Bài Tập Giảm Hội Chứng Ruột Kích Thích hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Áp dụng các bài tập giảm hội chứng ruột kích thích đơn giản như Yoga, tập đi bộ hoặc tập thở,… giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu. Việc tập luyện đúng cách và đều đặn còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Các bài tập giảm hội chứng ruột kích thích đơn giản
Thể dục thể thao là một trong những thói quen lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe, đồng thời còn có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Việc lựa chọn bộ môn thể dục, động tác, bài tập phù hợp với thể trạng, tình hình sức khỏe mang lại nhiêu lợi ích. Trong điều trị bệnh, thực hành luyện tập đúng cách giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe hơn những bệnh nhân khác.

Theo đó, người mắc hội chứng ruột kích thích cũng được khuyến khích nên tham gia tập thể dục thường xuyên và đều đặn. Các bài tập giảm hội chứng ruột kích thích được xây dựng dựa trên mục tiêu giảm áp lực đường ruột, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thuận lợi, ổn định hơn.
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích gây ra như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy,… liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của đường ruột bởi nhiều yếu tố tác động bên trong lẫn bên ngoài. Trường hợp không điều trị, triệu chứng ngày càng nặng nề sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác cho người bệnh.
Tập thể dục là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân. Các động tác chuyển động phù hợp giúp quá trình tiêu hóa trở nên trơn tru, giảm bớt áp lực cho đường ruột, cải thiện các triệu chứng như táo bón, chướng bụng, đầy hơi,…
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, bạn đọc có thể tham khảo các bài tập giảm hội chứng ruột kích thích dưới đây:
Tập đi bộ
Đây là một trong những sự lựa chọn nhẹ nhàng, phù hợp cho người mới bắt đầu luyện tập. Hình thức đi bộ quãng ngắn hoặc dài, nâng cao dần theo tình trạng sức khỏe giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy hệ tiêu hóa ổn định hoạt động. Ngoài ra, đi bộ không đòi hỏi người bệnh chuẩn bị dung cụ cầu kỳ, đồng thời động tác thực hiện cũng đơn giản.

Đều đặn đi bộ mỗi ngày giúp người bệnh thúc đẩy nhu động ruột, bên cạnh đó còn giúp cơ thể thư giản, giảm bớt căng thẳng, áp lực. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm triệu chứng do hội chứng ruột kích thích gây ra. Do đó, đi bộ là một hình thức luyện tập vừa an toàn vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung.
Bên cạnh đi bộ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tham gia các bộ môn thể dục khác như chạy bộ, đạp xe đạp, tập thể dục nhịp điệu, bơi,… Tuy nhiên trước hết người bệnh được khuyến khích thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể để có hướng lựa chọn bộ môn vận động phù hợp.
Bài tập Yoga
Yoga là một trong những bộ môn thể dục lành mạnh, phù hợp với nhiều đối tượng. Đặc biệt, các bài tập Yoga có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp xoa bóp dạ dày, đường ruột,… giảm áp lực cho cơ thể, đẩy mạnh quá trình thải khí, giảm triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra.
Tập đúng cách, đều đặn không chỉ giúp bệnh nhân giảm nhanh triệu chứng, thúc đẩy tiêu hóa mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tham khảo ngay các bài tập có lợi cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm hội chứng ruột kích thích trong Yoga dưới đây:
Tư thế rắn hổ mang
Bài tập giảm hội chứng ruột kích thích được thực hiện phổ biến hiện nay. Tư thế tác động lên vùng bụng, giúp săn chắc, giảm mệt mỏi và căng thẳng, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn. Khi thực hiện tư thế này, cơ gân kheo, cơ mông, cơ delta, cơ tam đầu và cơ trước hoạt động, giúp cơ thể dẻo dai hơn. Thực hiện theo các động tác:

- Vào tư thế hạ đầu gối xuống đất, chống hai tay lên mặt sàn, hướng mặt xuống, kéo người về phía sau.
- Sau đó từ từ hít vào, nâng người duỗi ra trước, đầu hướng lên trên, phần thân trên rướn cao, chân duỗi thẳng (thực hiện như hình).
- Giữ tư thế trong khoảng 5 nhịp thở chậm và đều, xiết cơ mông và bụng.
- Thở ra, từ từ thả bụng và trở về tư thế ban đầu, tập thêm 3 – 5 lần.
Tư thế cây cầu
Đây cũng là tư thế Yoga được nhiều người yêu thích, phù hợp với người đang mắc hội chứng ruột kích thích. Tư thế cây cầu tác động vào phần bụng, đồng thời cũng tốt cho mông và hông trên. Thực hiện bài tập theo các bước sau:
- Người bệnh nằm ngửa, dựng đầu gối, hai chân đặt rộng bằng vai.
- Hai cánh tay thẳng, lòng bàn tay úp xuống mặt sàn.
- Hít sâu, nâng từ từ phần lưng và mông lên trên sao cho cơ thể thẳng hàng.
- Giữ trong khoảng 30 giây, thở đều, chậm.
- Sau đó thả người trở về từ thế ban đầu từ từ.
- Lặp lại động tác 10 – 15 lần.
Tư thế Supine Twist
Supine Twist hay còn gọi là tư thế vặn người. Tư thế này tác động đến vùng hông, bụng, giúp hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng của tình trạng rối loạn chức năng đại tràng, tiêu hóa khó. Đồng thời, bài tập còn giúp giảm đau lưng dưới, lưng trên, giảm áp lực cho cột sống. Thực hiện:

- Người bệnh vào tư thế nằm ngửa trên thảm tập, lưng giữ thẳng, đầu gối khép vào nhau, đặt chân sát nhau.
- Hai tay dang rộng, cơ thể lúc này như hình chữ T, hoặc người bệnh cũng có thể đan hai tay đặt sau đầu.
- Từ từ di chuyển hai đầu gối về phía ngực, rồi hạ hai đầu gối về phía bên phải.
- Lúc này, đầu quay sang trái, phần lưng cố định, giữ trong 3 giây.
- Tiếp đến đưa chân trở về tư thế cũ, lặp lại với bên chân ngược lại.
Tư thế xả gió
Tư thế có tác dụng làm dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày, đường ruột, hỗ trợ đại tiện thuận lợi. Đây cũng là bài tập giảm hội chứng ruột kích thích được áp dụng rỗng rãi, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Thực hiện động tác như sau:
- Nằm ngửa, dang rộng hai tay, chân duỗi thẳng thoải mái.
- Tiếp đến hít vào một hơi rồi thở ra, kéo hai đầu gối áp vào ngực, hai tay chắp lại ôm nhẹ hai chân.
- Lúc này bạn giữ phần lưng ép sát mặt sàn, giữ trong vài giây rồi duỗi ra trở về từ thế cũ.
- Khi luyện tập bạn giữ hơi thở chậm và sâu, lặp lại động tác thêm vài lần nữa.
Half Lord of the Fish
Half Lord of the Fish là tư thế Yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với tư thế này, phần thân trên sẽ xoắn nhẹ kích thích cơ quan tiêu hóa vận hành tốt hơn, tăng tính giải độc cho cơ thể. Đặc biệt, Half Lord of the Fish còn tốt cho gan, thận.

Trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy nên tập nhẹ nhàng để tránh tình trạng đại tiện phân loãng diễn ra ầm ĩ hơn. Thực hiện động tác sau:
- Ngồi duỗi thằng chân trên sàn, cột sống lưng thẳng.
- Tiếp đến gập chân phải chạm sàn phía, đặt chân ngoài đầu gối trái sao cho các ngón chân phải hướng về phía trước.
- Sau đó, người bệnh gập gối chân trái sao cho bàn chân trái đưa ra ngoài mông.
- Lúc này rìa ngoài bàn chân trái cũng tiếp xúc với sàn.
- Tay trái vòng qua đầu gối phải, ôm vào má trong bàn chân hoặc cổ chân phải, bàn chân phải.
- Tay phải đặt ra sau hông phải làm điểm tựa, vặn eo, vai và cổ. (như hình)
- Hít thở đều, giữ tư thế vài giây rồi trở lại tư thế ban đầu, thực hiện với bên còn lại.
Thực hành thở đúng
Bên cạnh các bài tập kể trên, bài tập giảm hội chứng ruột kích thích với thực hành thở đúng cũng mang lại nhiều lợi ích. Không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu, bài tập thở còn giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác, tốt cho hệ tuần hoàn, tăng lưu thông máu.
Đặc biệt, thực hành thở đúng phù hợp với đối tượng mắc hội chứng ruột kích thích do ảnh hưởng bởi yếu tố tinh thần, stress, áp lực,… Do đó, người bệnh có thể tham khảo bài tập sau đây để kiểm soát triệu chứng, giúp cơ thể thoải mái, giảm cảm giác khó chịu:

Thở cơ hoành
Thở cơ hoành hay thở bụng là bài tập hỗ trợ giúp giảm đau bụng, giảm khó chịu khi mắc phải hội chứng ruột kích thích nói riêng và các vấn đề tiêu hóa nói chung khác. Người bệnh thở chậm rãi, sâu để cơ thể bình tĩnh, giảm căng thẳng. Thực hiện theo các bước như sau:
- Người bệnh ngồi trên ghế hoặc cũng có thể nằm thẳng trên sàn, tay đặt lên bụng.
- Hít một hơi thật sâu bằng mũi chậm rãi trong 4 giây, bụng phình ra.
- Tiếp đến thở ra bằng miệng trong 4 giây, bụng hóp lại.
- Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần.
Thở luân phiên bằng mũi
Thở luân phiên bằng mũi giúp thư giãn cơ thể hiệu quả, bài tập thở này được áp dụng rộng rãi trong Thiền và Yoga. Thực hiện theo cách sau:
- Người bệnh ngồi trên ghế hoặc cũng có thể ngồi bắt chéo chân trên sàn, lưng giữ thẳng không cong vẹo.
- Tay trái đặt lên đầu gối trái, tay phải đặt trên mũi.
- Thực hiện thở ra hoàn toàn, dùng ngón tay cái đóng lỗ mũi bên phải lại.
- Hít thờ bằng lỗ mũi bên trái, đổi bên đóng lỗ mũi trái thở bằng lỗ mũi phải.
- Đóng mở và thở ra hít vào đều đặn, nhẹ nhàng.
Trên đây là một vài bài tập giảm hội chứng ruột kích thích, bạn đọc có thể tham khảo. Việc tập luyện thể dục sẽ đạt hiệu quả tốt nếu bạn kết hợp thay đổi thói quen xấu và ăn uống điều độ. Trường hợp gặp phải các triệu chứng nặng nề, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Lưu ý khi áp dụng bài tập giảm hội chứng ruột kích thích
Tập thể dục tốt cho sức khỏe, đối với người mắc hội chứng ruột kích thích cũng mang lại nhiều lợi ích, giúp hỗ trợ ổn định hoạt động tiêu hóa và chức năng đường ruột. Tuy nhiên khi áp dụng các bài tập giảm hội chứng ruột kích thích, bạn nên lưu ý thêm một vài vấn đề:

- Không phải bài tập nào cũng thích hợp với người bệnh. Theo đó, một số bài tập cường độ cao như chạy nhanh, bơi nhanh, đua xe đạp địa hình,… người bệnh không nên tham gia để tránh gây ảnh hưởng tình trạng sức khỏe.
- Xây dựng lịch tập phù hợp, không tập quá sức, nên duy trì tần suất vừa phải.
- Tập đúng kỹ thuật, khi mới luyện tập có thể tham khảo ý kiến của kỹ thuật viên, chuyên gia để thực hành đúng, đảm bảo an toàn và hiệu quả của bài tập.
- Kết hợp tập luyện và ăn uống điều độ. Duy trì thói quen ăn sạch, lành mạnh, bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời hạn chế những món khó tiêu, gây nặng bụng, đầy hơi,….
- Không nên tập ngay sau khi ăn no, nên tập nhẹ nhàng sau 1 – 2 tiếng để tránh tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, trường hợp tập luyện nhận thấy triệu chứng bất thường trở nên nghiêm trọng, bạn hãy thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.
Bài tập giảm hội chứng ruột kích thích là phương pháp hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt,… Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời thông báo nếu cơ thể có biểu hiện lạ để được xử lý, điều chỉnh kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!