Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? Cách chữa nhanh nhất

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Tình trạng đau dạ dày trong giai đoạn mang thai là vấn đề mà nhiều thai phụ gặp phải. Vậy khi bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Cùng tham khảo những cách chữa đau dạ dày an toàn cho bà bầu dưới đây nhé.

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào?

Để trị đau dạ dày cho bà bầu hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi, một vài tips sau đây thường được sử dụng và cho hiệu quả khá cao:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học

Đây là vấn đề quan trọng mà thai phụ nào cũng cần lưu ý, đặc biệt là những người có tần suất đau dạ dày thường xuyên khi mang thai. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ giúp giảm biểu hiện các cơn đau mà còn bảo vệ sức khỏe cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Bà bầu bị đau dạ dày cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học
Bà bầu bị đau dạ dày cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ ăn khoa học cho mẹ bầu cần:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết và thực phẩm tốt cho hoạt động của dạ dày như các loại thực phẩm mềm, luộc, hấp,.. để dễ tiêu hóa
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn chín, uống sôi
  • Tránh quá đói hoặc ăn quá no, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Hạn chế những món nhiều chất vị gia, nhiều dầu mỡ
  • Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, cà phê,….
  • Không dùng thực phẩm cay nóng hoặc chứa nhiều axit (đồ chua)
  • Khuyến khích ăn hải sản thường xuyên để bổ sung kẽm cho thai nhi
  • Tránh vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn,….

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Nếu những cơn đau dạ dày “đeo bám” thường xuyên, bạn nên thay đổi những thói quen không tốt bằng cách:

  • Ngủ đủ giấc và đúng giấc, 8 tiếng/ngày và nên ngủ trước 10 giờ tối, thức giấc không sớm hơn 5 giờ sáng
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
  • Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như thiền, yoga, hít thở, đi bộ,…
  • Không dùng chất kích thích và thuốc lá

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? – Hạn chế lo âu, căng thẳng

Tâm trạng của thai phụ rất quan trọng, nếu để tình trạng stress thường xuyên diễn ra sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí gây ra trầm cảm sau sinh. Để chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai hiệu quả, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, khuây khỏa đầu óc. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ và phải tránh tối đa tính trạng lo âu kéo dài.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Khi mang thai, mẹ bầu không được khuyến khích sử dụng các loại thuốc vì tác dụng phụ của thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy mà các mẹo chữa dân gian được nhiều người tìm đến vì nguyên vật liệu lành tính.

Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

Cách chữa đau dạ dày khi mang thai với nghệ

Nghệ là loại thảo dược chứa hàm lượng oxy hóa và dược tính mạnh mẽ. Hàm lượng Curcumin trong nghệ có tác dụng ngăn chặn oxy hóa, chống viêm và bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các hại khuẩn

Dùng nghệ chữa trị có thể giảm tần suất và mức độ các cơn đau dạ dày. Cải thiện các triệu chứng tiêu hóa kém như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,… Hơn thế nữa, nghệ có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, nhờ đó mà có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn Helicobacter Pylori – một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày.

Bên cạnh đó, nghệ còn giúp mẹ bầu bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như vitamin A, C, K,….

Mẹ bầu có thể chữa đau dạ dày với nghệ
Mẹ bầu có thể chữa đau dạ dày với nghệ

Cách thực hiện:

  • Hoà tan 2 thìa cà phê bột nghệ trong 150ml nước ấm
  • Có thể cho thêm ít mật ong để tăng hương vị
  • Uống 2 lần trong ngày, trước mỗi bữa ăn 30 phút
  • Mẹ bầu có thể dùng nghệ để chế biến các món ăn.

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? – Uống trà hoa cúc để giảm triệu chứng

Trà hoa cúc là loại trà thảo mộc được đánh giá cao về tác dụng tăng cường sức khỏe cho người dùng. Đặc biệt, trà hoa cúc giúp cải thiện rất tốt tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu

Thức uống này có tác dụng giảm đau, chống viêm cũng như chống các cơn co thắt nhờ các hoạt chất có trong hoa cúc. Thoi quen nhâm nhi trà hoa cúc còn hỗ trợ mẹ bầu xua tan căng thẳng, thoải mái tinh thần và cải thiện giấc ngủ

Trà hoa cúc giảm triệu chứng đau dạ dày ở mẹ bầu
Trà hoa cúc giảm triệu chứng đau dạ dày ở mẹ bầu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm hoa cúc khô hãm với nước sôi
  • Đợi đến hoa cúc ra hết hoạt chất và nước nguội bớt thì dùng
  • Uống trước khi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng

Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu với dầu dừa

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào? Có thể dùng dầu dừa để giải đáp thắc mắc này

Đây là nguyên liệu rất quen thuộc trong công tác chăm sóc da của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, dầu dừa còn có công dụng trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh dạ dày như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém,…

Dầu dừa là nguyên liệu lành tính và an toàn cho thai phụ. Theo nghiên cứu, nồng độ Acid Lauric có trong dầu dừa ức chế hoạt động các tác nhân gây bệnh rất tốt. Đồng thời hỗ trợ phục hồi và làm lành niêm mạc dạ dày.

Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu với dầu dừa
Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu với dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Uống trực tiếp 1 thìa dầu dừa trước bữa ăn 30 phút để các axit béo bao phủ và bảo vệ dạ dày
  • Hoặc bạn có thể hòa 1 thìa dầu dừa với 100ml nước ấm, dùng ngay khi bị đau. Cách này có thể dùng trước bữa ăn nếu không quen uống dầu dừa trực tiếp

Trà gừng giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai

Gừng chứa hoạt chất Tecpen và Oleoresin dồi dào, hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm và cải thiện các cơn đau thắt dạ dày hiệu quả.

Các hợp chất như 6-Zingiberol, Methadone, tinh dầu,… trong gừng có khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin – một thành phần trung gian gây viêm nhiễm.

Hơn thế nữa, khi mẹ bầu dùng trà gừng, hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt hơn giúp giảm đáng kể được biểu hiện ốm nghén.

Trà gừng giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai
Trà gừng giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày khi mang thai

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 1/2 củ gừng và thái nhỏ
  • Hãm với nước sôi (khoảng 200ml) trong 15 phút.
  • Có thể thêm một ít đường phèn hoặc mật ong để dễ uống hơn
  • Dùng trực tiếp khi trà còn ấm
  • Khuyến khích dùng liên tục 15 đến 30 ngày để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
  • Trong quá trình điều trị, mẹ bầu nên theo dõi thường xuyên biểu hiện của cơ thể. Liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường để được điều trị kịp thời.

Bà bầu cần lưu ý gì khi bị đau dạ dày?

Phụ nữ khi mang thai không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên khi điều trị đau dạ dày cũng có phần khó khăn. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện dồn dập và dữ dội, mẹ bầu có các dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa nhiều, ra máu bụng dưới, kén ăn, chóng mặt hay thậm chí là ngất xỉu. Lúc này cần đưa thai phụ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị

Sinh con là cả hành trình gian nan và vất vả. Lúc này, sức đề kháng và hệ miễn dịch vị suy giảm đáng kể nên rất dễ mắc nhiều bệnh lý. Do đó mà mẹ bầu phải luôn duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học nhằm phòng chống bệnh và đẩy lùi các cơn đau.

Đau dạ dày ở phụ nữ mang thai không thuộc bệnh nan y nên thai phụ có thể tạm ngưng điều trị với thuốc. Sau khi sinh con và cho con bú, mẹ bầu có thể tìm gặp bác sĩ để thăm khám lại tình trạng bệnh và điều trị dứt điểm.

Trên đây là những lưu ý cũng như những cách chữa trị để giải đáp thắc mắc: bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào?. Với những tường hợp cơn đau xuất hiện liên tục và dữ dội, người bệnh cần chủ động tìm gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Huyết Mạch Khang – Sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu ƯU VIỆT nhờ bảng thành phần độc đáo

Với thành phần 100% thảo dược với đặc tính hoạt huyết mạnh, dễ dàng phá...

Dự Án Bảo Vệ Tim Mạch Việt Nam Tuyên Truyền Sức Khỏe Cho Phụ Nữ Hải Dương Về Rối Loạn Mỡ Máu

Nằm trong chuỗi các hoạt động của dự án Bảo vệ Tim mạch Việt Nam...
Viện Y dược Cổ Truyền Dân Tộc nghiên cứu và phát triển phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Nghiên Cứu Và Phát Triển Phương Pháp Chữa Bệnh Không Dùng Thuốc

Viện Y dược Cổ truyền Dân tộc đã và đang thực hiện nhiều công trình...