9 Bài Tập Giúp Tăng Cường Chức Năng Thận Hiệu Quả
Theo dõi Viện y dược dân tộc trên
Chà xát vành tai, xoa gan bàn chân, massage hông,… là các bài tập giúp tăng cường chức năng thận được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Việc tập luyện đều đặn mỗi ngày không chỉ hỗ trợ chức năng hoạt động của thận mà còn giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khoẻ tổng thể.
Tác dụng các bài tập tăng cường chức năng thận
Theo Y học hiện đại, thận là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể có nhiệm vụ chính là lọc máu, thanh lọc và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Quá trình đào thải độc tố diễn ra tại thận, thải độc thông qua nước tiểu. Khi đó, môi trường axit-bazo được cân bằng và giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.

Còn trong Y học cổ truyền, thận là bộ phận khởi nguồn cho sự sống. Bên cạnh đó, cơ quan này còn có chức năng cung cấp sinh lực, năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn được xem là nơi sản sinh các hormone có lợi có cơ thể giúp tạo ra các tế bào máu, duy trì sự sống.
Do đó, khi chức năng thận suy giảm, gặp vấn đề, các hoạt động hàng ngày của cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng. Ngoài ra, tình trạng thận suy yếu còn dẫn đến mất cân bằng khí huyết âm dương và làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe. Khi đó, các tác động từ bài tập sẽ giúp tăng cường chức năng thận, cải thiện tình trạng thận suy yếu đáng kể. Bên cạnh đó, việc tập luyện đúng cách và thường xuyên còn giúp nâng cao thể trạng, phòng ngừa một số bệnh lý liên quan đến thận.
Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, phương pháp tập luyện thể dục chữa bệnh thận có thể tác động và làm cải thiện các cơ, giảm nồng độ Cholesterol trong máu, cân bằng huyết áp, cải thiện chất lượng giấc ngủ và kiểm soát cân nặng của cơ thể ở mức ổn định. Hơn nữa, việc áp dụng các bài tập phù hợp còn giúp kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu, tăng lượng máu trong cơ thể.
Theo các chuyên gia, bạn cần lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng, có cường độ vừa phải lại mang lại hiệu quả trong cải thiện chức năng thận. Cụ thể như các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập aerobic,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
9 Bài tập giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả
Thực tế cho thấy, việc thường xuyên vận động, áp dụng các bài tập đơn giản có thể mang lại hiệu quả trong cải thiện chức năng hoạt động của thận, đồng thời ngăn ngừa một số bệnh lý về thận thường gặp như suy thận, thận yếu,…
Dưới đây là một số bài tập thường được áp dụng trong cải thiện chức năng thận:
1. Bài tập chà sát vành tai
Theo tài liệu Đông y, thận là bộ phận quan trọng được xem là trung tâm điều hoà cơ thể. Để có thể duy trì chức năng thận cũng như cải thiện một số vấn đề liên quan đến thận, bạn có thể tác động lên vành tai. Bởi đây là bộ phận chứa nhiều huyệt vị liên quan đến thận. Do đó, người bệnh có thể cải thiện tình trạng thận yếu cũng như tăng cường chức năng thận thông qua massage quanh vành tai.

Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng 2 ngón tay ở mỗi bàn tay massage nhẹ nhàng vành tai đến khi cảm nhận nóng lên
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút
Bài tập chà sát vành tai tăng cường chức năng thận giúp tăng tuần hoàn máu, từ đó cung cấp lượng máu cần thiết đến cơ quan này.
2. Massage vùng bụng dưới và thắt lưng
Phần bụng dưới và thắt lưng nằm gần kề thận, bao bọc và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyến khích các bài tập tác động lên khu vực thắt lưng, bụng dưới để kích thích quá trình lưu thông khí huyết, từ đó giúp cải thiện và tăng cường chức năng thận, đồng thời hỗ trợ điều trị thận yếu, suy thận.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chà xát 2 lòng bàn tay đến khi cảm nhận nóng lên thì xoa bóp nhẹ nhàng vào vùng bụng dưới, kế đến là 2 bên lưng và hông. Kiên trì áp dụng từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 20 phút để cảm nhận hiệu quả.
- Ngoài ra, sau mỗi lần đi tiểu, bạn cung có thể chà xát 2 lòng bàn tay khoảng 35 lần để tạo nhiệt rồi xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng thắt lưng để giúp tăng cường chức năng thận.
3. Bài tập bịt hai tai
Việc áp dụng bài tập bịt 2 tai được các chuyên gia đánh giá cao trong việc cải thiện chức năng thận. Bên cạnh đó, bài tập này còn giúp thư giãn não bộ, khắc phục hiệu quả tình trạng cao huyết áp, nâng cao tinh thần, giảm ù tai gây chóng mặt, hoa mắt.

Cách thực hiện: Để thực hiện bài tập này, bạn chỉ cần dùng tay bịt kín 2 bên tai trong 5 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, áp dụng đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
4. Massage gan bàn chân tăng cường chức năng thận
Theo ghi chép Đông y, gan bàn chân là nơi hội tụ của nhiều huyệt vị trong cơ thể. Trong đó, huyệt Dũng Tuyền ở gan bàn chân có mối liên hệ mật thiết đến thận. Đây cũng được xem là huyệt vị tập trung nhiều khí độc trong cơ thể. Do đó, bài tập massage gan bàn chân sẽ hỗ trợ tích cực quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, làm giảm áp lực lên thận, từ đó cải thiện chức năng của cơ quan này đáng kể.
Cách thực hiện:
- Sau khi xác định vị trí của huyệt Dũng Tuyền, bạn dùng tay day ấn nhẹ nhàng vào huyệt vị và massage đều cả gan bàn chân.
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần
- Mỗi lần massage trong vòng 30 phút để đạt được kết quả tốt nhất
5. Cải thiện chức năng thận với bài tập kiễng chân
Bài tập kiễng chân khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chức năng phổi, tim mạch, thần kinh, nhất là chức năng thận thông qua cơ chế kích thích hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể.

Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng người, từ từ nâng gót chân lên khỏi mặt đất rồi sau đó hạ xuống.
- Lặp lại động tác trong vòng 3 phút
- Có thể kết hợp đi kiễng chân để kích thích các huyệt vị dưới lòng bàn chân nhằm mang lại hiệu quả cải thiện chức năng thận tốt hơn.
Tuy nhiên, với bài tập này nên lưu ý áp dụng những trường hợp gặp các vấn đề về xương khớp hoặc đang hành đau nhức. Đặc biệt, trong quá trình tập luyện chỉ nên tập vừa sức, tránh tập quá mạnh vì có thể gây ra những tổn thương ngoài ý muốn.
6. Bài tập úp tay vào lưng
Việc thực hiện động tác úp tay vào lưng có thể cải thiện chức năng thận đáng kể cũng như những cơ quan khác ở dưới rốn. Theo đó, bạn có thể áp dụng bài tập này vào buổi tối trước khi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị ở tư thế nằm thẳng người, dùng 2 mu bàn tay tựa lên thắt lưng trong vòng 5 – 10 phút. Kết hợp thư giãn trong vòng 30 giây.
- Sau đó lặp lại động tác vài lần nữa để đạt hiệu quả tốt nhất
- Lúc đầu có thể sẽ gây ra cảm giác tê nhức. Tuy nhiên nếu thực hiện vài ngày thì cảm giác này sẽ biến mất.
7. Tăng cường chức năng thận với bài tập đầu ngón tay út
Bài tập với đầu ngón tay út được đánh giá cao trong việc cải thiện và tăng cường chức năng thận. Động tác bài tập này khá đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc. Theo các chuyên gia, ngón tay út là nơi tập trung nhiều dây thần kinh, đồng thời là cửa ngõ lưu thông khí huyết đến cơ quan nội tạng.
Không những vậy, ngón tay út còn có mối liên hệ mật thiết với thận và kết nối chặt chẽ với bàng quang. Do đó, khi tác động huyệt ở ngón tay đúng cách và thường xuyên có thể mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường chức năng thận, đồng thời hỗ trợ một số bệnh lý ở cơ quan này.

Hướng dẫn thực hiện:
- Ngâm bàn tay với nước ấm để giúp thư giãn các mạch máu
- Kế đến ấn nhẹ đầu ngón tay út của bàn tay trái và xoa bóp khoảng 10 – 20 lần
- Thực hiện tương tự với bên ngón tay út còn lại
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
8. Bài tập nắm chặt tay
Các chuyên gia đánh giá cao bài tập nắm chặt tay trong việc cải thiện, tăng cường chức năng thận thông qua cơ chế giữ lại tinh khí trong cơ thể. Bên cạnh đó, động tác này còn giúp bổ sung nguyên khí đến thận, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng thận suy yếu, nâng cao thể trạng,
Các thực hiện: Đặt ngón tay cái vào giữa lòng tay sau đó gặp 4 ngón tay còn lại vào rồi giữ chặt ngón cái, giữ động tác trong vòng 5 phút rồi thả lỏng tay. Thực hiện động tác vài lần rồi kết thúc bài tập. Kiên trì áp dụng 2 lần/ ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
9. Bài tập ấn huyệt Thái Khê
Ấn huyệt Thái Khê là một trong những bài tập giúp tăng cường, cải thiện chức năng thận hiệu quả, phù hợp với những trường hợp bị suy giảm chức năng thận, mắc các bệnh về thận. Bên cạnh đó, áp dụng bài tập này thường xuyên và đúng cách còn giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể, làm tan quầng thâm mắt, tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng nghe, nhìn.

Hướng dẫn thực hiện:
- Huyệt Thái Khê được xác định nằm ở ngay dưới mắt cá chân bên trong, vùng lõm gần khu vực gót chân
- Sau khi xác định chính xác huyệt vị thì dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào huyệt với một lực vừa phải và giữ trong vòng 3 – 5 phút sau đó thả lỏng
- Lặp lại thao tác liên tục trong vòng 20 phút là được
Lưu ý khi thực hiện các bài tập giúp tăng cường chức năng thận
Việc thực hiện các bài tập phù hợp được đánh giá cao trong việc cải thiện và tăng cường chức năng thận, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị suy thận giai đoạn đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, tập luyện đều đặn mỗi ngày còn giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khoẻ tổng thể và nâng cao thể trạng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Việc tập luyện, vận động mỗi ngày với mục đích cải thiện chức năng thận cần được duy trì trong thời gian dài, không quá vội vã, nhất là tập luyện quá sức dẫn đến tác động xấu đến sức khoẻ.
- Bạn cần cân chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, làm việc quá sức. Bên cạnh đó, cần kiểm soát lượng đạm cơ thể tiêu thụ mỗi ngày. Trong trường hợp gặp các vấn đề về thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể, cải thiện chức năng thận. Hạn chế các thực phẩm làm tăng áp lực thận cũng như các chất độc hại.
- Mỗi ngày uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước để hỗ trợ quá trình thanh lọc, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm nước ép các loại rau củ để cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Hạn chế các loại gia vị như muối, đường vì có thể làm tăng áp lực lên thận.Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng thận và hình thành sỏi thận.
- Chủ động kiểm tra sức khoẻ định kỳ cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về lộ trình tập luyện nhằm đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả trong việc tăng cường chức năng thận hiệu quả.
Bài tập đã tổng hợp 9 bài tập giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả cũng như một số lưu ý trong quá trình tập luyện. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!