Bà Bầu Bị Trào Ngược Dạ Dày: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bà bầu bị trào ngược dạ dày chủ yếu xảy ra vào tam cá nguyệt đầu và cuối của thai kỳ. Tình trạng này khiến thai phụ gặp khó khăn trong ăn uống, lâu dần làm cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Nếu không điều trị sớm, trào ngược dạ dày khi mang thai xảy ra thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa có thể xảy ra với bất kỳ ai. Trong đó, phụ nữ mang thai nằm trong nhóm đối tượng dễ gặp phải chứng bệnh này. Tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày gây ra không ít triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…càng khiến thai phụ mệt mỏi, suy nhược.
Trào ngược dạ dày trong thai kỳ thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố sau đây:
- Kích thước của thai nhi: Thai nhi ngày càng phát triển về kích thước nằm chèn ép lên những bộ phận lân cận, trong có cơ thắt dạ dày, thực quản. Các cơ không còn hoạt động linh hoạt như bình thường khiến cho thức ăn và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày.
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị hại khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Trong đó, vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý tiêu hóa, khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày.
- Hormone thay đổi: Nội tiết tố của phụ nữ có nhiều thay đổi khi thụ thai thành công. Cụ thể, hormone progesterone cao hơn bình thường. Điều này tác động đến cơ thắt thực quản, khiến chúng trở nên mềm và dễ giãn nở hơn, đồng thời xuất hiện kẽ hở. Chính vì nguyên do này, axit và thức ăn có thể bị trào ngược lên thực quản qua kẽ hở, gây cảm giác buồn nôn, nôn ói cho bà bầu.
- Dư cân, béo phì: Phụ nữ khi mang thai thường ăn nhiều hơn với mong muốn con hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Điều này khiến cho cân nặng của thai phụ không ngừng tăng trưởng. Việc không kiểm soát trọng lượng gây dư cân, béo phì khi mang thai là yếu tố dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Bà bầu có thể bị trào ngược dạ dày thường xuyên do sức ép của thai nhi lẫn trọng lượng lên dạ dày thực quản.
- Stress, căng thẳng: Tâm lý thai phụ thường hay thay đổi, không ổn định dưới tác động của nội tiết tố và hormone. Thần kinh chịu áp lực, căng thẳng trong thời gian dài khiến cortisol tiết ra nhiều hơn, chất này gây ảnh hưởng lên vòng cơ thắt thực quản dưới, kích thich sản sinh axit dư thừa. Khi lượng axit tăng lên quá mức kéo theo hiện tượng trào ngược thức ăn, dịch vị từ dạ dày lên trên thực quản.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Mẹ bầu ăn uống và sinh hoạt không hợp lý có thể bị trào ngược dạ dày hoặc gặp một vài vấn đề tiêu hóa khác. Chẳng hạn như ăn đêm muộn, ăn nhiều, ăn đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ,…
- Biến chứng bệnh lý: Một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, xung huyết hang vị dạ dày,…là nguyên nhân gây trào ngược thức ăn. Tùy vào mức độ tổn thương niêm mạc dạ dày mà mẹ bầu sẽ có những triệu chứng khác nhau.
- Những nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày có thể là do những yếu tố sau đây tác động: Hít phải khói thuốc lá thường xuyên, uống rượu bia, mặc quần áo chật, môi trường sống bị ô nhiễm, lạm dụng thuốc chống viêm, thuốc dị ứng hoặc thuốc cao huyết áp,…
Trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu có thể bị nhầm lẫn với chứng ốm nghén thông thường, đặc biệt là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, bệnh tiêu hóa không điều trị về lâu dài có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác, mẹ bầu không nên chủ quan.
Dấu hiệu bà bầu bị trào ngược dạ dày
Bà bầu bị trào ngược dạ dày gặp phải không ít triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, đắng miệng, đau tức thượng vị,…Cụ thể như sau:
- Ợ hơi, ợ chua: Thức ăn không được tiêu hóa hết lên men và hình thành khí trào ngược lên thực quản. Bà bầu thường xuyên có cảm giác ợ hơi, ợ chua, mùi hôi miệng khó chịu. Kèm theo đó là hiện tượng nóng rát cổ họng, đầy bụng khó chịu.
- Buồn nôn, nôn: Ngoài ợ hơi, ợ chua, người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, nôn khi thức ăn cùng với axit dạ dày trào ngược lên trên.
- Khó nuốt: Tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên khiên niêm mạc thực quản bị tổn thương, viêm nhiễm do tiếp xúc axit và thức ăn lên men. Lúc này, thực quản trở nên sưng và phù nề cản trở quá trình ăn uống. Khi nuốt, bà bầu có cảm giác vướng, đau rát cổ họng khá khó chịu.
- Đau thượng vị, tức ngực: Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân khiến vùng thượng vị nóng rát, tức ngực khó chịu.
- Khàn giọng, ho: Trào ngược dạ dày mang theo dịch vị từ dạ dày ngược lên khu vực thực quản. Trong dịch vị lại chứa các loại enzyme như pepsin và axit clohrydic. Chúng là tác nhân gây viêm thanh quản, sưng ngứa, gây ho và khàn giọng ở người bệnh.
Khi nhận thấy những biểu hiện bất thường trên đây xảy ra thường xuyên, thông qua thăm khám thai định kỳ mẹ bầu nên thông báo với bác sĩ. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ can thiệp điều trị bệnh tiêu hóa, trào ngược dạ dày để phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe của hai mẹ con.
Bà bầu bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Bà bầu bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, hiện tượng trào ngược khi mang thai khá phổ biến và thường ít gây nguy hiểm trực tiếp cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp bệnh chuyển biến phức tạp có thể gây ra biến chứng, mẹ bầu không nên chủ quan.
Ở giai đoạn đầu, bà bầu thường cảm thấy khó chịu khi cơn buồn nôn, nôn, mệt mỏi, ợ hơi, ợ nóng,…xảy ra thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn. Trường hợp không can thiệp điều chỉnh giảm trào ngược, tình trạng này có thể khiến thai phụ chán ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng không cung cấp đủ cho thai nhi. Điều này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ mà con nguy hại cho sự phát triển của bé.
Không những thế, nếu trào ngược dạ dày xuất hiện vào ban đêm, bà bầu có thể bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc,…Điều này là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của hai mẹ con. Bà bầu mệt mỏi cơ thể, thiếu ngủ, thai nhi thì chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác.
Trường hợp không kiểm soát triệu chứng trào ngược, bà bầu có nguy cơ đối mặt với các vấn đề khác. Biến chứng do trào ngược dạ dày thường xuyên có thể kể đến bệnh viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm tai,…Không chỉ ảnh hưởng hệ tiêu hóa, thức ăn lên men và dịch vị có thể gây viêm nhiễm dẫn đến các bệnh tai – mũi – họng khác.
Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, nhất là các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, đau bụng,…xảy ra thường xuyên, bà bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ. Dựa vào bệnh lý mà bà bầu gặp phải, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế thấp nhất các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Cách xử lý và phòng ngừa bà bầu bị trào ngược dạ dày
Cơ thể phụ nữ khi mang thai khá nhạy cảm. Trong suốt thai kỳ, bà bầu có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, điển hình là hiện tượng bà bầu bị trào ngược dạ dày. Để khắc phục tình trạng này, chị em nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho cả mẹ và bé. Một vài hướng xử lý trào ngược dạ dày khi mang thai như sau:
Sử dụng thuốc dân gian
Dùng mẹo chữa dân gian an toàn, lành tính phù hợp cho bà bầu. Bạn có thể tham khảo một trong những mẹo chữa dưới đây:
- Dùng nghệ và sữa chua: Nghệ được sử dụng điều trị các bệnh về dạ dày do chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, an toàn cho bà bầu. Kết hợp với sữa chua, chứa nhiều lợi khuẩn giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Bà bầu chỉ cần dùng 1 muỗng tinh bột nghệ cho vào hũ sữa chua ăn mỗi ngày giúp giảm trào ngược dạ dày, cải thiện các triệu chứng khó chịu.
- Dùng nha đam: Nha đam có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, có thể dùng cho phụ nữ đang mang thai. Trong loại cây này chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Cách sử dụng đơn giản, chị em có thể sử dụng nếu nước, làm thạch,…tùy thích.
- Dùng trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ, an thần hiệu quả. Bên cạnh đó, việc uống trà hoa cúc sau 30 phút khi ăn sẽ hỗ trợ giảm ợ hơi, ợ nóng, đau rát thượng vị khó chịu. Uống trà vào buổi tối sẽ giúp thư giản cơ thể, giúp bà bầu dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
- Dùng gừng: Gừng có tính ấm, giúp làm sạch đường tiêu hóa, diệt khuẩn, kháng viêm. Nhờ vào hương thơm đặc trưng, gừng sẽ hỗ trợ giảm nhanh tình trạng buồn nôn, ợ hơi,… khi trào ngược dạ dày. Bà bầu có thể dùng vài lát gừng hãm với nước sôi như hãm trà, sau đó nhấp từng ngụm nhỏ uống từ từ để giảm cảm giác buồn nôn khó chịu. Tuy nhiên không nên sử dụng trà gừng vào buổi tối, không dùng cho trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường, bị loét dạ dày nặng.
- Uống nước dừa: Nước dừa giúp cung cấp nước cho bà bầu, tăng nước ối cũng như giúp bổ sung thêm điện giải, vitamin cho cơ thể. Sử dụng nước dừa khi mang thai giúp bà bầu giảm triệu chứng trào ngược và một vài vấn đề tiêu hóa khác. Do đó, nếu nhận thấy bụng chướng, khó tiêu, bà bầu có thể uống 1 cốc nước dừa để mau chóng cải thiện triệu chứng, xua tan cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bà bầu nên lưu ý, tuyệt đối không dùng nước dừa vào 3 tháng đầu thai kỳ. Có thể uống từ tháng thứ 4, uống mỗi tuần 2 – 3 ly là phù hợp.
Áp dụng mẹo dân gian có hiệu quả chậm nhưng an toàn cho mẹ và bé. Do đó, bà bầu khi bị trào ngược dạ dày có thể tham khảo các cách chữa kể trên. Nếu áp dụng nhưng không nhận thấy triệu chứng thuyên giảm, bà bầu nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn xử lý bằng biện pháp phù hợp hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng có vai trò quan trọng trong việc giảm trào ngược dạ dày khi mang thai cũng như phòng tránh chứng bệnh này, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Do đó, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng bổ sung, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn triệu chứng trào ngược dạ dày tái phát.
Các vấn đề bà bầu cần lưu ý như sau:
- Ăn nhiều rau xanh, bổ sung trái cây để nạp chất xơ, vitamin hỗ trợ cải thiện hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
- Khi mang thai mẹ bầu không nên ăn những món cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn quá chua hoặc quá béo.
- Bên cạnh đó, bà bầu không nên dùng rượu bia, chất kích thích gây hại cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chất kích thích, đồ uống có cồn và ga có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
- Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành nhiều lần ăn với khung giờ nhất định. Điều này giúp hệ tiêu hóa giảm thiểu áp lực, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Không nên ăn quá no, không nên ăn vào ban đêm, sát giờ ngủ, đặc biệt tránh bỏ ăn. Nên duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.
- Không nên vừa ăn vừa uống nước có thể khiến dạ dày rối loạn tiêu hóa. Nếu thấy khát, bà bầu có thể uống nước canh. Để giảm ợ chua có thể uống một lý sữa nhỏ sau bữa ăn.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ bầu cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, trong thai kỳ chị em nên lưu ý vấn đề này. Đồng thời, khi có chế độ ăn uống lành mạnh, bà bầu cũng tránh được nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, nhất là hiện tượng trào ngược dạ dày khó chịu.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, bà bầu nên thay đối thói quen sinh hoạt hàng ngày để giảm trào ngược dạ dày thực quản. Một số vấn đề như:
- Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn 20-30 phút, không nằm ngủ ngay khi ăn no.
- Kê cao đầu hơn bụng khi ngủ giúp bà bầu ngủ ngon giấc, tránh trào ngược dạ dày về đêm. Tư thế tốt cho bà bầu là nằm kê chân, kê bụng, nghiêng trái tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động.
- Duy trì cân nặng phù hợp, tránh dư cân béo phì khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực trong thời gian dài.
- Tránh nơi có khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại để bảo vệ sức khỏe, sự phát triển của thai nhi.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh khi mang thai,…
Việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe cho bà bầu, bên cạnh đó sẽ góp phần đẩy lùi triệu chứng trào ngược dạ dày. Nhờ có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, bà bầu đồng thời cũng phòng ngừa các rủi ro bệnh tái phát hay biến chứng nguy hiểm.
Dùng thuốc khi cần thiết
Sử dụng thuốc trong giai đoạn mang thai không được khuyến khích. Tuy nhiên, một số trường hợp, bác sĩ bắt buộc phải can thiệp điều trị bằng thuốc Tây để kiểm soát, phòng biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, dựa trên kết quả chẩn đoán đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bà bầu không tự ý sử dụng thuốc tân dược nếu chưa được người có chuyên môn hướng dẫn, chỉ định. Bởi, việc dùng sai thuốc, quá liều có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ sau này. Các thuốc trị trào ngược dạ dày như thuốc kháng axit, bảo vệ niêm mạc, bơm proton, kháng H2 được chỉ cho từng trường hợp cụ thể.
Bà bầu bị trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp, do nhiều yếu tố tác động gây nên. Để điều chỉnh khắc phục, ngoài thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, bà bầu có thể tận dụng một số mẹo chữa dân gian lành tính. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, trước khi áp dụng biện pháp điều trị nào, bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!