5 Bài Thuốc Chữa Viêm Đại Tràng Thể Lỏng Và Lưu Ý Cần Nhớ

Dùng củ riềng, ngải cứu, gừng, lá lốt,… là các bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng được lưu truyền từ xa xưa. Các phương pháp này cho đến ngày nay vẫn mang lại nhiều giá trị thiết thực. Cùng tìm hiểu ngay 5 bài thuốc hữu hiệu được nhiều người áp dụng qua bài viết sau.

Tổng quan về bệnh viêm đại tràng thể lỏng

Viêm đại tràng thể lỏng là một trong 3 dạng bệnh viêm đại tràng thường gặp, khiến người bệnh tiêu chảy thường xuyên dẫn đến mất nước. Bệnh hình thành do lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm gây ra triệu chứng điển hình là tình trạng tiêu chảy liên tục.

Tổng quan về bệnh viêm đại tràng thể lỏng
Bệnh viêm đại tràng thể lỏng có xu hướng gia tăng

Khi mắc bệnh, hoạt động co bóp của nhu động ruột trở nên nhanh và mạnh hơn. Điều này làm cho thức ăn chuyển hóa gấp rút bên trong đường ruột, dinh dưỡng và nước bị hấp thụ triệt để gây ra hiện tượng tiêu chảy.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng thể lỏng

Viêm đại tràng thể lỏng qua nghiên cứu cho thấy, các tác nhân gây bệnh thường liên quan đến các yếu tố như:

  • Ăn uống kém vệ sinh: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đại tràng thường bắt nguồn từ nguyên do người bệnh ăn uống không hợp vệ sinh như không ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm ôi thiu, chưa tiệt trùng kỹ. Vi khuẩn trong thức ăn từ đó xâm nhập, tấn công và gây sưng viêm niêm mạc dạ dày, kích thích hoạt động co bóp của nhu động ruột. Từ đó dẫn đến hiện tượng người bệnh bị tiêu chảy liên tục trong ngày.
  • Căng thẳng thần kinh: Hệ thần kinh có mối liên hệ mật thiết với hệ tiêu hóa. Khi người bệnh chịu áp lực cẳng thẳng kéo dài, chức năng tiêu hóa cũng bị rối loạn, kéo theo đó là suy giảm hệ miễn dịch. Cơ thể lúc này dễ bị vi sinh vật gây bệnh từ bên ngoài tấn công, dẫn đến tình trạng viêm đại tràng thể lỏng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhất là thuốc kháng sinh, việc sử dụng bừa bãi không đúng liều dùng có thể xảy ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có khả năng mắc bệnh viêm đại tràng cao hơn những người khác.
  • Các nguyên nhân khác: Bệnh có thể khởi phát do vi khuẩn lao gây ra hoặc một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm độc hóa chất, xạ trị ung thư ở bụng, do di truyền, nghiện hút thuốc lá,…

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chính xác giúp kiểm soát viêm đại tràng dạng lỏng dễ dàng hơn, giúp người bệnh phòng tránh nhiều rủi ro.

Triệu chứng viêm đại tràng thể lỏng

Khi mắc bệnh viêm đại tràng thể lỏng, người bệnh gặp phải triệu chứng điển hình là tiêu chảy thường xuyên, phân lỏng đôi khi ra phân nước. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân gặp phải tình trạng này liên tục trong vòng 5 ngày liền khiến cơ thể bị mất nước.

Tổng quan về bệnh viêm đại tràng thể lỏng
Người bệnh gặp phải triệu chứng điển hình là tiêu chảy liên tục

Nguyên nhân là do thức ăn bị tiêu hóa quá nhanh dẫn đến phân trở nên lỏng lẻo, lợn cợn kèm theo nhiều nước. Một số trường hợp còn nhận thấy phân lẫn theo chất nhầy hoặc đôi khi là máu. Ngoài tiêu chảy, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như đầy bụng, chướng hơi, đau bụng âm ỉ, sốt, tiểu ít,…

Viêm đại tràng thể lỏng nguy hiểm không?

Bên cạnh các vấn đề kể trên, nhiều người thắc mắc bệnh viêm đại tràng thể lỏng có nguy hiểm không. Thực tế chứng bệnh này có thể kiểm soát nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng phương pháp. Tuy nhiên các trường hợp chủ quan, không điều trị có thể gặp phải các vấn đề nguy hại khác.

Trong đó, tình trạng tiêu phân lỏng thường xuyên sẽ khiến cơ thể liên tục bị mất nước và chất điện giải. Điều này khiến cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, tụt huyết áp, tăng nhịp tim,… Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Ngoài những vấn đề nêu trên, viêm đại tràng thể lỏng nếu không điều trị có nguy cơ phát sinh các biến chứng như suy dinh dưỡng, ung thư đại tràng, xuất huyết hoặc thủng đại tràng cực kì nguy hiểm. Do đó, để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

5 bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng Tây y, nhiều người cũng đã lựa chọn giải pháp điều trị bằng thảo dược dân gian tại nhà. Trong đó, một số bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng được nhiều người truyền tai nhau thực hiện như dùng củ riềng, lá mơ, ngải cứu,…

Các nguyên liệu kể trên khá lành tính, an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với người bị viêm nhẹ, trường hợp nặng chuyên gia khuyến khích người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm để có hướng giải quyết phù hợp nhất.

Dưới đây là gợi ý bài thuốc chữa viêm đại tràng dạng lỏng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo và xem xét sử dụng, có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị tại nhà:

1. Chữa viêm đại tràng thể lỏng bàng củ riềng

Củ riềng được sử dụng hỗ trợ điều trị chứng viêm đại tràng, trong đó có tình trạng viêm đại tràng thể lỏng. Theo y học cổ truyền ghi chép, củ riềng là loại thảo dược có tính ấm, vị cay, hình dáng gần giống với củ gừng, tác dụng ấm tỳ vị, chống co cơ trơn trong ruột.

5 bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Củ riềng được sử dụng hỗ trợ điều trị chứng viêm đại tràng, trong đó có tình trạng viêm đại tràng thể lỏng

Ngoài ra, trong củ riềng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng cầm tiêu chảy, buồn nôn hoặc đau bụng do viêm đại tràng gây ra. Hiện nay, mẹo chữa với củ riềng được nhiều người trong dân gian áp dụng và ghi nhận các kết quả tích cực. Nhằm tăng hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng kết hợp củ riềng cùng với các thảo dược khác. Tham khảo các bài thuốc như:

Bài thuốc 1: Củ riềng và vỏ thân cây ổi:

  • Sử dụng khoảng 50g củ riềng tươi, 100g vỏ thân cây ổi.
  • Hai nguyên liệu rửa sạch sau đó thái nhỏ.
  • Hãm với nước sôi trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước trà uống mỗi ngày, áp dụng liên tục trong khoảng 3 – 4 tuần sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc 2: Củ riềng và lá lốt:

  • Tương tự như cách trên, với cách này bạn dùng củ riềng 30g kết hợp với lá lốt 30g.
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi thái nhỏ, đun sôi cùng với lượng nước vừa đủ trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước trà củ riềng và lá lốt uống trước bữa ăn 30 phút, chia thuốc ra các phần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Củ riềng, lá nhót và lá mã đề:

  • Sử dụng mỗi vị 35g lá nhót, củ riêng tươi và lá mã đề.
  • Nguyên liệu rửa sạch sau đó băm nhỏ rồi sao vàng, để nguội 30 phút.
  • Cho thảo dược vào trong ấm nấu với 1 lít nước.
  • Chắt lấy nước thuốc chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.

2. Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng với lá mơ lông

Dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng nói chung và viêm đại tràng thể lỏng nói riêng được nhiều người áp dụng. Bài thuốc lành tính, nguyên liệu dễ tìm giúp người bệnh vừa tiết kiệm chi phí vừa hạn chế nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

5 bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Dùng lá mơ lông chữa viêm đại tràng nói chung và viêm đại tràng thể lỏng nói riêng được nhiều người áp dụng

Theo đó, lá mơ chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ giúp ức chế và triệt tiêu các vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng gây hại trong đại tràng. Đặc biệt, dùng lá mơ lông còn có công dụng giảm sưng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc đại tràng.

Với bài thuốc này, bạn có thể sử dụng nước cốt lá mơ lông hòa với nước ấm uống mỗi ngày để giảm các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, nhiều người còn kết hợp lá mơ và trứng gà ta làm thành món ăn bổ dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh. Công thức đơn giản như sau:

  • Sử dụng khoảng nắm lá mơ tươi, ngâm rửa với nước muối pha loãng cho thật sạch.
  • Sau đó để cho lá mơ ráo nước, thái nhỏ hoặc bỏ vào cối giã nhuyễn.
  • Trứng gà ta đập cho vào tô, khuấy đều thêm gia vị rồi cho phần lá mơ lông vào, trộn đều.
  • Tiến hành chiên áp chảo với một ít dầu, đến khi trứng chín vàng lấy ra ăn cùng với cơm nóng.

3. Cải thiện viêm đại tràng tại nhà bằng ngải cứu

Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng bằng ngải cứu cũng được nhiều người quan tâm và thực hiện. Do ngải cứu là vị thảo dược thiên nhiên quen thuộc, chứa các chất chống viêm, khoáng khuẩn. Nhờ vào tính ấm, ngải cứu còn giúp loại bỏ hại khuẩn, nấm và cầm tiêu chảy cho người bệnh.

5 bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng bằng ngải cứu cũng được nhiều người quan tâm và thực hiện

Để gia tăng hiệu quả chữa trị, bạn đọc có thể kết hợp sử dụng ngải cứu với các loại thảo dược khác. Các bài thuốc thường được sử dụng như:

Bài thuốc 1: Ngải cứu, trường bì, gừng và nhục đậu khấu:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 5g – 10g ngải cứu khô, 10g trường bì, 25g nhục đậu khấu cùng với gừng tươi 20g.
  • Nguyên liệu rửa sạch bụi bẩn rồi cho vào nồi, đổ 800ml lọc rồi tiến hành đun trên lửa vừa.
  • Đến khi thấy nước thuốc cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia phần nước thuốc thành 3 lần, sử dụng hết trong ngày.
  • Áp dụng bài thuốc liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày để đẩy lùi triệu chứng viêm đại tràng thể lỏng.

Bài thuốc 2: Ngải cứu, gạo tẻ và đường đỏ:

  • Nguyên liệu gồm có 25g ngải cứu, 15g gạo tẻ sao vàng, 15g đường đỏ.
  • Ngải cứu rửa sạch, cho tất cả nguyên liệu vào ấm nấu với 1 lít nước.
  • Đun trên lửa vừa đến khi nước cạn còn khoảng 250ml, tắt bếp.
  • Chắt nước thuốc chia thành các phần uống trong ngày, mỗi ngày 1 tháng đến khi bệnh thuyên giảm.

4. Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng bằng củ gừng

Gừng có tính ấm, chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Do đó từ lâu, củ gừng đã được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng với củ gừng đã không còn xa lạ với nhiều người.

5 bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Gừng có tính ấm, chứa nhiều chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ giúp chữa viêm đại tràng thể lỏng

Nhờ tính ấm, gừng xoa dịu cảm giác khó chịu, giúp người bệnh cầm tiêu chảy hiệu quả, làm ấm bụng, giảm đau. Ngoài sử dụng riêng củ gừng, bạn đọc có thể kết hợp một số thảo dược khác để gia tăng hiệu quả chữa trị. Dưới đây là các bài thuốc đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Dùng trà gừng:

  • Sử dụng 1 củ gừng tươi, sau đó gọt vỏ rồi thái thành nhiều lát mỏng.
  • Cho vài lát gừng vào ấm nước sôi hãm trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Uống trà gừng khi nhận thấy triệu chứng khó chịu.

Bài thuốc 2: Dùng gừng, lá trà và giấm:

  • Nguyên liệu gồm có 120g gừng tươi, 5g trà khô, 20g giấm táo.
  • Đem lá gừng và trà khô sắc cùng với 400ml nước.
  • Đun trên lửa vừa đến khi nước cạn còn khoảng 300ml cho thêm giấm vào.
  • Cho nước thuốc sôi thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp, đổ nước thuốc ra bát chia thành 3 lần uống trong ngày.

Ngoài hỗ trợ khắc phục triệu chứng viêm đại tràng, bạn có thể dùng gừng chữa các bệnh lý khác như hạ mỡ máu, chữa ho, giải cảm,….

5. Chữa viêm đại tràng thể lỏng bằng lá ổi

Lá ổi non có vị chát, giúp cầm tiêu chảy khá tốt. Do đó, từ xưa nhiều người đã sử dụng lá ổi để chữa trị chứng tiêu chảy do viêm đại tràng thể lỏng gây ra. Bạn có thể tìm hái lá ổi ở nhiều nơi, giúp tiết kiệm chi phí điều trị, đồng thời khá an toàn phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh.

5 bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Lá ổi non có vị chát, giúp chữa trị chứng tiêu chảy do viêm đại tràng thể lỏng gây ra

Trong lá ổi còn chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ quá trình loại bỏ các vi sinh vật gây hại cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá ổi như sau:

Bài thuốc 1: Nhai lá ổi:

Khi nhận thấy bụng khó chịu, đi ngoài phân lỏng thường xuyên nhưng mức độ nhẹ, bạn có thể rửa sạch vài lá ổi non, sau đó nhai trực tiếp với một ít muối hạt. Sau đó uống nước giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu, cách làm nên áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài thuốc 2: Lá ổi, gừng và vỏ quýt khô:

  • Nguyên liệu gồm có 20g lá ổi non, gừng 10g và 10g vỏ quýt khô.
  • Lá ổi rửa sạch để ráo nước sau đó sao vàng, gừng nướng chín.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 400ml nước đến khi cạn còn 1/4.
  • Chắt nước thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Lá ổi non, củ sả, củ riềng:

  • Nguyên liệu chuẩn bị gồm 20g lá ổi non, 16g củ sả và 8g củ riềng.
  • Rửa sạch nguyên liệu để ráo nước, sau đó sao vàng tất cả.
  • Cho vào trong ấm nấu lấy nước uống mỗi ngày.

Trên đây là các bài thuốc chữa viêm đại tràng được sử dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo. Nhằm đảm bảo an toàn, chuyên gia luôn khuyến khích người bệnh đến gặp bác sĩ thăm khám trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điêu trị nào.

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng

Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến hiện nay, trong đó tỷ lệ người mắc viêm đại tràng thể lỏng ngày càng gia tăng. Bên cạnh áp dụng bài thuốc chữa trị như trên, bạn đọc nên lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng
Kết hợp dùng bài thuốc chữa trị và xây dựng lối sống, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh
  • Chữa viêm đại tràng bằng bài thuốc dân gian áp dụng phù hợp với người mắc bệnh nhẹ. Trường hợp người bệnh có nhiều triệu chứng phức tạp nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bài thuốc gồm các nguyên liệu thiên nhiên lành tính, an toàn tuy nhiên tác dụng chậm hơn sử dụng thuốc tân dược. Do đó, trong quá trình sử dụng bạn đọc nên kiên trì thực hiện.
  • Không lạm dụng, chỉ dùng với liều lượng vừa đủ. Không tự ý kết hợp với các loại thuốc khác để phòng tránh rủi ro gặp phải tương tác thuốc.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua hoạt động thể chất lành mạnh. Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng.
  • Tránh stress, căng thẳng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, thư giãn đầu óc, giữ tinh thần thoải mái giúp bệnh cải thiện hiệu quả.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn những món cay nóng, dầu mỡ,… Bổ sung cho cơ thể rau xanh và trái cây tươi chứa chất xơ và vitamin tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến độ phục hồi của cơ thể. Trường hợp áp dụng mẹo chữa một thời gian không thấy cải thiện nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục.

Trên đây là các thông tin về bệnh và một số bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng được sử dụng hiện nay. Phương pháp dùng thảo dược thiên nhiên lành tính, áp dụng cho đối tượng viêm nhiễm nhẹ. Nếu bạn đọc nhận thấy cơ thể có các triệu chứng khó chịu nặng nề nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị bằng phương pháp chuyên sâu hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983 845 445

Tin mới

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa Sáng Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Ăn Gì? Bác Sĩ Gợi Ý

Bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung những gì là...
Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Trào Ngược Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? 3 Món Từ Gạo Nếp Tốt

Xôi và các món ăn từ gạo nếp chinh phục khẩu vị của rất nhiều...
Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ do đâu?

Đi Ngoài Ra Máu Sau Phẫu Thuật Trĩ – Nguyên Nhân Do Đâu?

Đi ngoài ra máu sau phẫu thuật trĩ khiến bệnh nhân lo lắng. Theo các...