Ho khan là tình trạng ho không thể tiết ra đờm hoặc dịch nhầy, xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị riêng. Vậy nên, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng này để áp dụng được cách điều trị phù hợp.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Phòng nghiên cứu bệnh Tai – Mũi – Họng của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về bệnh lý này nhằm mục đích cung cấp nguồn thông tin tham khảo đáng tin cậy về vấn đề:
Các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng bệnh thường gặp.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị phù hợp và hiệu quả.
III. Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên bệnh lý có tỷ lệ mắc cao, nhu cầu tìm hiểu chi tiết về bệnh lý ngày càng nhiều. Vậy nên, toàn bộ những kiến thức này không chỉ có giá trị trên mặt lý thuyết mà còn mang giá trị thực ti
Ho khan là gì? Nguyên
Ho khan là hiện tượng thường gặp, người mắc không thể ho bật đờm hoặc dịch từ đường hô hấp ra khỏi đường thở. Ho khan có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng nề, một số trường hợp cơn ho kéo dài, hơi bật ra quá mạnh làm người bệnh mệt mỏi khó chịu. Ai cũng có nguy cơ mắc phải triệu chứng này, từ người già đến trẻ nhỏ, không phân biệt độ tuổi, giới tính.
Ho khan là bệnh lý đường hô hấp thường gặp
Cơn ho có thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mệt mỏi cơ thể, dẫn đến hiệu suất công việc kém hiệu quả. Ngoài ho khan người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, ngứa mũi, thở khò khè, đau họng, đau đầu, ra mồ hôi trộm,...
So với các dạng ho khác, ho khan được đánh giá khó tìm ra nguyên nhân gây bệnh hơn bởi việc lấy dịch đờm làm xét nghiệm tương đối khó khăn. Do đó, chỉ có thể dựa vào hình ảnh và biện pháp thăm khám chức năng phổi, kết hợp với một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán về các vấn đề hô hấp mà người bệnh đang gặp phải.
Nguyên nhân gây ho khan
Có nhiều nguyên nhân gây ho khan như:
Do bệnh lý về đường hô hấp
Cấu trúc phổi có thể dần bị thoái hóa khi đường hô hấp bị viêm mạn tính, khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập sẽ làm tăng tính nhạy cảm của cơ quan này.
Yếu tố về môi trường
Người bệnh có thể bị ho khan khi tiếp xúc với khói bụi hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, thời tiết khô gây kích ứng đường thở.
Do công việc
Một số công việc sử dụng giọng nói thường xuyên cũng khiến dây thanh quản dễ viêm. Nếu không không chăm sóc, giữ gìn sẽ gây ho khan.
Một số nguyên nhân khác
Cơn ho cũng có thể xuất hiện do người bệnh thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động, người có cơ địa dễ dị ứng,...
Ho khan có nguy hiểm không?
Cơn ho khan có thể diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ho kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Trường hợp cơn ho là biểu hiện của các bệnh lý khác nhưng không được can thiệp điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại sức khỏe.
Cơn ho kéo dài không kiểm soát ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh
Trường hợp cơn ho kéo dài có thể khiến người bệnh bị kiệt quệ năng lượng, đau đầu, thường xuyên buồn nôn, cơ bắp và ngực đau nhức khó chịu do ho thường xuyên, khản giọng, đau vùng hầu họng, một số trường hợp ho mạnh có thể làm gãy xương sườn.
Ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Cơn ho có thể đột ngột xuất hiện hoặc kéo dài dai dẳng tùy vào mức độ viêm nhiễm, tổn thương bên trong đường hô hấp của người bệnh. Cụ thể, đường hô hấp khi bị tổn thương dẫn đến tăng kích thích niêm mạc phế quản, phổi, hình thành xơ sẹo trong hệ hô hấp.
Thành phế quản lúc này trở nên dày hơn khiến hoạt động co giãn không còn đàn hồi như trước. Lúc này khí O2 và CO2 ra vào không được cung cấp đủ, tồn đọng lại phế nang, dẫn đến kích thích hệ hô hấp sản sinh những con ho khan bất thường.
Tình trạng tái cấu trúc của hệ hô hấp như trên làm cho cơ quan này trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với dị nguyên, tăng khả năng nhiễm khuẩn gây bệnh. Chứng ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp. Điển hình như:
Viêm đường hô hấp
Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên hoặc dưới có thể kể đến như viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng đường thở, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,... có triệu chứng ho khan.
Ho gà
Người bệnh khi nhiễm phải chứng ho gà khi chuyển biến nặng, cơ thể người bệnh xuất hiện cơn ho kéo dài dẫn đến nôn mửa khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu.
Hen suyễn
Đây là bệnh lý bẩm sinh và liên quan mật thiết đến cơ chế dị ứng của cơ thể. Khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc các chất gây kích thích đường thở, cơn hen bắt đầu khởi phát với triệu chứng ho khan.
Trào ngược dạ dày
Dịch vị tiêu hóa trào ngược lên trên thực quản có thể tràn vào phổi làm khởi phát các cơn ho khan kéo dài khó chịu, đau ngực, ợ chua, viêm họng, khàn giọng, khó nuốt,...
Hội chứng chảy dịch mũi sau
Người mắc phải hội chứng chảy dịch mũi sau thường có các triệu chứng như ho kéo dài, ngứa mũi, rát họng, nuốt vướng và buồn nôn.
Bệnh lao
Khi khởi phát, bệnh lao có triệu chứng ban đầu điển hình là cơn ho khan kéo dài, sau đó lần lượt xuất hiện các triệu chứng khác.
Bệnh tim
Tình trạng tim gặp tổn thương gây suy giảm chức năng, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn tại phổi là nguyên nhân dẫn đến các cơn ho khan kéo dài.
Ung thư phổi
Đây là một trong những bệnh lý có triệu chứng điển hình là cơn ho khan xuất hiện và kéo dài dai dẳng, có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời.
Để lại thông tin - Chuyên gia đầu ngành sẽ hỗ trợ, tư vấn MIỄN PHÍ!!!
Phương pháp chẩn đoán
Khi nhận thấy tình trạng ho khan xuất hiện thường xuyên và kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám và điều trị. Bác sĩ có thể xem xét triệu chứng và đưa ra một vài phương pháp xét nghiệm cần thiết như chụp X quang, CT ngực, đo phế dung hoặc nội soi để đưa ra chẩn đoán chính xác về vấn đề người bệnh đang gặp phải.
Chụp X quang phổi
Tiến hành CT ngực
Đo phế dung
Phương pháp điều trị ho khan hiệu quả
Sau khi có kết quả chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương án điều trị phù hợp cho từng mức độ và dạng bệnh lý mà người bệnh gặp phải. Hiện nay, ngoài sử dụng thuốc Tây chữa ho khan, nhiều người còn dùng thuốc Đông y hoặc giảm triệu chứng tại nhà bằng mẹo dân gian. Cụ thể như sau:
Uống thuốc Tây
Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe thực tế. Mỗi trường hợp sẽ được hướng dẫn sử dụng loại thuốc riêng, bệnh nhân tránh tự ý mua và dùng thuốc để giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Một số thuốc hiện nay được chỉ định cho đối tượng bị ho khan như:
Sử dụng thuốc Tây giúp giảm ho nhanh chóng
Thuốc chống viêm: Tác dụng giảm mệt mỏi, hạ sốt, giảm đau đầu, rát cổ họng do ho khan kéo dài, loại thường được dùng là nhóm thuốc Alphachymotrypsin.
Thuốc kháng histamin: Tác dụng giảm hắt hơi, viêm mũi dị ứng gây ho khan bằng cách kiểm soát quá trình sản sinh histamin của cơ thể. Thuốc thường được dùng như alimemazin, chlopheniramin, desloratadine, promethazine,...
Thuốc giảm phản xạ ha: Thuốc gồm các thành phần có tác dụng giảm ho, có 2 loại thường dùng là codein và dextromethorphan.
Kẹo ngậm trị ho: Kẹo ngậm được chiết xuất từ thảo mộc như bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, mật ong,... giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng.
Ngoài các dạng thuốc kể trên, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tương ứng bệnh lý đang gặp phải. Chẳng hạn cơn ho khan bắt nguồn từ hen suyễn, viêm phế quản,... sẽ có thuốc kèm đặc trì đi kèm. Một số loại như:
Thuốc trị hen suyễn: Sabutamol, theophylline và các dẫn xuất, ngoài ra còn có nhiều loại thuốc đặc trị khác. Người bệnh sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc giãn phế quản: Formotero, difillin,... và một số thuốc kháng sinh, cortisone dạng xịt mũi, họng.
Thuốc chữa viêm phế quản: Thuốc kháng sinh như amoxicillin, azithromycin,... thuốc chống ho, giãn phế quản,...
Thuốc trị bệnh ho gà, viêm phổi: Một số loại như erythromycin, clarthromycin, dextromethorphan,...
Thuốc tân dược có hiệu quả nhanh, tuy nhiên khả năng phát sinh tác dụng phụ cao. Với một số bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm khi dùng có thể gặp phải các phản ứng dị ứng làm phát ban, nổi mề đay,... Do đó, trước khi dùng người bệnh cần thăm khám và tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Sử dụng thuốc Đông y
Chữa ho khan bằng Đông y cũng là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Theo Đông y, ho khan là tình trạng phế âm hư, do đó khi điều trị sẽ sử dụng các thuốc giúp bổ âm, mát phế, cầm ho. Một số thang thuốc như:
Chữa ho khan theo các bài thuốc Đông y được thầy thuốc hướng dẫn
Bài thuốc 1: Dành cho người mới xuất hiện cơn ho khan. Tác dụng bình suyễn, chỉ khái, thanh tả phế nhiệt dẫn đến ho khan, ho từng cơn không có đờm. Nguyên liệu và cách dùng như sau:
Chuẩn bị 3g cam thảo, 4g tri mẫu, 6g mỗi loại gồm bạc hà và sinh hương, 8g đại táo, 10g hoàng cầm, kết hợp với 12g mỗi vị gồm xuyên bối mẫu, cát cánh, 14g mỗi vị thục linh, mạch môn và địa cốt bì, cùng với 16g tang bạch bì.
Nguyên liệu rửa sạch sắc cùng với 1,5 lít nước trên lửa vừa, đến khi nước cạn còn 500ml. Chắt thuốc chia thành các phần uống trong ngày.
Trẻ em sử dụng 1/2 hoặc 1/3 liều dùng người lớn, nên thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc. Liều lượng, vị thuốc có thể gia giảm theo tình trạng bệnh lý của từng người bệnh.
Bài thuốc 2: Dành cho người bị ho khan có kèm sốt, đau họng mức độ nặng. Tác dụng chính giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giảm ho, hạ sốt, táo bón,... Không dùng cho đối tượng có đờm loãng, bị cảm lạnh, sốt ít. Nguyên liệu và cách dùng như sau:
4g mỗi vị cam thảo và đại hoàng, kết hợp 10g mỗi loại cát cánh, chi tự, bạc hà, 12g hoàng cầm, 14g các vị gồm tang bạch bì, liên kiều, hạnh nhân, thanh diệp và trúc diệp.
Rửa sạch rồi mang sắc lấy nước uống tương tự như bài thuốc trên. Trẻ em giảm liều dùng 1/2 hoặc 1/3 so với người lớn, thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bài thuốc 3: Dành cho đối tượng bị ho khan kèm theo sốt hoặc không sốt, bị đại tiện lỏng có cảm giác chán ăn và thường xuyên đầy hơi chướng bụng. Tác dụng bài thuốc giúp bổ khí kiện tì, kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn, giảm chướng bụng, chữa ho có đờm, ho có sốt. Nguyên liệu và cách sử dụng như sau:
Chuẩn bị 4g chích thảo, 6g mỗi vị hoàng sơn, sinh khương và sa nhân, 10g cát cánh, 12g mỗi loại trần bì và đẳng sâm, 14g mỗi vị gồm bạch truật, phục linh và liên nhục, 16g biển đậu và 16g ý dĩ.
Rửa sạch nguyên liệu và nấu lấy nước uống. Liều dùng cho trẻ em sẽ được chỉ định thấp hơn, có thể gia giảm vị thuốc theo mức độ bệnh và tình trạng ho của mỗi người.
Thuốc Đông y ít gây tác dụng phụ, lành tính, chữa trị từ nguyên nhân gốc rễ gây ho khan và giúp bồi bổ cơ thể người bệnh. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh tuyệt đối không tự ý kết hợp với thuốc Tây hoặc dùng nhiều bài thuốc khi chưa được hướng dẫn để tránh gặp tương tác thuốc nguy hại sức khỏe.
Các mẹo dân gian
Ngoài thuốc Tây y, Đông y, người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa dân gian trị ho khan tại nhà, áp dụng cho đối tượng ho nhẹ. Các phương pháp dùng nguyên liệu thiên nhiên nên khá an toàn, lành tính. Tham khảo một số mẹo sau:
Dùng mẹo dân gian chữa ho tại nhà cho trường hợp nhẹ
Giảm ho bằng củ cải trắng: Sử dụng một củ cải trắng tươi, rửa rồi gọt bỏ vỏ, xay nhuyễn với 2 - 3 muỗng mật ong. Sau đó mang hỗn hợp hấp cách thủy 15 phút. Lấy nước uống mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần dùng 3 muỗng cà phê. Thực hiện kiên trì sau khoảng 10 - 14 ngày tình trạng ho khan sẽ cải thiện đáng kể.
Sử dụng củ nghệ: Dùng củ nghệ tươi, rửa rồi gã nhuyễn, sau đó cho thêm một ít nước lọc và 5g đường phèn. Hấp cách thủy 15 phút, sử dụng khi hỗn hợp còn ấm, sử dụng mỗi ngày, kiên trì 15 - 20 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Uống nước diếp cá và nước vo gạo: Sử dụng 1 nắm lá diếp cá tươi, rửa sạch sau đó giã nhuyễn hoặc ép lấy nước. Cho thêm 1 chén nước vo gạo vào, đun sôi hỗn hợp 20 phút. Sử dụng mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn để cải thiện tình trạng ho khan.
Mẹo dân gian dễ áp dụng, nguyên liệu dễ tìm, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên tác dụng của phương pháp này không nhanh như thuốc tân dược, đòi hỏi người dùng phải kiên trì áp dụng. Nếu trường hợp cơn ho kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên kết hợp thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp hơn.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa ho khan
Ho khan là tình trạng cơn ho xuất hiện không đờm nhớt, có thể kéo dài hoặc diễn ra trong thời gian ngắn. Tùy vào nguyên nhân gây ho mà người bệnh áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra, để nhanh chóng cải thiện bệnh, bảo vệ sức khỏe, người bệnh không nên bỏ qua vấn đề chăm sóc cơ thể. Một số lưu ý như:
Để giảm ho về đêm, khi ngủ người bệnh nên sử dụng 1 chiếc gối mềm kê cao đầu. Biện pháp giúp hạn chế tình trạng chảy dịch mũi sau, trào ngược dịch dạ dày làm kích thích cổ họng phát sinh các cơn ho khó chịu.
Sử dụng nước ấm để tắm giúp giảm nguy cơ nhiễm lạnh khiến cơn ho kéo dài.
Tránh xa khói thuốc lá, có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí để tránh tình trạng không khí khô kích thích cơn ho tái phát. Ngoài ra, bạn nên vệ sinh không gian sống sạch sẽ, giặt mền gối, màn cửa,... để tránh bụi bẩn kích thích niêm mạc.
Tránh các tác nhân gây dị ứng như lông thú nuôi, phấn hoa,...
Ăn uống đầy đủ dinh dướng, bổ sung cho cơ thể thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm tình trạng đau rát cổ họng do ho kéo dài. Tránh ăn những món lạnh, cay nóng,... bởi chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập đường hô hấp.
Uống nhiều nước, vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông, tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Ho khan có thể là biểu hiện kích ứng bình thường khi hệ hô hấp gặp phải dị nguyên gây hại. Tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản,... hay bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày. Do đó, người bệnh khi thấy cơn ho kéo dài, kèm theo các biểu hiện bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị xử lý sớm.
Đội ngũ nghiên cứu là yếu tố quyết định hàng đầu đối với chất lượng các công trình/ sản sản nghiên cứu của Viện Y Dược cổ truyền dân tộc. Tại viện đã quy tụ đầy đủ đội ngũ nghiên cứu đều là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT và nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác. Họ vừa có trình độ chuyên môn giỏi, học hàm học vị cao, vừa tinh thông y thuật, am hiểu về các phương pháp khám chữa bệnh/ chăm sóc sức khỏe bằng YHCT. Hơn nữa còn có tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật công nghệ. Hứa hẹn sẽ đồng hành đem đến những công trình nghiên cứu giá trị nhất.
Nơi công tác:
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc – Tradimec
Chức vụ: Nguyên Phó GĐ chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT TW
Họ và tên đầy đủ: Nguyễn Thị Nhuần
Ngày sinh: 2/1/ 1953
Nơi sinh: Hải Hậu, Nam Định
Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và Bác sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Y học cổ truyền
Hơn 40 năm trong nghề với kinh nghiệm dày dặn, là một người "giỏi y thuật, giàu y đức", bác sĩ đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi đau bệnh tật.
Mỗi bệnh lý đều có nguyên nhân - triệu chứng khác nhau, để được hỗ trợ và tư vấn MIỄN PHÍ Bạn vui lòng nhập và gửi thông tin phía dưới. Chuyên gia sẽ chủ động liên hệ lại Bạn sớm nhất có thể!!!