
Bài Thuốc Từ Cây Xương Rồng Trị Gai Cột Sống Và Lưu ý Khi Áp Dụng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bài thuốc từ cây xương rồng trị gai cột sống là phương pháp dân gian sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện các triệu chứng bệnh. Cách này được nhiều người áp dụng vì an toàn lành tính cho sức khỏe, tuy đơn giản nhưng lại đem đến kết quả điều trị bất ngờ.

Thành phần và công dụng của cây xương rồng
Xương rồng có tên khoa học là Euphorbia antiquorum M, thuộc họ Thầu Dầu. Loài thực vật này còn được gọi với nhiều cái tên khác như hóa ương lặc, bá vương tiên… và thường được trồng để làm cảnh trang trí sân vườn hoặc làm hàng rào.
Trong Đông y, xương rồng có vị đắng, tính hàn nên từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng để làm vị thuốc chữa bệnh, sát trùng vết thương, trị ho, giải độc, bệnh gout, táo bón, đau bụng, hoạt huyết và nhất là các bệnh về xương khớp, điển hình như gai cột sống.

Còn trong các nghiên cứu khoa học hiện đại về xương rồng cho thấy trong loại thực vật có chứa một số hoạt chất như: Friedelan-3a-ol, Tartric, Taraxerol và Euphorbol, Acid citric… Đây đều là những chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng, giảm đau hiệu quả.
Hiện nay, các tài liệu ghi chép lại cho thấy có hơn 2000 chủng loại xương rồng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loại xương rồng đều có chứa độc tố nhiều hoặc ít gây hại cho sức khỏe con người. Chính vì vậy nên chỉ có một vài loại được sử dụng để trị bệnh. Trong đó xương rồng bẹ và xương ba chia là 2 loại được dùng phổ biến để chữa trị bệnh gai cột sống.
Các bài thuốc từ cây xương rồng trị gai cột sống hiệu quả
Hầu hết các bài thuốc chữa gai cột sống bằng xương rồng đều chỉ có tính chất hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng đau nhức ở vùng cột sống lưng hoặc cổ. Có rất nhiều cách sử dụng xương rồng, hãy tham khảo và chọn lựa áp dụng cách phù hợp nhất:
1. Bài thuốc chườm bằng xương rồng bẹ
Đây là một trong những cách sử dụng xương rồng chữa gai cột sống rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Bài thuốc này có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu, đánh tan máu bầm và giảm bớt triệu chứng đau nhức cột sống, xương khớp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 – 4 nhánh xương rồng bẹ, còn tươi xanh cùng 200g muối ăn và 1 tấm vải mỏng.
- Xương rồng nhổ bỏ hết gai, rửa nước nhiều lần cho hết mủ và ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Cho xương rồng lên bếp than, nướng mỗi mặt 5 phút và gắp ra khi thấy xương đã chín đều.
- Dùng khăn quấn bẹ xương rồng đã nướng và chườm nhẹ lên vùng cột sống bị đau nhức.
- Mỗi lần chườm khoảng 10 phút, khi xương rồng hết nóng hãy dùng bẹ khác nướng lên rồi tiếp tục chườm.
- Thực hiện từ 2 – 3 lần và kiên trì thực hiện hằng ngày sẽ đạt được hiệu quả cải thiện triệu chứng gai cột sống rõ rệt.
2. Bài thuốc chữa gai cột sống bằng xương rồng và cá lóc
Loại xương rồng thường được sử dụng trong bài thuốc này là xương rồng ba chia. Đây thực chất là món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, hỗ trợ ít nhiều trong việc điều trị gai cột sống từ bên trong.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng ba chia, 1 con cá lóc bông và các loại gia vị thông thường.
- Bước đầu tiên, nhổ bỏ hết gai xương rồng, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi ngâm vào thau nước muối pha loãng để loại bỏ hết nhựa mủ độc. Tiếp tục xả vài lần bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo nước.
- Cá lóc mua mua về sơ chế sạch sẽ phần vảy và ruột bên trong, nên rửa bằng hỗn hợp muối giấm để khử mùi tanh. Cắt cá làm đôi và ướp với một chút gia vị khoảng 30 phút.
- Đặt nồi lên bếp, phi thơm tỏi hành và cho cá vào xào săn lại rồi đổ vào 1 lít nước lọc. Khi nước sôi lên cho xương rồng vào nấu chung.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đợi cá chín và xương mềm khoảng 10 phút là có thể múc ra thưởng thức.
- Kiên trì sử dụng món này trong vòng 1 tuần cho đến 1 tháng giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau nhức gai cột sống.
3. Bài thuốc xương rồng ba chia và muối
Muối là nguyên liệu có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng tự nhiên. Sự kết hợp giữa xương rồng và muối tạo nên bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Lưu ý đối với bài thuốc này, bạn nên ưu tiên sử dụng loại xương rồng ba chia đạt kết quả vượt trội.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 nhánh xương rồng ba chia cùng 300g muối hạt.
- Nhổ bỏ hết phần gai nhọn trên bề mặt xương rồng, ngâm vào thau nước muối pha loãng để loại bỏ hết nhựa mủ và bụi bẩn.
- Cho xương rồng vào cối cùng muối hạt giã cho hơi nát, đổ ra chảo sao nóng khoảng 1 – 2 phút.
- Đổ hỗn hợp thu được ra một chiếc khăn mỏng và đắp trực tiếp lên vùng bị gai cột sống.
- Người bệnh nằm trên giường ở tư thế nằm sấp và chườm trực tiếp túi hỗn hợp này lên cho đến khi nguội.
- Khuyến khích thực hiện cách này hằng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Kết hợp xương rồng và cám gạo cải thiện gai cột sống
Trong cám gạo có chứa hàm lượng cao các loại vitamin, nhất là vitamin B cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác hỗ trợ chống viêm, giảm sưng và giảm đau tự nhiên. Chính vì vậy, khi kết hợp với xương rồng sẽ giúp hỗ trợ cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau nhức do gai xương, góp phần phục hồi chức năng của các đốt sống, dây chằng và đĩa đệm.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 bẹ xương rồng tươi, 50g cám gạo và một ít giấm táo.
- Xương rồng sơ chế sạch sẽ, nhổ bỏ gai và cho vào cối giã nhuyễn ra.
- Cho xương rồng vào chảo đảo cho nóng lên, khi đã hơi săn lại thì cho tiếp cám gạo vào trộn đều lên trong vòng 3 – 5 phút. Sau cùng, cho 3 thìa giấm táo vào sao nóng cho đến khi thấy hỗn hợp kết dính lại thì tắt bếp.
- Cho hỗn hợp này vào túi chườm, buộc chặt đầu và đắp lên vùng cột sống bị đau nhức do gai xương.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong ít nhất 15 ngày sẽ giúp tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.
5. Xương rồng kết hợp với gừng
Theo y học cổ truyền, gừng tươi là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe nhờ vị cay nồng, tính ấm với khả năng kháng viêm, chống khuẩn tốt, hỗ trợ cải thiện nâng cao khả năng vận động xương khớp, đặc biệt là làm dịu vùng cột sống mọc gai xương, giảm đau nhức hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3 bẹ xương rồng, 1 củ gừng tươi càng già càng tốt, một ít muối, rượu trắng và 1 quả chanh.
- Sơ chế xương rồng sạch sẽ, nhổ bỏ gai, cắt lát mỏng rồi ngâm vào thau nước muối 20 phút để loại bỏ hết nhựa mủ, chất độc.
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn, chanh cắt đôi.
- Cho hết tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị gồm xương rồng, gừng giã nhuyễn, chanh, rượu và muối vào chảo sao nóng khoảng 3 phút.
- Đổ hết hỗn hợp thu được ra tấm vải mỏng, buộc chặt đầu và chườm lên vùng gai cột sống gây đau nhức.
6. Kết hợp xương rồng với ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng
Nếu sử dụng độc vị xương rồng không đem lại kết quả cao, hãy thử kết hợp với một số thảo dược khác có tác dụng tương tự để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, với những bài thuốc kết hợp này, người bệnh cần hết sức chú ý về liều dùng thảo dược để tránh gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu gồm 3 bẹ xương rồng cùng ngải cứu, dây tơ hồng và cúc tần mỗi loại 100g.
- Tiến hành sơ chế dược liệu, xương rồng loại bỏ gai, sau đó ngâm tất cả những dược liệu này vào thau nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho hết số dược liệu này vào chảo sao nóng cho đến khi ngả màu vàng nhẹ và nóng thì tắt bếp.
- Trải tấm vải mỏng ra sàn, đổ hỗn hợp này vào trong và buộc chặt phần đầu, đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị đau nhức.
- Khi túi chườm đã nguội, bạn có thể đổ ra chảo và sao nóng lại để chườm tiếp 1 lần nữa.
- Khuyến khích nên thực hiện mẹo này đều đặn hằng ngày để đạt kết quả tối ưu.
7. Bài thuốc kết hợp từ xương rồng và lá lốt
Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng và đã được kết quả rõ rệt. Vì cả lá lốt và xương rồng đều là những loại thảo dược tự nhiên có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm đau tốt.

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 bẹ xương rồng tươi, 50g lá lốt và một ít muối hạt.
- Nhổ bỏ hết gai nhọn trên bề mặt xương rồng và ngâm vào thau nước muối pha loãng 15 phút cùng lá lốt.
- Khi 2 nguyên liệu này đã ráo nước hoàn toàn, cho vào cối giã nát cùng muối hạt.
- Cho hỗn hợp thu được vào một miếng vải mỏng, quấn chặt đầu và chườm trực tiếp lên khu vực cột sống bị đau nhức do mọc gai xương.
- Mỗi lần chườm khoảng 20 – 30 phút để các dược chất thẩm thấu sâu vào trong da. Nên thực hiện hằng ngày để dễ dàng đạt hiệu quả hơn.
8. Kết hợp xương rồng và ngải cứu chữa gai cột sống
Ngải cứu là loại thảo dược tự nhiên đã được nghiên cứu và phân tích theo y học hiện đại. Với hàm lượng cao hoạt chất aspirin tự nhiên giúp giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp với xương rồng lại càng tăng hiệu quả lên gấp nhiều lần.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 300g ngải cứu và 3 bẹ xương rồng tươi.
- Xương rồng nhổ bỏ gai, cắt lát và ngâm vào nước muối 20 phút rồi vớt ra rửa qua nhiều lần nước.
- Ngải cứu rửa sạch rồi đem phơi khô.
- Cho hết 2 nguyên liệu này vào chảo sao nóng lên khoảng 15 phút, sau đó đổ vào túi bọc lại chườm trực tiếp lên vùng bị gai cột sống.
9. Uống nước cốt xương rồng
Trong xương rồng có chứa hàm lượng cao vitamin và khoáng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe con người. Và uống trực tiếp nước cốt xương rồng sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa các hoạt chất tốt này. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho những người có hệ đường ruột khỏe mạnh, chống chỉ định khi đang bị viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo bón…

Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 10 bẹ xương rồng tươi, nhổ sạch gai rồi thực hiện ngâm muối rửa sạch như cách làm ở các bước trên.
- Cắt xương rồng thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy ép vắt kiệt nước hoặc giã nhuyễn cho vào miếng vải mỏng vắt lấy nước cốt.
- Cho phần nước cốt thu được vào ly, thêm một ít muối, khuấy đều lên để tạo vị mặn dễ uống hơn.
- Mỗi ngày sử dụng tối đa 20ml nước cốt này sau mỗi bữa ăn, áp dụng liên tục trong vòng 1 – 2 tuần để đạt hiệu quả cải thiện rõ rệt.
10. Ăn xương rồng luộc
Ngoài uống thì ăn trực tiếp xương rồng cũng là một cách đơn giản mà người bệnh gai cột sống có thể áp dụng.
Cách thực hiện:
- Sơ chế 2 – 3 bẹ xương rồng tươi như các bước vừa hướng dẫn ở trên. Không được bỏ qua bước ngâm nước muối vì đây là bước quan trọng giúp loại bỏ phần mủ độc của xương rồng.
- Đun sôi nồi nước 1 lít cùng 1 thìa cafe muối ăn, cho xương rồng vào luộc chín khoảng 15 phút.
- Kiểm tra thấy xương rồng đã mềm thì vớt ra, để nguội, cắt thành từng khúc nhỏ. Có thể ăn không hoặc chấm với muối mè sẽ dễ ăn hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây xương rồng chữa bệnh gai cột sống
Áp dụng các bài thuốc từ cây xương rồng trị gai cột sống đem lại hiệu quả rõ rệt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe là điều đã được công nhận. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh vẫn phải hết sức thận trọng và nắm rõ một số điều lưu ý sau đây:

- Một trong những nhược điểm của các bài thuốc từ xương rồng là không được tiện dụng như khi sử dụng các loại thuốc trị gai cột sống. Vì là thực vật tự nhiên nên thành phần dược chất không quá cao, phát huy công dụng chậm.
- Để đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, không nên nóng vội hay bỏ dở giữa chừng khi chỉ vừa thực hiện được vài lần.
- Các bài thuốc chữa gai cột sống bằng xương rồng chỉ phù hợp với những trường hợp bị nhẹ, bệnh vừa phát ra ở giai đoạn đầu. Còn với những trường hợp bị nặng, gai cột sống biến chứng thì phương pháp này gần như không đem lại hiệu quả.
- Để xương rồng phát huy công dụng tối đa, cần phải sơ chế thật kỹ lưỡng, đặc biệt là phần gai và phần mủ độc. Chú ý tuyệt đối không để mủ xương rồng tiếp xúc vào mắt.
- Đối với các bài thuốc dạng chườm đắp cần chú ý về nhiệt độ. Không nên chườm khi quá nóng vì dễ gây bỏng và cũng không nên chườm khi quá nguội vì sẽ làm giảm hiệu quả.
- Không phải loại xương rồng nào cũng đem lại hiệu quả trong điều trị bệnh gai cột sống. Hãy tham khảo nhiều tài liệu và ý kiến của chuyên gia để chọn được loại xương rồng phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Để tăng hiệu quả trị khỏi bệnh, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi và vận động khoa học, lành mạnh. Đồng thời, hạn chế thực hiện các tư thế lao động, làm việc hay những tác động mạnh đến cột sống.
Mẹo áp dụng các bài thuốc từ cây xương rồng trị gai cột sống không chỉ an toàn, dễ thực hiện mà còn đem lại hiệu quả bất ngờ nếu thực hiện đúng thời điểm, đúng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp này vì đây chỉ là biện pháp hỗ trợ không thể thay thế cho các chỉ định điều trị chuyên sâu của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!