩn nhẹ, vừa giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, nấm đang trú ngụ tại mép âm đạo vừa đảm bảo an toàn cho cơ quan sinh dục.
Cách thực hiện
Cách 1: Pha nước muối theo tỷ lệ cứ 9g muối thì dùng 1 lít nước sạch. Khuấy cho muối tan đều rồi dùng để rửa vùng kín. Ngoài ra, chị em cũng có thể tìm mua loại nước muối sinh lý đóng chai tại các hiệu thuốc Tây cũng rất tốt.
Cách 2: Pha một ít muối biển vào chậu nước nóng, khuấy cho tan đều rồi tiến hành xông vùng kín cho đến khi nước nguội rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện vệ sinh vùng kín bằng nước muối 2 lần/ ngày sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mẹo dùng lá trầu không chữa nấm âm đạo
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trong lá trầu không có chứa hàm lượng cao các hoạt chất như tanin, diataza, vitamin B... có tác dụng kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Chính vì vậy mà từ lâu trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc chữa nấm âm đạo bằng lá trầu không.
Cách thực hiện
Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và một ít muối tinh. Lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi trong vòng 10 phút.
Đổ nước lá ra chậu, pha vào một ít muối, khuấy cho tan rồi tiến hành xông vùng kín.
Xông hơi vùng kín bằng nước lá trầu không giúp tăng khả năng kháng viêm, sát khuẩn và làm sạch cơ quan sinh dục
Trinh nữ hoàng cung chữa nấm âm đạo
Đây là loại thảo dược quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh phụ khoa. Trong loài cây này có chứa hàm lượng cao các chất kháng viêm, chống khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, phòng ngừa bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng.
Cách thực hiện:
Dùng 3 - 5 lá trinh nữ hoàng cung rửa sạch, sắc kỹ lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống 3 lần trong ngày.
Kiên trì sử dụng cho đến khi các triệu chứng nấm âm đạo thuyên giảm.
Lưu ý trong quá trình áp dụng các biện pháp này nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc dùng lâu nhưng không hiệu quả nên ngưng lại và thay đổi phương án điều trị hiệu quả hơn.
Điều trị bằng thuốc Tây
Thông thường, trong phác đồ điều trị nấm âm đạo mức độ vừa và nặng đều được chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây. Thuốc Tây có tác dụng phát huy nhanh chóng hiệu quả kháng viêm, chống khuẩn. Đồng thời, thuốc còn hỗ trợ phục hồi tái tạo niêm mạc tổn thương, điều chỉnh cân bằng nồng độ pH.
Tuy nhiên, thuốc Tây chữa nấm âm đạo thường gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, ngườ bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối liều dùng để tránh gây các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Tây y có thể điều trị nấm âm đạo
Một số loại thuốc chữa nấm âm đạo phổ biến như:
Thuốc kháng nấm dạng uống: Trong nhóm này có 2 loại thuốc kháng nấm phổ biến và được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả là:
Itraconazole (Sporal) loại 100mg, dùng liều 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng 1 viên sau mỗi bữa ăn.
Fluconazol 150mg, mỗi ngày chỉ sử dụng duy nhất 1 viên.
Lưu ý liều dùng của cả hai loại thuốc này đều chỉ dùng tối đa 3 ngày, sau đó ngưng lại tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đánh giá và hướng dẫn bước điều trị tiếp theo.
Thuốc trị nấm dạng đặt: Thuốc được bào chế dưới dạng đặt trực tiếp vào trong âm đạo nhằm tiêu diệt nấm đang khu trú tại chỗ, làm sạch âm đạo và hỗ trợ tái tạo lớp niêm mạc bị tổn thương, se lành phục hồi vết thương. Một số loại thường dùng phổ biến là Safari, Fluomizin, Mebines và Canesten.
Thuốc bôi chữa nấm âm đạo: Thuốc trị nấm dạng bôi cũng là dạng bào chế được nhiều chị em chọn lựa sử dụng vì đem lại hiệu quả cao và tiện lợi. Có 3 loại phổ biến thường dùng nhất là Ketoconazole, Miconazole và Clotrimazole...
Chữa nấm âm đạo theo Đông y
Theo các tài liệu y học cổ truyền, nấm âm đạo là dạng bệnh xảy ra do thể trạng nữ giới suy yếu, hao tổn khí huyết gây ảnh hưởng đến tâm, can, tỳ, thận... Do đó, để điều trị khỏi bệnh chỉ cần tập trung vào điều hòa khí huyết kết hợp bồi bổ can thận, sơ can khí.
Theo các chuyên gia Đông y, việc chữa nấm âm đạo theo Đông y được thực hiện lần lượt từng giai đoạn sau:
Loại bỏ tác nhân gây bệnh: Sử dụng các bài thuốc có tác dụng loại bỏ nấm men vi khuẩn gây hại cho âm đạo, làm sạch vùng kín.
Điều trị triệu chứng: Tác dụng của các bài thuốc giúp loại bỏ các triệu chứng chứng khó chịu của bệnh như ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy gây viêm nhiễm...
Giai đoạn phục hồi: Đây cũng là bước cuối cùng trong quá trình điều trị nấm âm đạo theo Đông y. Các bài thuốc được sử dụng trong giai đoạn này có tác dụng kích thích sự phục hồi, tự làm lành vùng kín, cân bằng độ pH âm đạo, hoạt huyết, trục ứ, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y chữa nấm âm đạo là sử dụng các vị thuốc tự nhiên, an toàn lành tính với sức khỏe. Không chỉ có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng ngứa rát do nấm âm đạo mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt giải độc.
Chữa nấm âm đạo theo Đông y đem lại hiệu quả cao, lành tính và an toàn cho sức khỏe
Gợi ý một số bài thuốc phổ biến như:
Bài thuốc 1: Bài thuốc này là thang long đờm tả can gia giảm dành cho người bệnh thể uất hóa hỏa. Chuẩn bị đương quy, sơn quy tử, hoàng tính mỗi vị 8g, sài hồ, trạch tả, thạch xương bồ mỗi vị 10g, 6g long đởm thảo, 12g sinh địa, 9g sa tiền tử và 6g cam thảo. Sắc kỹ lấy 300ml nước thuốc, chia làm 3 phần uống hết trong ngày và uống khi còn nóng.
Bài thuốc 2: Thể bệnh khí huyết sinh phong dùng thang bát chân gia giảm. Chuẩn bị đương quy, đảng sâm, phục linh, cam thảo và xích thược mỗi loại 9g, hoài sơn dược, thục địa, sinh địa mỗi vị 10g, 6g xuyên khung, 3g phòng phong và 6g ô mai. Sắc kỹ để thu được 600ml nước uống ngày 3 lần.
Bài thuốc 3: Chuẩn bị lá trinh nữ hoàng cung, ngải cứu tươi, huyết giác, lá sen tươi mỗi vị 20g, 12g ích mẫu và 6g cam thảo dây. Sắc mỗi ngày một thang chia làm 2 - 3 lần uống.
Bài thuốc 4: Chuẩn bị 24g đương quy, 30g ích mẫu, 15g xuyên khung, 9g đào nhân, 3g chích cam thảo, 6g vừng đen và hoa kinh giới. Sắc hỗn hợp dược liệu trên lấy nước dùng trong ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 20 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh nấm âm đạo
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng một danh sách những điều cần lưu ý trong việc ăn uống, sinh hoạt để chăm sóc và phòng ngừa tái phát nấm âm đạo hiệu quả.
Chủ động thăm khám phụ khoa thường xuyên, đặc biệt là phụ nữ mang thai để tránh nguy cơ mắc bệnh nấm âm đạo
Điển hình một vài vấn đề cần lưu ý như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học dành riêng cho người đang mắc bệnh hoặc muốn phòng tránh nấm âm đạo. Theo đó:
Thực phẩm nên ăn: các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C như bông cải xanh, trắng, rau mùi tây, ớt chuông, cải thìa, rau chân vịt, dâu tây, cam, đu đủ, ổi, kiwi, các loại gia vị như gừng, tỏi, nghệ, sữa chua.... Đồng thời uống nhiều nước mỗi ngày.
Thực phẩm nên tránh: Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt vì chúng sẽ càng làm tăng mức độ viêm nhiễm; Tránh ăn hải sản vì chúng sẽ kích thích tình trạng ngứa ngáy do nấm; Tránh ăn thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, nội tạng động vật...
Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, rửa bằng nước sạch hoặc nước dung dịch có tính kiềm nhẹ. Nên vệ sinh kỹ và lau khô bằng khăn mềm để tránh làm ẩm ướt vùng kín. Đặc biệt nên vệ sinh kỹ sau khi quan hệ tình dục hoặc đang trong thời kỳ hành kinh.
Lưu ý sau khi vệ sinh dùng giấy lau từ trước ra sau chứ không lau từ hậu môn về trước để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo gây viêm nhiễm. Riêng trong chu kỳ kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần và tắm lại bằng nước ấm để giữ vệ sinh sạch sẽ.
Ngoài ra, không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa để tránh gây mất cân bằng môi trường âm đạo, phòng ngừa bệnh nấm âm đạo.
Duy trì thói quen quan hệ tình dục an toàn để tránh sự phát triển của loại nấm men, vi khuẩn lây lan qua đường tình dục.
Chọn loại quần lót thoải mái, chất liệu co giãn thoáng mát, không mặc quần lót còn ẩm ướt để tránh sự phát triển của các loại nấm men.
Đối với phụ nữ mang thai cần chủ động thăm khám định kỳ và thực hiện vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng để tránh gây nấm âm đạo.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý nấm âm đạo. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh, từ đó chủ động điều trị và thực hiện phòng ngừa từ sớm, thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho người bạn đời của mình.
Đội ngũ nghiên cứu là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng các công trình/ sản sản nghiên cứu của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc. Tại viện đã quy tụ đầy đủ đội ngũ nghiên cứu đều là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT và nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác. Họ vừa có trình độ chuyên môn giỏi, học hàm học vị cao, vừa tinh thông y thuật, am hiểu về các phương pháp khám chữa bệnh/ chăm sóc sức khỏe bằng YHCT. Hơn nữa còn có tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật công nghệ. Hứa hẹn sẽ đồng hành đem đến những công trình nghiên cứu giá trị nhất.
Mỗi bệnh lý đều có nguyên nhân - triệu chứng khác nhau, để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ Bạn vui lòng nhập và gửi thông tin phía dưới. Chuyên gia sẽ chủ động liên hệ lại Bạn sớm nhất có thể!!!